Cộng Đồng Nam Úc vừa tạm biệt một vị LM Nguễn Đức Thụ đáng kính, đáng yêu và có công xây dựng cộng đồng.
Cha Âutinh Nguyễn Đức Thụ, SJ một tu sĩ của Dòng Tên chuyên lo việc truyền giáo, vóc dáng gầy yếu, mảnh khảnh, nhưng tinh thần thật phong phú và sâu sắc hiếm có.
Cha Thụ, sau khi tốt nghiệp tại Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt, được Dòng Tên Việt Nam gửi đi ngoại quốc tu học về Truyền giáo và Truyền Thông từ năm 1973. Sau biến cố tháng 4 đen năm 75. Làn sóng di cư của người Việt tỵ nạn ồ ạt bỏ nước ra đi. Cha không được trở về Việt Nam, nên Ngài đã vừa học, vừa phục vụ đồng bào tị nạn tại Âu Châu.
Thời điểm này người Việt đang được chính phủ Úc từ từ nhận nhân đạo cho vào định cư trên khắp các tiểu bang. Đức tổng giám mục James Gleeson của Tổng giáo phận Adelaide tiểu bang Nam Úc đã yêu cầu Tỉnh Dòng Tên tại Úc và Tân Tây Lan giới thiệu cho một linh mục Dòng Tên người Việt. Linh mục Âutinh Nguyễn đức Thụ đã được giới thiệu và được mời đến Adelaide vào cuối tháng Ba năm 1979 để phục vụ người Việt tị nạn tại Nam Úc. Lúc đầu các gia đình người Việt được các cộng đoàn và các hội đoàn người Úc bảo trợ, đưa đi định cư rải rác ở khắp nơi trong tiểu bang như ở Port Pirie, Gawler, Victor Harbor, Whyalla, Cummins, Mount Gambier, etc. Cha Thụ hàng tuần đã không quản ngại xa xôi, lái xe cả hàng ngàn cây số tới thăm và an ủi từng gia đình, bất kể lương hay giáo.
Trở về thủ phủ Adelaide, Cha qui tụ một số đông dân Việt về thị trấn Norwood để cùng giúp đỡ nhau và tìm nơi thờ phượng dành cho người Việt. Cha đã đi vận động thuê mượn các nhà thờ bỏ trống của Công Giáo cũng như Anh Giáo, qui tụ dân Chúa về một nơi.
Cảm thấy nỗi niềm đau xót, tủi nhục của một dân tộc lưu vong. Với con mắt trong tầm nhìn rộng, trông xa của Cha Thụ, Cha đã âm thầm đi liên hệ vận động các cơ quan chính phủ xin bằng được một khu đất, dùng để xây cất làm nơi nương tựa, sinh hoạt cho Cộng Đồng dân Chúa người Việt. Qua bao vất vả thăng trầm, chống đối từ tứ phía. Cha kêu gọi giáo dân ngày đêm liên lỉ cầu nguyện.
Nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ bầu cử, chính quyền tiểu bang Nam Úc đã thoả thuận bán cho Cộng Đồng một khu đất 12 mẫu tây trên một diện tích bằng phẳng, rất đẹp, chỉ cách trung tâm thành phố 10 cây số, tọa lạc gần ngã 5 trên các trục lộ chính xuyên tiểu bang.
Một vài bất đồng chính kiến về đất đai nhiều và ít của dân Việt, đã làm cho chính quyền thay đổi ý kiến, lấy lại một nửa và chỉ bán cho chúng ta có 6 mẫu tây (hectares) với giá tượng trưng $105,000 dollars.
Những buồn vui lẫn lộn dào dạt dâng lên, sau khi mua được đất. Việc xây cất trung tâm cả là một vấn đề phức tạp và gây cấn, qua nhiều sự chống đối và kỳ thị của dân địa phương.
Cha Thụ một đằng phải sách cặp đi xin các cơ quan chính quyền hỗ trợ, một đàng về nhà, Cha lại kêu gọi giáo dân hãy kiên trì cầu nguyện và khấn vái với Mẹ Maria xin Người bầu cử và nâng đỡ hộ trì:
“Xin Mẹ cho dân Việt biết đoàn kết để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.... Xin Mẹ cho chúng con thoát ách cộng sản vô thần để mọi người được sống trong tự do, hoà bình... Ngõ hầu nước Chúa được mở rộng khắp nơi....
