LTS: Bài viết sau đây là ý kiến của một người đang sống tại Hà Nội, tác giả viết "tôi luôn theo sát sự phát triển của đất nước và những thách đố mà đất nước và người dân đang phải đối diện, trong đó có các vấn đề liên quan tới các người bất đồng chính kiến và các tôn giáo. Tôi kính gửi tới qúi vị bài viết của tôi kèm theo email như một đóng góp vào sự giải hòa và phát triển của cả đất nước trong tiến trình chấm ngoại xâm và sự đe dọa của Trung Quốc và mang lại giải pháp cho các tranh chấp giữa các tôn giáo và Nhà nước".
Hóa Giải Chiến Tranh Bằng Hòa Giải Dân Tộc
Trang mạng Sina – một trang mạng thông tin rất phổ biến được sự kiểm duyệt của chính phủ cộng sản Trung Quốc vừa tung lên một loạt bài viết đe dọa chiến tranh với Việt Nam. Động thái nhắc nhở đe dọa này một lần nữa chứng tỏ tính hẹp hòi, ích kỷ và đầy hiếp đáp của chính quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Trung Quốc thực ra đã nhìn thấy rõ xu hướng phát triển dân chủ và đa nguyên của thế giới nhưng vẫn còn quyến luyến với chính thể độc tài toàn trị vì tham vọng tăng trưởng kinh tế và trở thành cường quốc của mình. Bao lâu còn thâu tóm được thị trường một tỷ ba trăm triệu dân thì chính quyền Trung Cộng còn sức mạnh chèn ép, áp đặt lên các thị trường tự do khác trên thế giới, cũng như “làm luật” với các nhà đầu tư. Chính vì tham vọng này, Trung Cộng hoàn toàn không muốn Việt Nam vượt trước mình trong vấn đề cải cách chính trị, cũng như làm mọi cách để không cho quá trình cải cách chính trị ở Việt Nam tổn hại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế vũ bão của mình.
Đây là đòn thử tâm lý của chính quyền Trung Cộng đối với chính quyền cộng sản Việt Nam. Trước mắt chính quyền Trung Cộng không có một lý do gì để chiến tranh với Việt Nam. Trung Quốc vừa bước ra từ tư cách nước chủ nhà Olympic, cộng đồng quốc tế vẫn đang để mắt dõi theo từng động thái đối nội cũng như đối ngoại của Trung Quốc. Không có một cuộc chiến tranh trong tương lai gần nhưng về lâu dài vẫn tiềm ẩn một cuộc chiến gây hấn bởi Trung Cộng. Việc mải mê với những thành tựu vượt bậc về kinh tế cùng với việc kiên quyết nắm chặt truyền thông thông tin một chiều trong Hoa đại lục là một nguy cơ dẫn giới trẻ Trung Quốc xa vào chủ nghĩa dân tộc quá khích hay chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên việc bưng bít tin tức của các chế độ cộng sản ngày nay không còn hiệu lực như trước nữa! Thế vận hội Olympic là một điển hình. Một đàng Trung Quốc muốn giới thiệu một quốc gia đang phát triển và muốn thông thương với thế giới, đang khi đó họ không muốn phơi bầy những cái tồi tệ trong guồng máy cai trị độc tài của họ. Dù có che đậy thế nào đi chăng nữa, thế giới cũng nhìn ra những bất toàn của Trung Quốc qua báo chí quốc tế và qua chính người Trung hoa cung cấp những ttin tức về sự thối nát và guồng máy cai trị lỗi thời… Cũng vậy, vụ Thái Hà đã chứng tỏ cho thấy rằng dù chính quyện cộng sản Hà nội đã dùng đủ mọi chiêu thức từ báo chí, truyền thanh, truyền hình, cho đến dọa nạt, bắt bớ, đánh dập, tra tấn, và bêu xấu, kết án, v.v… nhưng vẫn không che dấu nổi sự thật về những gì đang xẩy ra ở Thái Hà. Trong thời buổi truyền thông đốt phá ngày nay, tin tức của các nhóm tư nhân còn nhanh nhẹn và sáng tạo gấp nhiều lần bộ máy tuyên truyền của nhà nước. Một trong những lý do rất dễ hiểu là những người làm cho chính quyền họ làm vì quyèn lợi và vì đồng tiền, còn những người đang cầu nguyện và tranh đấu họ làm dân danh lý tưởng, công lý, sự thật, và nhất là niềm tin tưởng sâu xa rằng chân lý rồi sẽ thắng, nên họ không còn biế sợ sệt và sẵn sang hi sinh cho đại nghĩa.
