VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết người cựu giúp việc của ĐTC, Ông Paolo Gabriele, bị thẩm phán điều tra quyết định tiếp tục tạm giam để điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Tòa Thánh.
Trong cuộc họp báo hôm 18-6-2012, Cha Lombardi cũng cho biết tính đến ngày 16-6-2012, Ủy ban 3 Hồng y điều tra về những vụ thất thoát đã nghe 23 người, gồm cả các cấp trên lẫn nhân viên, giáo sĩ cũng như giáo dân tại Tòa Thánh, và cả những người không phải là nhân viên tại Vatican. Trong số những người đó có ông Gabriele. Bình quân, mỗi tuần Ủy ban nghe từ 4 đến 5 người.
Cha Lombardi mạnh mẽ bác bỏ tin của báo La Stampa, xuất bản tại Torino, cho rằng trong các cuộc hỏi cung hồi tuần trước, ông Gabriele đã tiết lộ tên của những người đồng phạm và những người sai ông lấy cắp tài liệu từ căn hộ của Đức Giáo Hoàng. Cha Lombardi nói: ”Đó thực là chuyện bịa đặt, giả thuyết vô căn cứ”.
Cha Lombardi tái kêu gọi giới báo chí hãy theo những sự kiện có thực của cuộc điều tra đang tiến hành và hiện giờ người ta chưa thể xác định bao giờ cuộc điều tra này sẽ chấm dứt. Thẩm phán điều tra chưa chấp nhận đơn của các luật sư xin cho ông Gabriele được quản thúc tại gia. ”Các cuộc thẩm vấn chính thức sẽ được mở lại trong thời gian tới đây”.
Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Công Giáo Famiglia Cristiana ở Roma, số ra ngày 21-6-2012 nhưng một phần được báo này phổ biến trước cho giới báo chí, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhận xét rằng trong vụ Vatileaks, một số ký giả đã theo gương tiểu thuyết gia Dan Brown (tác giả cuốn tiểu thuyết ”Bộ mật mã da Vinci” (Codice da Vinci), tưởng tượng ra những chuyện hoang đường và huyền thoại. ”Tất cả là giả tạo và sự thật là có một ý chí muốn chia rẽ đến từ ma quỉ. Sự đoàn kết chung quan ĐTC là điều căn bản, mang lại sức mạnh cho công việc của Giáo Hội”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Bertone cũng khẳng định rằng không có các Hồng y dính líu trong vụ này. Được hỏi về lời quả quyết này, cha Lombardi nói: ”Dĩ nhiên là ĐHY Quốc vụ khanh, giống như ĐGH đã làm, tái khẳng định sự tín nhiệm nơi các cộng sự viên thân cận nhất của Ngài. .. Tôi thấy trong cuộc phỏng vấn ĐHY Bertone, điều quan trọng là đào sâu quan hệ giữa tự do báo chí, tự do ngôn luận, và việc bảo vệ đời sống riêng tư của mỗi người. Nhiều khi người ta có cảm tưởng các thứ tự do ngôn luận và báo chí là quyền tự do tấn công, gây tổn thương cho người khác”.
Trong cuộc họp báo hôm 18-6-2012, Cha Lombardi cũng cho biết tính đến ngày 16-6-2012, Ủy ban 3 Hồng y điều tra về những vụ thất thoát đã nghe 23 người, gồm cả các cấp trên lẫn nhân viên, giáo sĩ cũng như giáo dân tại Tòa Thánh, và cả những người không phải là nhân viên tại Vatican. Trong số những người đó có ông Gabriele. Bình quân, mỗi tuần Ủy ban nghe từ 4 đến 5 người.
Cha Lombardi mạnh mẽ bác bỏ tin của báo La Stampa, xuất bản tại Torino, cho rằng trong các cuộc hỏi cung hồi tuần trước, ông Gabriele đã tiết lộ tên của những người đồng phạm và những người sai ông lấy cắp tài liệu từ căn hộ của Đức Giáo Hoàng. Cha Lombardi nói: ”Đó thực là chuyện bịa đặt, giả thuyết vô căn cứ”.
Cha Lombardi tái kêu gọi giới báo chí hãy theo những sự kiện có thực của cuộc điều tra đang tiến hành và hiện giờ người ta chưa thể xác định bao giờ cuộc điều tra này sẽ chấm dứt. Thẩm phán điều tra chưa chấp nhận đơn của các luật sư xin cho ông Gabriele được quản thúc tại gia. ”Các cuộc thẩm vấn chính thức sẽ được mở lại trong thời gian tới đây”.
Mặt khác, trong cuộc phỏng vấn dành cho tuần báo Công Giáo Famiglia Cristiana ở Roma, số ra ngày 21-6-2012 nhưng một phần được báo này phổ biến trước cho giới báo chí, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhận xét rằng trong vụ Vatileaks, một số ký giả đã theo gương tiểu thuyết gia Dan Brown (tác giả cuốn tiểu thuyết ”Bộ mật mã da Vinci” (Codice da Vinci), tưởng tượng ra những chuyện hoang đường và huyền thoại. ”Tất cả là giả tạo và sự thật là có một ý chí muốn chia rẽ đến từ ma quỉ. Sự đoàn kết chung quan ĐTC là điều căn bản, mang lại sức mạnh cho công việc của Giáo Hội”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Bertone cũng khẳng định rằng không có các Hồng y dính líu trong vụ này. Được hỏi về lời quả quyết này, cha Lombardi nói: ”Dĩ nhiên là ĐHY Quốc vụ khanh, giống như ĐGH đã làm, tái khẳng định sự tín nhiệm nơi các cộng sự viên thân cận nhất của Ngài. .. Tôi thấy trong cuộc phỏng vấn ĐHY Bertone, điều quan trọng là đào sâu quan hệ giữa tự do báo chí, tự do ngôn luận, và việc bảo vệ đời sống riêng tư của mỗi người. Nhiều khi người ta có cảm tưởng các thứ tự do ngôn luận và báo chí là quyền tự do tấn công, gây tổn thương cho người khác”.