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim vô nhiễm nguyên tôi Mẹ, lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ”.
Qua bao gian nan vất vả, Cộng Đồng đã dành được cảm tình của dân chúng địa phương. Chúa và Mẹ đã nhận lời qua các cố vấn và các vị cao cấp trong chính phủ đương nhiệm. Chương trình xây cất giai đoạn I đã được chấp thuận và khởi công ngay sau đó.
Ngày đặt viên đá đầu tiên, Cha đã qùi xuống dưới chân Mẹ để cảm tạ hồng ân của Mẹ, qua lời cầu bầu của Mẹ dâng lên Thiên Chúa. Cha giữ đúng lời hứa với Đức Mẹ là dâng trung tâm cho Đức Mẹ để xin Mẹ phù hộ coi sóc. Từ đó Cha cùng Cộng Đồng đã quyết định đặt tên là “Trung Tâm Đức Mẹ Thuyên Nhân,” “Our Lady of The Boat People” đại diện cho hơn một triệu người Việt tỵ nạn trên toàn thế giới cảm tạ, ghi ơn sự cứu giúp và che chở của Mẹ cho đoàn con dân Việt, trên hành trình vượt biển đi tìm tự do.
Khi công trình xây cất bắt đầu khởi công, thì năm 1994 Cha Thụ được bề trên gửi đi du học về Phụng Vụ và Mục Vụ tại Đại học Loyola University, Chicago, Hoa Kỳ.
Hội trường chính được xây lên, có thể chứa được trên 2000 giáo dân cho các thánh lễ lớn. Dưới sự hướng dẫn của các vị Quản nhiệm và các Ban Mục Vụ kế tiếp, họ làm việc bất kể giờ giấc ngày đêm, thi công cũng như hội họp, giáo dân hăng hái tích cực đóng góp không nề hà, không so đo tính toán. Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân được hình thành và ngày càng trở nên đồ sộ và nguy nga.
Sau 2 năm tu học tại Hoa Kỳ, với sự yêu cầu của Đức tổng giám mục Brisbane và với sự đồng ý của bề trên tỉnh Dòng Tên, năm 1996, cha Thụ gửi về Brisbane để ổn định cộng đoàn Công giáo người Việt tại đó. Và đầu năm 1996, cha Thụ lại được bề trên bổ nhiệm trở lại Nam Úc giữ chức vụ Quản Nhiệm Cộng Đồng, thì chương trình xây cất giai đoạn II lại tiếp tục khởi công trở lại. Cộng Đồng đã cùng nhau hợp lực xây dựng lên một Nhà Chung gồm: nhiều văn phòng làm việc của Ban Tuyên Úy và văn phòng hành chánh Cộng Đồng, với các phòng ngủ dành cho các tu sĩ khách vãng lai, một phòng họp lớn sức chứa được trên 100 người, một Cung Thánh Gia với mái tôn sáng, rộng và mát mẻ cho các đoàn thể sinh hoạt hàng tuần, hội quán Việt Hương bán các thức ăn cuối tuần gây qũy cho Cộng Đồng, 5 sân đậu xe có sức dung nạp 500 xe cho các thánh lễ lớn, các con đường trải rộng bao quanh khuôn viên của Trung Tâm làm nơi đi lại và rước kiệu hàng năm vào các dịp lễ lớn của Cộng Đồng. Cha đã khởi xướng chương trình canh thức chầu Mình Thánh Chúa hàng tuần, nguyên ngày thứ Bảy thâu đêm cho đến sáng Chúa Nhật để cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Từ ngày trung tâm được hình thành, dân Việt qui tụ về gần trung tâm ngày càng đông. Những ngôi nhà cũ được sửa sang lại, những ngôi nhà mới được đua nhau mọc lên khang trang và đẹp đẽ, hội đồng thị trấn Salisbury rất hãnh diện, cư dân địa phương ngày càng có cảm tình và mến mộ dân Việt hơn về cách cư xử tốt đẹp nhã nhặn và lịch sự. Họ đã hoãn chuyển từ thù thành bạn gắn bó chí tình.