Dù gì chăng nữa, một sự chuẩn bị xa cho cuộc chiến tiềm ẩn và cũng là làm thất bại đòn thử tâm lý của chính quyền Trung Cộng, là một sự cẩn thận không thừa trong chính trị đối với dân tộc Việt Nam. Điểm nhấn và cũng là khởi đầu của công cuộc chuẩn bị này là tiến trình “hòa giải dân tộc để hóa giải chiến tranh”. Đây không phải là một bài học mới, chính cựu thủ tướng chính quyền cộng sản Việt Nam Võ văn Kiệt đã từng đề cập khi ông còn sống. Một gia sản cho chính quyền cộng sản đương nhiệm đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải vượt qua. Trọng tâm của đường lối hòa giải này nằm ở ba điểm:
1. Hòa giải với kiều bào: Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đa phần là những người tị nạn chính trị, là những người chịu mất mát nhất trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của cộng sản. Gần đây động thái của nhà nước tiến gần đến sự hòa giải với nhận thức kiều bào hải ngoại là “một phần máu thịt của Việt Nam.” Coi kiều bào là một phần máu thịt, là đồng bào, thì chính quyền cũng nên chấp nhận những giá trị chính trị tự do dân chủ mà kiều bào theo đuổi, biểu tượng cho lý tưởng chính trị này là lá cờ vàng ba sọc đỏ bấy lâu nay vẫn là lá cờ tụ nghĩa của người Việt hải ngoại. Sự chia sẻ đó có thể được cụ thể hóa bằng việc công nhận tính đại diện pháp lý bên trong nước cũng như ngoài nước của lá cờ vàng ba sọc đỏ của cộng đồng Việt hải ngoại.
Đây là một bước đi mang tính chiến thuật chính trị trong tiến trình hòa giải dân tộc, cũng như một bước đột phá sáng tạo trong công cuộc cải cách chính trị tại Việt Nam. Các chính trị gia Việt Nam nên nhận chân vấn đề và đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng phái.
Sự hòa giải này là biểu tượng giao hòa giữa người với người.
2. Hòa giải với tôn giáo: Tiến trình hòa giải với các tôn giáo nên cụ thể hóa bằng việc trao lại tất cả đất đai, cũng như quyền tự do quản trị cho tất cả các giáo hội.
Bước đi chiến thuật của tiến trình hòa giải tôn giáo là việc đặt quan hệ ngoại giao với tòa thánh Vatican (đối với giáo hội Công giáo), và trao lại quyền hoạt động và tự quyết cho giáo hội Phật giáo thống nhất.
Tiến trình hòa giải này rất quan trọng vì mang lại niềm phấn khởi và tin tưởng cho các tín đồ tôn giáo chiếm đa phần dân số. Mặt khác xã hội cũng được ổn định, và các tôn giáo cũng có cơ sở để giúp nhà nước lo các vấn đề an sinh xã hội đặc biệt là y tế và giáo dục. Đây là những mảng được cho là tiềm lực của các tôn giáo. Từ đó nhà nước có thể rảnh tay lo toan các chuyện đại sự chống ngoại xâm và tham gia chính trường quốc tế một cách tự tin hơn.
