Sự giầu có toàn cầu đã đạt tới mức cao chưa từng có: 241 ngàn tỷ đôla, tăng 4.9 phần trăm so với năm ngoái và 68 phần trăm kể từ năm 2003, trong đó, Hoa Kỳ chiếm tới 72 phần trăm sự gia tăng mới nhất này. Đó là tường trình về sự giầu có trên thế giới năm 2013 tựa là Tường Trình Về Sự Giầu Có Toàn Cầu Của Tín Dụng Thụy Sĩ (Credit Suisse Global Wealth Report). Mức giầu có trung bình của một người trưởng thành đạt tới mức cao chưa từng có: 51,600 đôla. Tuy nhiên, mức giầu có trung bình của một người trưởng thành Thụy Sĩ hiện vượt con số 500,000 đôla, đứng thứ nhất lần thứ hai trong ba năm.
Đâu có thấy giầu hơn chút nào? Điều này không ngạc nhiên chi cả. Vì nếu bạn không sở hữu chứng khoán và căn nhà của bạn vẫn dậm chân tại vũng bùn giá cả hậu suy thoái, hay bạn chưa sở hữu căn nhà nào cả, thì có lẽ sự giầu có của bạn chẳng xê xích bao nhiêu, thậm chí có khi còn tụt hậu ít phần trăm hay tệ hơn thế nữa. Tại Hoa Kỳ, nơi phục hồi kinh tế khá èo uột và nạn thất nghiệp vẫn còn cao, thì ít người bên ngoài số 10 phần trăm những kẻ nắm giữ giầu có có thể trải nghiệm bất cứ sự cải thiện nào về giầu có bản thân kể từ lúc cuộc suy thoái vĩ đại của ba năm 2008-2010 chấm dứt về phương diện kỹ thuật.
Thực vậy, phần lớn sự giầu có được tạo ra trong các năm có khủng hoảng kinh tế đã tập trung vào tay một phần trăm nhỏ xíu các cư dân của quả địa cầu. Theo phúc trình này, sự bất quân bình về giầu có vẫn còn khá cao, với 10 phần trăm dân số thế giới sở hữu 86 phần trăm sự giầu có toàn cầu. Riêng 1 phần trăm cao nhất chiếm tới 46 phần trăm tài sản đó. Tín Dụng Thũy Sĩ tường trình rằng 50 phần trăm người trưởng thành toàn cầu ở cuối bậc thang chỉ sở hữu khoảng 1 phần trăm sự giầu có của quả địa cầu này mà thôi.
Một số quốc gia có mức bất quân bình về giầu có đến ngỡ ngàng. Tường trình này cho hay: “Nga có mức bất quân bình về giầu có cao nhất thế giới, trừ các quốc gia vùng Caribê với nhiều cư dân là tỷ phú”. Vì tại Nga, 110 cá nhân của cả nước chiếm tới 35 phần trăm tài sản của đất nước mênh mông.
Trong năm 2013, Tín Dụng Thụy Sĩ ước tính rằng 3.2 tỷ cá nhân, tức hơn 2 phần 3 người lớn trên thế giới, có tài sản dưới 10,000 đôla. Một tỷ người khác, tức 23 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản từ 10,000 tới 100,000 đôla. Số 393 triệu người còn lại, tức 8 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản trên 100,000 đôla. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng con số này bao gồm 32 triệu triệu phú “đôla Mỹ”, tức nhóm người dưới 1 phần trăm dân số trưởng thành thế giới, nhưng lại nắm giữ 41 phần trăm toàn bộ tài sản toàn cầu. Bên trong nhóm này, Tín Dụng Thụy Sĩ ước lượng rằng 98,700 cá nhân có tài sản hơn 50 triệu đôla, và 33,900 người có tài sản trị giá hơn 100 triệu đôla.
Sự tập trung giầu có lớn nhất diễn ra tại 2 vùng phía bắc: Bắc Mỹ và Bắc Âu Châu. Hai vùng ít giầu có nhất thế giới là Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng sự giầu có toàn cầu sẽ tăng gần 40 phần trăm trong vòng 5 năm tới, đạt 334 ngàn tỷ đôla vào năm 2018. Họ ước lượng rằng các thị trường đang xuất hiện sẽ là tác nhân của 29 phần trăm việc gia tăng này, trong đó, riêng Trung Hoa sẽ chiếm gần 50 phần trăm sự gia tăng về giầu có của các nền kinh tế đang vươn lên.