Cha Thụ là người luôn quan tâm đến tình thần văn hoá Việt tộc. Cha đã cùng với Soeur Bùi Thị Nghĩa sáng lập ra liên trường Việt Ngữ Lạc Long & Đắc Lộ để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Việt. Hiện nay liên trường là một trường sắc tộc lớn nhất tiểu bang với sĩ số học sinh trên 1500 em, một lực lượng giáo chức hùng hậu, cả 100 thầy cô giảng dạy, với nhiều chi nhánh rải rác trên các vùng có đông dân cư người Việt.
Sự thành công vượt mức như vậy, nhưng lúc nào cha Thụ cũng vẫn khiêm nhường, hòa nhã với hết mọi người. Những người đã từng gặp gỡ Cha đều có cảm tình và mến mộ Cha một cách đặc biệt. Không những ở Úc mà ngay cả các du khách từ các nước phương xa tới tham quan Nam Úc cũng vậy, Cha sẵn sàng hướng dẫn tham quan và tìm giúp nơi ăn, chốn ở cho họ. Các du khách thường gọi nơi đây là “Đất Lành Chim Đậu”. Bằng chứng cụ thể là các khóa hội thảo, huấn luyện của các đoàn thể trên toàn Úc Châu, nơi nào tới phiên mà không có khả năng tổ chức, Cha Thụ sẵn sàng nhận đưa về Nam Úc tổ chức, bao bọc và gánh vác giùm, không hề quản ngại miễn sao đẹp lòng Chúa và giúp ích cho mọi người là được.
Cha luôn nhắc nhở giáo dân sống làm sao cho xứng đáng là người tín hữu con yêu của Chúa bằng cách: “cầu đạo, sống đạo và giảng đạo”
Thêm vào đó, Cha dẫn dắt và đưa vào việc giáo dục mọi người là muốn trở nên một người Việt thứ thiệt, con yêu của Chúa thì hãy tuân theo đường lối chủ trương của Cha: “BA CÓ, BA KHÔNG” có nhiều người đã đặt tên cho Cha là vị linh mục “TAM HỮU, TAM VÔ”
Chủ trương “Ba Có, Ba Không” là cái cột mốc cho đời sống hàng ngày:
Ba có: “Nói tốt, Nghĩ tốt và Làm tốt”
Ba không: “không Nói xấu, không Nghĩ xấu và không Làm xấu”.
Lời của Cha Thụ: “Đường về Thiên Đàng rất dễ và chỉ có bấy nhiêu thôi mà sao chúng ta không làm được.” Một điểm đặc biệt lưu ý nữa mà Cha luôn nhắn nhủ người Việt hãy coi đồng hồ: “Đến đúng giờ, giữ đúng hẹn”. Không xài giờ dây thung, sẽ mất đi chữ TÍN.
Ở Úc Châu cha Âutinh Nguyễn đức Thụ SJ được nhiều người biết đến, năm nay Cha 65 tuổi, Ngài cũng đã từng là sĩ quan tâm lý chiến của QĐVNCH. Vào trung tuần tháng 6/03 vừa qua Cha được Bề trên cho đi nghỉ ngơi dưỡng sức, sau đó Cha được cắt cử đi lãnh sứ vụ mới “Rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho những người chưa biết Chúa”, một nhiệm vụ mà Cha hằng ấp ủ mong đợi từ lâu.
Một hoài bão đem đạo vào đời, cùng với đức tính hiền hoà khiêm nhường sẵn có của Cha, hy vọng Cha Thụ sẽ đem về cho Chúa và Giáo Hội thêm nhiều linh hồn.