Tiến trình này biểu trưng cho sự hòa giải tâm linh.
3. Hòa giải chính trị: Tiến trình hòa giải với kiều bào, hòa giải với tôn giáo chỉ là hai bước đệm cần thiết dẫn tới tiến trình hòa giải chính trị - tiến trình hòa giải quyết định vì dẫn tới sự biến đổi toàn diện một dân tộc. Hòa giải chính trị không gì khác là một cuộc chuyển đổi thể chế từ thể chế chính trị độc tài toàn trị sang thể chế chính trị đa nguyên đa đảng. Tiến trình hòa giải này có ý nghĩa quyết định trong tiến trình hòa giải dân tộc đặc biệt đặt trong bối cảnh Việt Nam phải đương đầu với một cuộc chiến tiềm ẩn gây ra bởi Trung Cộng.
Sự lãnh đạo độc đoán của Đảng cộng sản quả thực là một ngăn cản làm chậm cho tiến trình hòa giải dân tộc. Đảng cộng sản độc trị cũng là mục tiêu tấn công của những người kích hoạt dân chủ trong nước cũng như ngoài nước. Các chính trị gia Việt Nam nên có những bước đi mang tính đột phá cải cách chính trị. Bước đi mang tính chiến thuật chính trị là việc hợp thức hóa các đảng phái khác bên cạnh đảng cộng sản. Đây là bước tối quan trọng hóa giải các xung đột chính trị, gắn kết tất cả các trào lưu chính trị trong xã hội, khơi dậy sự sáng tạo chính trị thay vì làm bất ổn định xã hội, điều đó có nghĩa là làm tăng sức đề kháng của dân tộc trước họa ngoại xâm.
Sự chuyển hóa chính trị này sẽ là một quảng cáo tiếp thị đầy hiệu quả mà không tốn tiền cho Việt Nam. Bởi vì sự chuyển hóa chính trị sâu sắc này sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận thế giới vào Việt Nam, vào những biến động của vùng Đông Nam Á và nhất là thái độ của Trung Quốc trước những biến động đó. Việt Nam sẽ lại một lần nữa trở thành “tâm điểm” chú ý của thế giới, chứ không phải là trở nên “tâm điểm” chú ý của thế giới về đàn áp tôn giáo và một quốc gia mà nền pháp trị không được chính chính quyền coi trọng!
Tiếp đó bước chuyển thể chế chính trị này là một sự minh bạch hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Phương Tây (đại diện Hoa Kỳ). Sự minh bạch này là một bước để quốc tế hóa cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một khi chính thể Việt Nam không còn là chính thể cộng sản độc trị nữa, cuộc chiến tranh nếu có xảy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng sẽ không còn được hiểu là những “hục hặc” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em nữa, nhưng sẽ được cả thế giới hiểu là một cuộc chiến giữa Trung Quốc cộng sản với một nước tự do, và như thế Trung Quốc không phải chỉ đương đầu với Việt Nam nhưng là đương đầu với cả thế giới tự do. Mọi hành động của Trung Quốc với Việt Nam sẽ được quan sát chặt chẽ. Hành động xâm lược chắc chắn sẽ không được dung tha. Với bước đi này Việt Nam đã cô lập được Trung Quốc và lôi kéo thêm đồng minh.
Không những đây là một bước đi chiến lược đối với sự đe dọa từ Trung Quốc, mà bước chuyển chính trị này còn khuấy động phong trào cải cách chính trị cũng như phong trào đấu tranh dân chủ, và xu hướng ly khai ở Trung Quốc. Trung Quốc ngay lập tức phải đối mặt với bất ổn từ chính xã hội mình.
