Trong năm 2003, tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ thâm hụt tới 550 tỷ đô la, một mức kỷ lục từ trước tới nay.
Đó là bởi Hoa kỳ đã dùng đồng đô la để nhập khẩu hàng, và điều này cũng có nghĩa là hàng ngày các nước buôn bán với Hoa Kỳ phải tính xem liệu có giữ khoảng 1.5 tỷ đô la hay không.
Nếu họ bán đôla đổi lấy euros, yen, hay các tiền tệ khác thì tỷ giá ngoại tệ đối với đôla sẽ hạ. Và hệ quả là các thị trường mậu dịch và chứng khoán toàn cầu sẽ bị biến động mạnh.
Điều dễ thấy là khác với xu hướng vào cuối thập niên 1990 khi nước ngoài đổ tiền vào Hoa Kỳ cho các công ty Internet và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vốn được giá, thì nay xu hướng này lại bị đảo ngược.
Làn sóng đầu tư này đã làm tỷ giá hối đoái với đồng đôla được giá, tức đồng đôla được giá bởi các nhà đầu tư bán đồng tiền của họ đi để đổi lấy đồng đôla Mỹ để đầu tư vào Mỹ. Thế nhưng nay thì xu thế lại ngược lại.
Mặc dù các nhà đầu tư không rút vốn ra khỏi Hoa Kỳ nhưng họ cũng đang đặt nhiều câu hỏi.
Giới đầu tư lưỡng lự
Báo cáo của một ngân hàng đầu tư tại Hoa Kỳ cho thấy chỉ khoảng 12% các nhà đầu tư được hỏi muốn đầu tư vào Hoa Kỳ so với Âu châu, Nhật Bản và những khu vực khác.
Báo cáo này cũng nói rằng 56% các nhà đầu tư cho rằng đồng đôla sẽ mất giá trong năm sau.
Kể từ đầu năm 2002, đồng đôla đã mất giá khoảng 30% so với đồng euro, 19% so với đồng yen và 23% so với rổ tiền tệ của 26 nước.
Thế nhưng điều này là vấn đề không chỉ đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ vẫn là nước trao đổi mậu dịch lớn nhất và thống kê cho thấy trong năm 2002 Hoa Kỳ xuất khẩu và nhập khẩu với tổng số khoảng 2.5 nghìn tỷ đôla.
Nếu đồng đôla có giá trị cao thì Hoa Kỳ nhập khẩu lợi hơn là xuất khẩu. Nếu đồng đôla thấp giá thì điều ngược lại xảy ra, nó khuyến khích Hoa Kỳ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Do đó tỷ giá đồng đôla Mỹ sẽ ảnh hưởng tới sức cạnh tranah của các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và cũng như Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh.
Tác động tới kinh tế toàn cầu
Vậy đồng đô la mất giá có ý nghĩa thế nào đối với kinh tế thế giới? Các kinh tế gia nói về ba khả năng:
Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ có lợi và không nước nào bất lợi. Đôla mất giá sẽ kích thích kinh tế Hoa Kỳ với việc Hoa Kỳ xuất khẩu nhiều hơn và giảm nhập khẩu.
Thứ hai, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có lợi và Châu Âu và Nhật Bản sẽ bất lợi. Đó là bởi Trung Quốc gắn tỷ giá hối đoái của Nhân Dân Tệ cố định với đồng Đôla do đó Trung Quốc cũng sẽ có lợi trong hoạt động xuất khẩu nếu đồng đôla tụt giá.
Trong khi đó, Châu Âu và Nhật bản đều khó xuất khẩu bởi đồng euro và đồn yen tăng giá. Điều xảy ra là chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ lại ra tăng.
Khả năng thứ ba là đồng đôla sẽ mất giá ghê gớm và các nước đều thiệt. Các nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán và trái phiếu Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu sẽ trì trệ và tụt dốc.
Và khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khủng hoảng người ta bắt đầu nói đến lòng tin của giới đầu tư và người tiêu dùng giảm. Và lúc đó không ai sẽ biết điều gì sẽ xảy ra.