Khi nghe tin Cha Thụ đi nhận nhiệm vụ mới, có rất nhiều gia đình trong Cộng Đồng muốn mời Cha đến từng nhà dùng cơm trước khi chia tay, Cha phải từ chối vì không có nhiều thì giờ. Được người này thì mất lòng người khác. Một số gia đình quí mến và biết ơn Cha, đã có sáng kiến đứng ra tổ chức một bữa tiệc tạm biệt lấy tên là “Bữa Cơm Tâm Tình Tri Ân”. Có khgoảng 550 người đến tham dự bữa tiệc này, kể cả những vị đại diện các tôn giáo bạn và những giới chức trong chính phủ và các nghĩ sĩ đã từng liên hệ với Cha. Trong suốt 3 tiếng đồng của “Bữa Cơm Tâm Tình Tri Ân” vào tối Thứ Bảy ngày 28/6/03 vừa qua. Đại diện các đoàn thể đã thay nhau lên phát biểu những lời lưu luyến, tâm tình, thắm thiết khiến nhiều người nhỏ lệ. Một Thượng Nghị Sĩ đã đại diện chính quyền liên bang mang Huy Chương Thế Kỷ (The Centenary Medal) trao gắn cho cha Thụ. Huy chương cao qúi này dành cho những người có công đóng góp xây dựng một nền xã hội đa văn hóa Úc. Bữa tiệc được diễn ra trong bầu khí đầy thân tình, lưu luyến.
Tối thứ Hai 30/6/03, Cha Thụ đã chính thức rời Adelaide đi hành hương Paris, Lourdes, Lisieux, Fatima, Medjugorie, Lanciano, Francis Assi, và dự Đại Hội Niềm Tin tại Rôma. Mặc dù gió lạnh, trời tối, cha Thụ không muốn cho một ai tiễn đưa, nhưng cũng có vài chục người đã ra tận phi trường tiễn Cha trong thương mến ngậm ngùi. Họ ôm Cha khóc nức nở.
Chú ý:
Nếu qúi độc giả nào muốn biết thêm về một linh mục khả kính “Ba Có, Ba Không” này. Xin đọc báo Dân Chúa Úc Châu số 103 tháng 6 bài viết: “Nhìn quả, biết cây” của Minh Duy hay vào web site Nam Úc: www.geocities.com/vietcatholic_saustralia để xem hình ảnh các công trình xây cất do Cha Thụ đề xướng.
Cha Âutinh Nguyễn Đức Thụ, SJ một tu sĩ của Dòng Tên chuyên lo việc truyền giáo, vóc dáng gầy yếu, mảnh khảnh, nhưng tinh thần thật phong phú và sâu sắc hiếm có.
Cha Thụ, sau khi tốt nghiệp tại Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt, được Dòng Tên Việt Nam gửi đi ngoại quốc tu học về Truyền giáo và Truyền Thông từ năm 1973. Sau biến cố tháng 4 đen năm 75. Làn sóng di cư của người Việt tỵ nạn ồ ạt bỏ nước ra đi. Cha không được trở về Việt Nam, nên Ngài đã vừa học, vừa phục vụ đồng bào tị nạn tại Âu Châu.
Thời điểm này người Việt đang được chính phủ Úc từ từ nhận nhân đạo cho vào định cư trên khắp các tiểu bang. Đức tổng giám mục James Gleeson của Tổng giáo phận Adelaide tiểu bang Nam Úc đã yêu cầu Tỉnh Dòng Tên tại Úc và Tân Tây Lan giới thiệu cho một linh mục Dòng Tên người Việt. Linh mục Âutinh Nguyễn đức Thụ đã được giới thiệu và được mời đến Adelaide vào cuối tháng Ba năm 1979 để phục vụ người Việt tị nạn tại Nam Úc. Lúc đầu các gia đình người Việt được các cộng đoàn và các hội đoàn người Úc bảo trợ, đưa đi định cư rải rác ở khắp nơi trong tiểu bang như ở Port Pirie, Gawler, Victor Harbor, Whyalla, Cummins, Mount Gambier, etc. Cha Thụ hàng tuần đã không quản ngại xa xôi, lái xe cả hàng ngàn cây số tới thăm và an ủi từng gia đình, bất kể lương hay giáo.