Tiến trình hòa giải với kiều bào tượng trưng cho sự hòa giải giữa người với người, tiến trình hòa giải với tôn giáo tượng trưng cho sự hòa giải với tâm linh, và tiến trình hòa giải chính trị tượng trưng cho sự hòa giải với chính mình. Hai tiến trình: hòa giải giữa người với người và hòa giải với tâm linh phải khởi động trước để làm tiền để cho tiến trình thứ ba: tiến trình hòa giải và biến đổi chính mình. Ba bước không thể thiếu trong tiến trình hòa giải dân tộc.
4. Thời điểm 1000 năm Thăng Long: Thời điểm này được cho là thời điểm vàng để hoàn tất tiến trình hòa giải dân tộc với sự tuyên bố một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Trong một thời gian nữa, Trung Quốc sẽ chưa có cơ hội cũng như hội đủ lợi thế để mở một cuộc chiến tranh với Việt Nam. Một cuộc chiến tranh một mất một còn sẽ phá hủy nền kinh tế của Trung Quốc, còn nếu là một cuộc chiến tranh mang tính dọa nạt sẽ chỉ biến Trung Quốc thành trò cười, và bị lên án bởi quốc tế. Dẫu biết thế Việt Nam cũng không thể bình chân như vại, vì thời gian cũng đã đến lúc phải khẩn trương. Công cuộc chuyển hóa chính trị độc tài đảng trị sang chính trị đa nguyên đa đảng ở Việt Nam càng để lâu càng nguy hiểm trước sự lớn mạnh cũng như sự đe dọa ngày càng lộ liễu của Trung Quốc.
Tóm lại, sự ổn định xã hội, sự phát triển đất nước, và tránh nguy cơ chiến tranh phục thuộc vào tiến trình hòa giải dân tộc. Thành công của tiến trình này lại phụ thuộc vào thiện chí, sự sáng suốt, và sự đồng tâm của các chính trị gia Việt Nam. Cũng có ngươi cho là đang có những dấu hiệu cho thấy là Việt Nam muốn đi trước Trung Quốc một bước trong cải cách chính trị. Việc “cầm đèn chạy trước ô tô” này của chính quyền cộng sản Việt Nam khiến Trung Cộng bực mình tung đòn tâm lý chiến. Dẫu Trung cộng cả gan gây chiến với Việt Nam đi nữa thì việc hóa giải chiến tranh hệ tại ở việc chính quyền Hà Nội biết hòa giải dân tộc.
Hóa Giải Chiến Tranh Bằng Hòa Giải Dân Tộc
Trang mạng Sina – một trang mạng thông tin rất phổ biến được sự kiểm duyệt của chính phủ cộng sản Trung Quốc vừa tung lên một loạt bài viết đe dọa chiến tranh với Việt Nam. Động thái nhắc nhở đe dọa này một lần nữa chứng tỏ tính hẹp hòi, ích kỷ và đầy hiếp đáp của chính quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Trung Quốc thực ra đã nhìn thấy rõ xu hướng phát triển dân chủ và đa nguyên của thế giới nhưng vẫn còn quyến luyến với chính thể độc tài toàn trị vì tham vọng tăng trưởng kinh tế và trở thành cường quốc của mình. Bao lâu còn thâu tóm được thị trường một tỷ ba trăm triệu dân thì chính quyền Trung Cộng còn sức mạnh chèn ép, áp đặt lên các thị trường tự do khác trên thế giới, cũng như “làm luật” với các nhà đầu tư. Chính vì tham vọng này, Trung Cộng hoàn toàn không muốn Việt Nam vượt trước mình trong vấn đề cải cách chính trị, cũng như làm mọi cách để không cho quá trình cải cách chính trị ở Việt Nam tổn hại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế vũ bão của mình.