Năm nay, cũng như bốn năm liên tiếp vừa qua, Hoa Kỳ đạt được sự gia tăng về giầu có cá nhân. Được kích thích bởi việc phục hồi về giá nhà cửa và việc thị trường đầu cơ (bull market) đẩy Dow Jones lên cao, Hoa Kỳ đã cộng thêm 8.1 ngàn tỷ đôla vào tổng số giầu có toàn cầu, nhờ thế gia tăng 12.7 phần trăm việc sở hữu giầu có, lên tới 72.1 ngàn tỷ đôla, tức 20 phần trăm cao hơn mức trước cuộc khủng hoảng năm 2006 và 54 phần trăm cao hơn mức năm 2008.
Trị giá trung bình của sự giầu có toàn cầu, dưới 52,000 đôla, cho thấy nhiều dị biệt tùy từng quốc gia và từng vùng. Những quốc gia giầu có nhất, với mức giầu có hơn 100,000 đôla mỗi người lớn, nằm ở Bắc Mỹ, Tây Âu và ở các nước giầu vùng Á Châu Thái Bình Dương và Trung Đông. Đứng đầu các quốc gia này là Thụy Sĩ, quốc gia mà năm 2011 đã trở thành quốc gia đầu tiên có mức giầu có vượt quá 500,000 đôla. Năm 2012, mức này có giảm chút đỉnh, nhưng năm nay sự gia tăng giá cổ phần (equity) đã đem lại mức giầu có rất cao là 513,000 đôla. Úc (403,000 đôla), Na Uy (380,000 đôla) và Lục Xâm Bảo (315,000 đôla) tất cả đều đã đạt được sự gia tăng về giầu có tính theo đầu người lớn và tiếp tục duy trì được địa vị thứ hai, thứ ba và thứ tư từ năm 2012. Hoa Kỳ, Thụy Điển, Pháp, Tân Gia Ba, Bỉ và Đan Mạch xếp hàng tiếp theo đó, với mức giầu có tính theo đầu người lớn từ 250,000 tới 300,000 đôla.
Nhóm “giầu có ở giữa” bao gồm các nước có mức giầu có trung bình từ 25,000 tới 100,000 đôla. Một số nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) như Bồ Đào Nha, Malta và Slovenia đứng đầu các nước này, trong khi các nước vừa mới gia nhập EU như Cộng Hoà Czech, Estonia và Slovekia thì nằm thấp nhất. Nhóm các quốc gia này cũng bao gồm một số quốc gia Trung Đông như Bahrain, Oman, Lebanon và Saudi Arabia, và một số quốc gia Châu Mỹ La Tinh như Chile, Colombia, Costa Rica, Mexico và Uruguay, vốn được coi như các thị trường đang lớn mạnh. Hung Gia Lợi và Ba Lan đã trở lại nhóm này sau một năm vắng bóng. Libya và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trở lại nhóm này sau nhiều năm khuất dạng.
Nhóm được Tín Dụng Thụy Sĩ gọi là nhóm tiền tuyến (frontier waelth) tức có mức giầu có từ 5,000 tới 25,000 đôla mỗi người lớn, bao gồm các quốc gia có diện tích lớn nhất và cũng có dân số đông nhất thế giới, trong đó có Trung Hoa, Nga, Nam Dương, Ba Tây, Phi Luật Tân, Ai Cập và Iran. Nhóm này cũng bao gồm nhiều quốc gia đang chuyển tiếp ở bên ngoài EU (Albania, Armenia, Azerbaijan, Bosnia, Georgia, Serbia, Kazakhstan và Mông Cổ), phần lớn Châu Mỹ La Tinh (Argentina, Ecuador, El Salvador, Panama, Paraguay, Peru và Venezuela), và nhiều quốc gia dọc Địa Trung Hải (Algeria, Jordan, Libya, Morocco, Syria và Tunisia). Nam Phi gần đây vốn thuộc nhóm giầu có ở giữa, nhưng nay đã tuột xuống nhóm này cùng với các quốc gia vùng Hạ Sahara: Botswana, Equatorial Guinea và Namibia. Lào và Tích Lan năm nay vượt lên quá 5,000 nên đã cùng Thái Lan tham gia nhóm này.