Trở về thủ phủ Adelaide, Cha qui tụ một số đông dân Việt về thị trấn Norwood để cùng giúp đỡ nhau và tìm nơi thờ phượng dành cho người Việt. Cha đã đi vận động thuê mượn các nhà thờ bỏ trống của Công Giáo cũng như Anh Giáo, qui tụ dân Chúa về một nơi.
Cảm thấy nỗi niềm đau xót, tủi nhục của một dân tộc lưu vong. Với con mắt trong tầm nhìn rộng, trông xa của Cha Thụ, Cha đã âm thầm đi liên hệ vận động các cơ quan chính phủ xin bằng được một khu đất, dùng để xây cất làm nơi nương tựa, sinh hoạt cho Cộng Đồng dân Chúa người Việt. Qua bao vất vả thăng trầm, chống đối từ tứ phía. Cha kêu gọi giáo dân ngày đêm liên lỉ cầu nguyện.
Nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ bầu cử, chính quyền tiểu bang Nam Úc đã thoả thuận bán cho Cộng Đồng một khu đất 12 mẫu tây trên một diện tích bằng phẳng, rất đẹp, chỉ cách trung tâm thành phố 10 cây số, tọa lạc gần ngã 5 trên các trục lộ chính xuyên tiểu bang.
Một vài bất đồng chính kiến về đất đai nhiều và ít của dân Việt, đã làm cho chính quyền thay đổi ý kiến, lấy lại một nửa và chỉ bán cho chúng ta có 6 mẫu tây (hectares) với giá tượng trưng $105,000 dollars.
Những buồn vui lẫn lộn dào dạt dâng lên, sau khi mua được đất. Việc xây cất trung tâm cả là một vấn đề phức tạp và gây cấn, qua nhiều sự chống đối và kỳ thị của dân địa phương.
Cha Thụ một đằng phải sách cặp đi xin các cơ quan chính quyền hỗ trợ, một đàng về nhà, Cha lại kêu gọi giáo dân hãy kiên trì cầu nguyện và khấn vái với Mẹ Maria xin Người bầu cử và nâng đỡ hộ trì:
“Xin Mẹ cho dân Việt biết đoàn kết để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.... Xin Mẹ cho chúng con thoát ách cộng sản vô thần để mọi người được sống trong tự do, hoà bình... Ngõ hầu nước Chúa được mở rộng khắp nơi....
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim vô nhiễm nguyên tôi Mẹ, lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ”.
Qua bao gian nan vất vả, Cộng Đồng đã dành được cảm tình của dân chúng địa phương. Chúa và Mẹ đã nhận lời qua các cố vấn và các vị cao cấp trong chính phủ đương nhiệm. Chương trình xây cất giai đoạn I đã được chấp thuận và khởi công ngay sau đó.
Ngày đặt viên đá đầu tiên, Cha đã qùi xuống dưới chân Mẹ để cảm tạ hồng ân của Mẹ, qua lời cầu bầu của Mẹ dâng lên Thiên Chúa. Cha giữ đúng lời hứa với Đức Mẹ là dâng trung tâm cho Đức Mẹ để xin Mẹ phù hộ coi sóc. Từ đó Cha cùng Cộng Đồng đã quyết định đặt tên là “Trung Tâm Đức Mẹ Thuyên Nhân,” “Our Lady of The Boat People” đại diện cho hơn một triệu người Việt tỵ nạn trên toàn thế giới cảm tạ, ghi ơn sự cứu giúp và che chở của Mẹ cho đoàn con dân Việt, trên hành trình vượt biển đi tìm tự do.
Khi công trình xây cất bắt đầu khởi công, thì năm 1994 Cha Thụ được bề trên gửi đi du học về Phụng Vụ và Mục Vụ tại Đại học Loyola University, Chicago, Hoa Kỳ.
Hội trường chính được xây lên, có thể chứa được trên 2000 giáo dân cho các thánh lễ lớn. Dưới sự hướng dẫn của các vị Quản nhiệm và các Ban Mục Vụ kế tiếp, họ làm việc bất kể giờ giấc ngày đêm, thi công cũng như hội họp, giáo dân hăng hái tích cực đóng góp không nề hà, không so đo tính toán. Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân được hình thành và ngày càng trở nên đồ sộ và nguy nga.