Đây là đòn thử tâm lý của chính quyền Trung Cộng đối với chính quyền cộng sản Việt Nam. Trước mắt chính quyền Trung Cộng không có một lý do gì để chiến tranh với Việt Nam. Trung Quốc vừa bước ra từ tư cách nước chủ nhà Olympic, cộng đồng quốc tế vẫn đang để mắt dõi theo từng động thái đối nội cũng như đối ngoại của Trung Quốc. Không có một cuộc chiến tranh trong tương lai gần nhưng về lâu dài vẫn tiềm ẩn một cuộc chiến gây hấn bởi Trung Cộng. Việc mải mê với những thành tựu vượt bậc về kinh tế cùng với việc kiên quyết nắm chặt truyền thông thông tin một chiều trong Hoa đại lục là một nguy cơ dẫn giới trẻ Trung Quốc xa vào chủ nghĩa dân tộc quá khích hay chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên việc bưng bít tin tức của các chế độ cộng sản ngày nay không còn hiệu lực như trước nữa! Thế vận hội Olympic là một điển hình. Một đàng Trung Quốc muốn giới thiệu một quốc gia đang phát triển và muốn thông thương với thế giới, đang khi đó họ không muốn phơi bầy những cái tồi tệ trong guồng máy cai trị độc tài của họ. Dù có che đậy thế nào đi chăng nữa, thế giới cũng nhìn ra những bất toàn của Trung Quốc qua báo chí quốc tế và qua chính người Trung hoa cung cấp những ttin tức về sự thối nát và guồng máy cai trị lỗi thời… Cũng vậy, vụ Thái Hà đã chứng tỏ cho thấy rằng dù chính quyện cộng sản Hà nội đã dùng đủ mọi chiêu thức từ báo chí, truyền thanh, truyền hình, cho đến dọa nạt, bắt bớ, đánh dập, tra tấn, và bêu xấu, kết án, v.v… nhưng vẫn không che dấu nổi sự thật về những gì đang xẩy ra ở Thái Hà. Trong thời buổi truyền thông đốt phá ngày nay, tin tức của các nhóm tư nhân còn nhanh nhẹn và sáng tạo gấp nhiều lần bộ máy tuyên truyền của nhà nước. Một trong những lý do rất dễ hiểu là những người làm cho chính quyền họ làm vì quyèn lợi và vì đồng tiền, còn những người đang cầu nguyện và tranh đấu họ làm dân danh lý tưởng, công lý, sự thật, và nhất là niềm tin tưởng sâu xa rằng chân lý rồi sẽ thắng, nên họ không còn biế sợ sệt và sẵn sang hi sinh cho đại nghĩa.
Dù gì chăng nữa, một sự chuẩn bị xa cho cuộc chiến tiềm ẩn và cũng là làm thất bại đòn thử tâm lý của chính quyền Trung Cộng, là một sự cẩn thận không thừa trong chính trị đối với dân tộc Việt Nam. Điểm nhấn và cũng là khởi đầu của công cuộc chuẩn bị này là tiến trình “hòa giải dân tộc để hóa giải chiến tranh”. Đây không phải là một bài học mới, chính cựu thủ tướng chính quyền cộng sản Việt Nam Võ văn Kiệt đã từng đề cập khi ông còn sống. Một gia sản cho chính quyền cộng sản đương nhiệm đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải vượt qua. Trọng tâm của đường lối hòa giải này nằm ở ba điểm:
1. Hòa giải với kiều bào: Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đa phần là những người tị nạn chính trị, là những người chịu mất mát nhất trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của cộng sản. Gần đây động thái của nhà nước tiến gần đến sự hòa giải với nhận thức kiều bào hải ngoại là “một phần máu thịt của Việt Nam.” Coi kiều bào là một phần máu thịt, là đồng bào, thì chính quyền cũng nên chấp nhận những giá trị chính trị tự do dân chủ mà kiều bào theo đuổi, biểu tượng cho lý tưởng chính trị này là lá cờ vàng ba sọc đỏ bấy lâu nay vẫn là lá cờ tụ nghĩa của người Việt hải ngoại. Sự chia sẻ đó có thể được cụ thể hóa bằng việc công nhận tính đại diện pháp lý bên trong nước cũng như ngoài nước của lá cờ vàng ba sọc đỏ của cộng đồng Việt hải ngoại.