Nhóm các quốc gia cuối cùng về giầu có dưới 5,000 đôla phần lớn tập trung ở Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Nhóm này bao gồm trọn Trung Phi ngoại trừ Angola, Equatorial Guinea và Gabon. India cũng thuộc các quốc gia này, cùng với Bangladesh, Cambodia, Myanmar, Nepal, Pakistan và Việt Nam. Lao đao trong nhóm này cũng có 3 quốc gia giáp giới với EU, đó là Belarus, Moldova và Ukraine.
Đâu có thấy giầu hơn chút nào? Điều này không ngạc nhiên chi cả. Vì nếu bạn không sở hữu chứng khoán và căn nhà của bạn vẫn dậm chân tại vũng bùn giá cả hậu suy thoái, hay bạn chưa sở hữu căn nhà nào cả, thì có lẽ sự giầu có của bạn chẳng xê xích bao nhiêu, thậm chí có khi còn tụt hậu ít phần trăm hay tệ hơn thế nữa. Tại Hoa Kỳ, nơi phục hồi kinh tế khá èo uột và nạn thất nghiệp vẫn còn cao, thì ít người bên ngoài số 10 phần trăm những kẻ nắm giữ giầu có có thể trải nghiệm bất cứ sự cải thiện nào về giầu có bản thân kể từ lúc cuộc suy thoái vĩ đại của ba năm 2008-2010 chấm dứt về phương diện kỹ thuật.
Thực vậy, phần lớn sự giầu có được tạo ra trong các năm có khủng hoảng kinh tế đã tập trung vào tay một phần trăm nhỏ xíu các cư dân của quả địa cầu. Theo phúc trình này, sự bất quân bình về giầu có vẫn còn khá cao, với 10 phần trăm dân số thế giới sở hữu 86 phần trăm sự giầu có toàn cầu. Riêng 1 phần trăm cao nhất chiếm tới 46 phần trăm tài sản đó. Tín Dụng Thũy Sĩ tường trình rằng 50 phần trăm người trưởng thành toàn cầu ở cuối bậc thang chỉ sở hữu khoảng 1 phần trăm sự giầu có của quả địa cầu này mà thôi.
Một số quốc gia có mức bất quân bình về giầu có đến ngỡ ngàng. Tường trình này cho hay: “Nga có mức bất quân bình về giầu có cao nhất thế giới, trừ các quốc gia vùng Caribê với nhiều cư dân là tỷ phú”. Vì tại Nga, 110 cá nhân của cả nước chiếm tới 35 phần trăm tài sản của đất nước mênh mông.
Trong năm 2013, Tín Dụng Thụy Sĩ ước tính rằng 3.2 tỷ cá nhân, tức hơn 2 phần 3 người lớn trên thế giới, có tài sản dưới 10,000 đôla. Một tỷ người khác, tức 23 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản từ 10,000 tới 100,000 đôla. Số 393 triệu người còn lại, tức 8 phần trăm người lớn trên thế giới, sở hữu một tài sản trên 100,000 đôla. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng con số này bao gồm 32 triệu triệu phú “đôla Mỹ”, tức nhóm người dưới 1 phần trăm dân số trưởng thành thế giới, nhưng lại nắm giữ 41 phần trăm toàn bộ tài sản toàn cầu. Bên trong nhóm này, Tín Dụng Thụy Sĩ ước lượng rằng 98,700 cá nhân có tài sản hơn 50 triệu đôla, và 33,900 người có tài sản trị giá hơn 100 triệu đôla.
Sự tập trung giầu có lớn nhất diễn ra tại 2 vùng phía bắc: Bắc Mỹ và Bắc Âu Châu. Hai vùng ít giầu có nhất thế giới là Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Tín Dụng Thụy Sĩ cho rằng sự giầu có toàn cầu sẽ tăng gần 40 phần trăm trong vòng 5 năm tới, đạt 334 ngàn tỷ đôla vào năm 2018. Họ ước lượng rằng các thị trường đang xuất hiện sẽ là tác nhân của 29 phần trăm việc gia tăng này, trong đó, riêng Trung Hoa sẽ chiếm gần 50 phần trăm sự gia tăng về giầu có của các nền kinh tế đang vươn lên.