Sau 2 năm tu học tại Hoa Kỳ, với sự yêu cầu của Đức tổng giám mục Brisbane và với sự đồng ý của bề trên tỉnh Dòng Tên, năm 1996, cha Thụ gửi về Brisbane để ổn định cộng đoàn Công giáo người Việt tại đó. Và đầu năm 1996, cha Thụ lại được bề trên bổ nhiệm trở lại Nam Úc giữ chức vụ Quản Nhiệm Cộng Đồng, thì chương trình xây cất giai đoạn II lại tiếp tục khởi công trở lại. Cộng Đồng đã cùng nhau hợp lực xây dựng lên một Nhà Chung gồm: nhiều văn phòng làm việc của Ban Tuyên Úy và văn phòng hành chánh Cộng Đồng, với các phòng ngủ dành cho các tu sĩ khách vãng lai, một phòng họp lớn sức chứa được trên 100 người, một Cung Thánh Gia với mái tôn sáng, rộng và mát mẻ cho các đoàn thể sinh hoạt hàng tuần, hội quán Việt Hương bán các thức ăn cuối tuần gây qũy cho Cộng Đồng, 5 sân đậu xe có sức dung nạp 500 xe cho các thánh lễ lớn, các con đường trải rộng bao quanh khuôn viên của Trung Tâm làm nơi đi lại và rước kiệu hàng năm vào các dịp lễ lớn của Cộng Đồng. Cha đã khởi xướng chương trình canh thức chầu Mình Thánh Chúa hàng tuần, nguyên ngày thứ Bảy thâu đêm cho đến sáng Chúa Nhật để cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Từ ngày trung tâm được hình thành, dân Việt qui tụ về gần trung tâm ngày càng đông. Những ngôi nhà cũ được sửa sang lại, những ngôi nhà mới được đua nhau mọc lên khang trang và đẹp đẽ, hội đồng thị trấn Salisbury rất hãnh diện, cư dân địa phương ngày càng có cảm tình và mến mộ dân Việt hơn về cách cư xử tốt đẹp nhã nhặn và lịch sự. Họ đã hoãn chuyển từ thù thành bạn gắn bó chí tình.
Cha Thụ là người luôn quan tâm đến tình thần văn hoá Việt tộc. Cha đã cùng với Soeur Bùi Thị Nghĩa sáng lập ra liên trường Việt Ngữ Lạc Long & Đắc Lộ để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Việt. Hiện nay liên trường là một trường sắc tộc lớn nhất tiểu bang với sĩ số học sinh trên 1500 em, một lực lượng giáo chức hùng hậu, cả 100 thầy cô giảng dạy, với nhiều chi nhánh rải rác trên các vùng có đông dân cư người Việt.
Sự thành công vượt mức như vậy, nhưng lúc nào cha Thụ cũng vẫn khiêm nhường, hòa nhã với hết mọi người. Những người đã từng gặp gỡ Cha đều có cảm tình và mến mộ Cha một cách đặc biệt. Không những ở Úc mà ngay cả các du khách từ các nước phương xa tới tham quan Nam Úc cũng vậy, Cha sẵn sàng hướng dẫn tham quan và tìm giúp nơi ăn, chốn ở cho họ. Các du khách thường gọi nơi đây là “Đất Lành Chim Đậu”. Bằng chứng cụ thể là các khóa hội thảo, huấn luyện của các đoàn thể trên toàn Úc Châu, nơi nào tới phiên mà không có khả năng tổ chức, Cha Thụ sẵn sàng nhận đưa về Nam Úc tổ chức, bao bọc và gánh vác giùm, không hề quản ngại miễn sao đẹp lòng Chúa và giúp ích cho mọi người là được.