Do đó vị thế của đồng đôla Mỹ sẽ là một bài toán mà không chỉ Hoa Kỳ mà nhiều người đang đi tìm đáp số.(BBC)
Đó là bởi Hoa kỳ đã dùng đồng đô la để nhập khẩu hàng, và điều này cũng có nghĩa là hàng ngày các nước buôn bán với Hoa Kỳ phải tính xem liệu có giữ khoảng 1.5 tỷ đô la hay không.
Nếu họ bán đôla đổi lấy euros, yen, hay các tiền tệ khác thì tỷ giá ngoại tệ đối với đôla sẽ hạ. Và hệ quả là các thị trường mậu dịch và chứng khoán toàn cầu sẽ bị biến động mạnh.
Điều dễ thấy là khác với xu hướng vào cuối thập niên 1990 khi nước ngoài đổ tiền vào Hoa Kỳ cho các công ty Internet và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vốn được giá, thì nay xu hướng này lại bị đảo ngược.
Làn sóng đầu tư này đã làm tỷ giá hối đoái với đồng đôla được giá, tức đồng đôla được giá bởi các nhà đầu tư bán đồng tiền của họ đi để đổi lấy đồng đôla Mỹ để đầu tư vào Mỹ. Thế nhưng nay thì xu thế lại ngược lại.
Mặc dù các nhà đầu tư không rút vốn ra khỏi Hoa Kỳ nhưng họ cũng đang đặt nhiều câu hỏi.
Giới đầu tư lưỡng lự
Báo cáo của một ngân hàng đầu tư tại Hoa Kỳ cho thấy chỉ khoảng 12% các nhà đầu tư được hỏi muốn đầu tư vào Hoa Kỳ so với Âu châu, Nhật Bản và những khu vực khác.
Báo cáo này cũng nói rằng 56% các nhà đầu tư cho rằng đồng đôla sẽ mất giá trong năm sau.
Kể từ đầu năm 2002, đồng đôla đã mất giá khoảng 30% so với đồng euro, 19% so với đồng yen và 23% so với rổ tiền tệ của 26 nước.
Thế nhưng điều này là vấn đề không chỉ đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ vẫn là nước trao đổi mậu dịch lớn nhất và thống kê cho thấy trong năm 2002 Hoa Kỳ xuất khẩu và nhập khẩu với tổng số khoảng 2.5 nghìn tỷ đôla.
Nếu đồng đôla có giá trị cao thì Hoa Kỳ nhập khẩu lợi hơn là xuất khẩu. Nếu đồng đôla thấp giá thì điều ngược lại xảy ra, nó khuyến khích Hoa Kỳ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Do đó tỷ giá đồng đôla Mỹ sẽ ảnh hưởng tới sức cạnh tranah của các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và cũng như Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ La Tinh.
Tác động tới kinh tế toàn cầu
Vậy đồng đô la mất giá có ý nghĩa thế nào đối với kinh tế thế giới? Các kinh tế gia nói về ba khả năng:
Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ có lợi và không nước nào bất lợi. Đôla mất giá sẽ kích thích kinh tế Hoa Kỳ với việc Hoa Kỳ xuất khẩu nhiều hơn và giảm nhập khẩu.
Thứ hai, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có lợi và Châu Âu và Nhật Bản sẽ bất lợi. Đó là bởi Trung Quốc gắn tỷ giá hối đoái của Nhân Dân Tệ cố định với đồng Đôla do đó Trung Quốc cũng sẽ có lợi trong hoạt động xuất khẩu nếu đồng đôla tụt giá.
Trong khi đó, Châu Âu và Nhật bản đều khó xuất khẩu bởi đồng euro và đồn yen tăng giá. Điều xảy ra là chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ lại ra tăng.
Khả năng thứ ba là đồng đôla sẽ mất giá ghê gớm và các nước đều thiệt. Các nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán và trái phiếu Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu sẽ trì trệ và tụt dốc.
Và khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khủng hoảng người ta bắt đầu nói đến lòng tin của giới đầu tư và người tiêu dùng giảm. Và lúc đó không ai sẽ biết điều gì sẽ xảy ra.
Do đó vị thế của đồng đôla Mỹ sẽ là một bài toán mà không chỉ Hoa Kỳ mà nhiều người đang đi tìm đáp số.(BBC)