Đây là một bước đi mang tính chiến thuật chính trị trong tiến trình hòa giải dân tộc, cũng như một bước đột phá sáng tạo trong công cuộc cải cách chính trị tại Việt Nam. Các chính trị gia Việt Nam nên nhận chân vấn đề và đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng phái.
Sự hòa giải này là biểu tượng giao hòa giữa người với người.
2. Hòa giải với tôn giáo: Tiến trình hòa giải với các tôn giáo nên cụ thể hóa bằng việc trao lại tất cả đất đai, cũng như quyền tự do quản trị cho tất cả các giáo hội.
Bước đi chiến thuật của tiến trình hòa giải tôn giáo là việc đặt quan hệ ngoại giao với tòa thánh Vatican (đối với giáo hội Công giáo), và trao lại quyền hoạt động và tự quyết cho giáo hội Phật giáo thống nhất.
Tiến trình hòa giải này rất quan trọng vì mang lại niềm phấn khởi và tin tưởng cho các tín đồ tôn giáo chiếm đa phần dân số. Mặt khác xã hội cũng được ổn định, và các tôn giáo cũng có cơ sở để giúp nhà nước lo các vấn đề an sinh xã hội đặc biệt là y tế và giáo dục. Đây là những mảng được cho là tiềm lực của các tôn giáo. Từ đó nhà nước có thể rảnh tay lo toan các chuyện đại sự chống ngoại xâm và tham gia chính trường quốc tế một cách tự tin hơn.
Tiến trình này biểu trưng cho sự hòa giải tâm linh.
3. Hòa giải chính trị: Tiến trình hòa giải với kiều bào, hòa giải với tôn giáo chỉ là hai bước đệm cần thiết dẫn tới tiến trình hòa giải chính trị - tiến trình hòa giải quyết định vì dẫn tới sự biến đổi toàn diện một dân tộc. Hòa giải chính trị không gì khác là một cuộc chuyển đổi thể chế từ thể chế chính trị độc tài toàn trị sang thể chế chính trị đa nguyên đa đảng. Tiến trình hòa giải này có ý nghĩa quyết định trong tiến trình hòa giải dân tộc đặc biệt đặt trong bối cảnh Việt Nam phải đương đầu với một cuộc chiến tiềm ẩn gây ra bởi Trung Cộng.
Sự lãnh đạo độc đoán của Đảng cộng sản quả thực là một ngăn cản làm chậm cho tiến trình hòa giải dân tộc. Đảng cộng sản độc trị cũng là mục tiêu tấn công của những người kích hoạt dân chủ trong nước cũng như ngoài nước. Các chính trị gia Việt Nam nên có những bước đi mang tính đột phá cải cách chính trị. Bước đi mang tính chiến thuật chính trị là việc hợp thức hóa các đảng phái khác bên cạnh đảng cộng sản. Đây là bước tối quan trọng hóa giải các xung đột chính trị, gắn kết tất cả các trào lưu chính trị trong xã hội, khơi dậy sự sáng tạo chính trị thay vì làm bất ổn định xã hội, điều đó có nghĩa là làm tăng sức đề kháng của dân tộc trước họa ngoại xâm.
Sự chuyển hóa chính trị này sẽ là một quảng cáo tiếp thị đầy hiệu quả mà không tốn tiền cho Việt Nam. Bởi vì sự chuyển hóa chính trị sâu sắc này sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận thế giới vào Việt Nam, vào những biến động của vùng Đông Nam Á và nhất là thái độ của Trung Quốc trước những biến động đó. Việt Nam sẽ lại một lần nữa trở thành “tâm điểm” chú ý của thế giới, chứ không phải là trở nên “tâm điểm” chú ý của thế giới về đàn áp tôn giáo và một quốc gia mà nền pháp trị không được chính chính quyền coi trọng!