Cha luôn nhắc nhở giáo dân sống làm sao cho xứng đáng là người tín hữu con yêu của Chúa bằng cách: “cầu đạo, sống đạo và giảng đạo”
Thêm vào đó, Cha dẫn dắt và đưa vào việc giáo dục mọi người là muốn trở nên một người Việt thứ thiệt, con yêu của Chúa thì hãy tuân theo đường lối chủ trương của Cha: “BA CÓ, BA KHÔNG” có nhiều người đã đặt tên cho Cha là vị linh mục “TAM HỮU, TAM VÔ”
Chủ trương “Ba Có, Ba Không” là cái cột mốc cho đời sống hàng ngày:
Ba có: “Nói tốt, Nghĩ tốt và Làm tốt”
Ba không: “không Nói xấu, không Nghĩ xấu và không Làm xấu”.
Lời của Cha Thụ: “Đường về Thiên Đàng rất dễ và chỉ có bấy nhiêu thôi mà sao chúng ta không làm được.” Một điểm đặc biệt lưu ý nữa mà Cha luôn nhắn nhủ người Việt hãy coi đồng hồ: “Đến đúng giờ, giữ đúng hẹn”. Không xài giờ dây thung, sẽ mất đi chữ TÍN.
Ở Úc Châu cha Âutinh Nguyễn đức Thụ SJ được nhiều người biết đến, năm nay Cha 65 tuổi, Ngài cũng đã từng là sĩ quan tâm lý chiến của QĐVNCH. Vào trung tuần tháng 6/03 vừa qua Cha được Bề trên cho đi nghỉ ngơi dưỡng sức, sau đó Cha được cắt cử đi lãnh sứ vụ mới “Rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho những người chưa biết Chúa”, một nhiệm vụ mà Cha hằng ấp ủ mong đợi từ lâu.
Một hoài bão đem đạo vào đời, cùng với đức tính hiền hoà khiêm nhường sẵn có của Cha, hy vọng Cha Thụ sẽ đem về cho Chúa và Giáo Hội thêm nhiều linh hồn.
Khi nghe tin Cha Thụ đi nhận nhiệm vụ mới, có rất nhiều gia đình trong Cộng Đồng muốn mời Cha đến từng nhà dùng cơm trước khi chia tay, Cha phải từ chối vì không có nhiều thì giờ. Được người này thì mất lòng người khác. Một số gia đình quí mến và biết ơn Cha, đã có sáng kiến đứng ra tổ chức một bữa tiệc tạm biệt lấy tên là “Bữa Cơm Tâm Tình Tri Ân”. Có khgoảng 550 người đến tham dự bữa tiệc này, kể cả những vị đại diện các tôn giáo bạn và những giới chức trong chính phủ và các nghĩ sĩ đã từng liên hệ với Cha. Trong suốt 3 tiếng đồng của “Bữa Cơm Tâm Tình Tri Ân” vào tối Thứ Bảy ngày 28/6/03 vừa qua. Đại diện các đoàn thể đã thay nhau lên phát biểu những lời lưu luyến, tâm tình, thắm thiết khiến nhiều người nhỏ lệ. Một Thượng Nghị Sĩ đã đại diện chính quyền liên bang mang Huy Chương Thế Kỷ (The Centenary Medal) trao gắn cho cha Thụ. Huy chương cao qúi này dành cho những người có công đóng góp xây dựng một nền xã hội đa văn hóa Úc. Bữa tiệc được diễn ra trong bầu khí đầy thân tình, lưu luyến.
Tối thứ Hai 30/6/03, Cha Thụ đã chính thức rời Adelaide đi hành hương Paris, Lourdes, Lisieux, Fatima, Medjugorie, Lanciano, Francis Assi, và dự Đại Hội Niềm Tin tại Rôma. Mặc dù gió lạnh, trời tối, cha Thụ không muốn cho một ai tiễn đưa, nhưng cũng có vài chục người đã ra tận phi trường tiễn Cha trong thương mến ngậm ngùi. Họ ôm Cha khóc nức nở.
Chú ý:
Nếu qúi độc giả nào muốn biết thêm về một linh mục khả kính “Ba Có, Ba Không” này. Xin đọc báo Dân Chúa Úc Châu số 103 tháng 6 bài viết: “Nhìn quả, biết cây” của Minh Duy hay vào web site Nam Úc: www.geocities.com/vietcatholic_saustralia để xem hình ảnh các công trình xây cất do Cha Thụ đề xướng.