Năm nay, cũng như bốn năm liên tiếp vừa qua, Hoa Kỳ đạt được sự gia tăng về giầu có cá nhân. Được kích thích bởi việc phục hồi về giá nhà cửa và việc thị trường đầu cơ (bull market) đẩy Dow Jones lên cao, Hoa Kỳ đã cộng thêm 8.1 ngàn tỷ đôla vào tổng số giầu có toàn cầu, nhờ thế gia tăng 12.7 phần trăm việc sở hữu giầu có, lên tới 72.1 ngàn tỷ đôla, tức 20 phần trăm cao hơn mức trước cuộc khủng hoảng năm 2006 và 54 phần trăm cao hơn mức năm 2008.
Trị giá trung bình của sự giầu có toàn cầu, dưới 52,000 đôla, cho thấy nhiều dị biệt tùy từng quốc gia và từng vùng. Những quốc gia giầu có nhất, với mức giầu có hơn 100,000 đôla mỗi người lớn, nằm ở Bắc Mỹ, Tây Âu và ở các nước giầu vùng Á Châu Thái Bình Dương và Trung Đông. Đứng đầu các quốc gia này là Thụy Sĩ, quốc gia mà năm 2011 đã trở thành quốc gia đầu tiên có mức giầu có vượt quá 500,000 đôla. Năm 2012, mức này có giảm chút đỉnh, nhưng năm nay sự gia tăng giá cổ phần (equity) đã đem lại mức giầu có rất cao là 513,000 đôla. Úc (403,000 đôla), Na Uy (380,000 đôla) và Lục Xâm Bảo (315,000 đôla) tất cả đều đã đạt được sự gia tăng về giầu có tính theo đầu người lớn và tiếp tục duy trì được địa vị thứ hai, thứ ba và thứ tư từ năm 2012. Hoa Kỳ, Thụy Điển, Pháp, Tân Gia Ba, Bỉ và Đan Mạch xếp hàng tiếp theo đó, với mức giầu có tính theo đầu người lớn từ 250,000 tới 300,000 đôla.
Nhóm “giầu có ở giữa” bao gồm các nước có mức giầu có trung bình từ 25,000 tới 100,000 đôla. Một số nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) như Bồ Đào Nha, Malta và Slovenia đứng đầu các nước này, trong khi các nước vừa mới gia nhập EU như Cộng Hoà Czech, Estonia và Slovekia thì nằm thấp nhất. Nhóm các quốc gia này cũng bao gồm một số quốc gia Trung Đông như Bahrain, Oman, Lebanon và Saudi Arabia, và một số quốc gia Châu Mỹ La Tinh như Chile, Colombia, Costa Rica, Mexico và Uruguay, vốn được coi như các thị trường đang lớn mạnh. Hung Gia Lợi và Ba Lan đã trở lại nhóm này sau một năm vắng bóng. Libya và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trở lại nhóm này sau nhiều năm khuất dạng.
Nhóm được Tín Dụng Thụy Sĩ gọi là nhóm tiền tuyến (frontier waelth) tức có mức giầu có từ 5,000 tới 25,000 đôla mỗi người lớn, bao gồm các quốc gia có diện tích lớn nhất và cũng có dân số đông nhất thế giới, trong đó có Trung Hoa, Nga, Nam Dương, Ba Tây, Phi Luật Tân, Ai Cập và Iran. Nhóm này cũng bao gồm nhiều quốc gia đang chuyển tiếp ở bên ngoài EU (Albania, Armenia, Azerbaijan, Bosnia, Georgia, Serbia, Kazakhstan và Mông Cổ), phần lớn Châu Mỹ La Tinh (Argentina, Ecuador, El Salvador, Panama, Paraguay, Peru và Venezuela), và nhiều quốc gia dọc Địa Trung Hải (Algeria, Jordan, Libya, Morocco, Syria và Tunisia). Nam Phi gần đây vốn thuộc nhóm giầu có ở giữa, nhưng nay đã tuột xuống nhóm này cùng với các quốc gia vùng Hạ Sahara: Botswana, Equatorial Guinea và Namibia. Lào và Tích Lan năm nay vượt lên quá 5,000 nên đã cùng Thái Lan tham gia nhóm này.
Nhóm các quốc gia cuối cùng về giầu có dưới 5,000 đôla phần lớn tập trung ở Trung Phi Châu và Nam Á Châu. Nhóm này bao gồm trọn Trung Phi ngoại trừ Angola, Equatorial Guinea và Gabon. India cũng thuộc các quốc gia này, cùng với Bangladesh, Cambodia, Myanmar, Nepal, Pakistan và Việt Nam. Lao đao trong nhóm này cũng có 3 quốc gia giáp giới với EU, đó là Belarus, Moldova và Ukraine.