Tiếp đó bước chuyển thể chế chính trị này là một sự minh bạch hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc – Phương Tây (đại diện Hoa Kỳ). Sự minh bạch này là một bước để quốc tế hóa cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một khi chính thể Việt Nam không còn là chính thể cộng sản độc trị nữa, cuộc chiến tranh nếu có xảy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng sẽ không còn được hiểu là những “hục hặc” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em nữa, nhưng sẽ được cả thế giới hiểu là một cuộc chiến giữa Trung Quốc cộng sản với một nước tự do, và như thế Trung Quốc không phải chỉ đương đầu với Việt Nam nhưng là đương đầu với cả thế giới tự do. Mọi hành động của Trung Quốc với Việt Nam sẽ được quan sát chặt chẽ. Hành động xâm lược chắc chắn sẽ không được dung tha. Với bước đi này Việt Nam đã cô lập được Trung Quốc và lôi kéo thêm đồng minh.
Không những đây là một bước đi chiến lược đối với sự đe dọa từ Trung Quốc, mà bước chuyển chính trị này còn khuấy động phong trào cải cách chính trị cũng như phong trào đấu tranh dân chủ, và xu hướng ly khai ở Trung Quốc. Trung Quốc ngay lập tức phải đối mặt với bất ổn từ chính xã hội mình.
Tiến trình hòa giải với kiều bào tượng trưng cho sự hòa giải giữa người với người, tiến trình hòa giải với tôn giáo tượng trưng cho sự hòa giải với tâm linh, và tiến trình hòa giải chính trị tượng trưng cho sự hòa giải với chính mình. Hai tiến trình: hòa giải giữa người với người và hòa giải với tâm linh phải khởi động trước để làm tiền để cho tiến trình thứ ba: tiến trình hòa giải và biến đổi chính mình. Ba bước không thể thiếu trong tiến trình hòa giải dân tộc.
4. Thời điểm 1000 năm Thăng Long: Thời điểm này được cho là thời điểm vàng để hoàn tất tiến trình hòa giải dân tộc với sự tuyên bố một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng cho Việt Nam. Trong một thời gian nữa, Trung Quốc sẽ chưa có cơ hội cũng như hội đủ lợi thế để mở một cuộc chiến tranh với Việt Nam. Một cuộc chiến tranh một mất một còn sẽ phá hủy nền kinh tế của Trung Quốc, còn nếu là một cuộc chiến tranh mang tính dọa nạt sẽ chỉ biến Trung Quốc thành trò cười, và bị lên án bởi quốc tế. Dẫu biết thế Việt Nam cũng không thể bình chân như vại, vì thời gian cũng đã đến lúc phải khẩn trương. Công cuộc chuyển hóa chính trị độc tài đảng trị sang chính trị đa nguyên đa đảng ở Việt Nam càng để lâu càng nguy hiểm trước sự lớn mạnh cũng như sự đe dọa ngày càng lộ liễu của Trung Quốc.
Tóm lại, sự ổn định xã hội, sự phát triển đất nước, và tránh nguy cơ chiến tranh phục thuộc vào tiến trình hòa giải dân tộc. Thành công của tiến trình này lại phụ thuộc vào thiện chí, sự sáng suốt, và sự đồng tâm của các chính trị gia Việt Nam. Cũng có ngươi cho là đang có những dấu hiệu cho thấy là Việt Nam muốn đi trước Trung Quốc một bước trong cải cách chính trị. Việc “cầm đèn chạy trước ô tô” này của chính quyền cộng sản Việt Nam khiến Trung Cộng bực mình tung đòn tâm lý chiến. Dẫu Trung cộng cả gan gây chiến với Việt Nam đi nữa thì việc hóa giải chiến tranh hệ tại ở việc chính quyền Hà Nội biết hòa giải dân tộc.