Mỹ lại ra tay!
Hôm Chúa Nhật 29.2.2004, Tổng Thống Jean Bertrand Aristide của Haiti đã được CIA Mỹ áp tải ra đi, có Thủy Quân Lục Chiến Mỹ “dàn chào”, gióng hệt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị áp tải ra đi vào tối 25.4.1975!
Ông Jean Bertrand Aristide đã từng là một linh mục, luôn hô hào tranh đấu cho người nghèo và đòi hỏi Giáo Hội Công Giáo phải dấn thân vào việc cải tạo xã hội để giải thoát người nghèo, tại sao ra nông nổi này?
“Người Việt quốc gia” đã chiến đấu và sống với Mỹ gần 50 năm, thường tự hào là “đi guốc trong bụng Cộng Sản” và “đi guốc trong bụng Mỹ”, nhưng trong thực tế, biết rất ít về Mỹ và thường bị biến thành công cụ mà vẫn cứ tưởng mình đang phục vụ đất nước! Vụ Tổng Thống Aristide là một bài học nữa có thể giúp “người Việt quốc gia” hiểu rõ hơn về người Mỹ và đất nước này, hiểu rõ hơn cách tranh đấu theo kiểu Mỹ với những hậu quả của nó.
I.- MỘT NƯỚC HAITI KHỐN CÙNG
Haiti là một quần đảo nằm trên biển Caribbean, có diện tích 10.714 dặm vuông, tức 27.750 cây số, tương đương diện tích tiểu bang Maryland của Mỹ, 2/3 là núi. Dân số khoảng 7.527.000 người, 95% là người da đen Phi Châ và 5% là người Âu Châu. Đa số nghèo khổ và thất học, chỉ 45% dân số biết chữ.
Haiti do Christopher Columbus khám phá ra ngày 6.12.1492 và đặt tên là Hispaniola, có nghĩa là Tiểu Tây Ban Nha. Sau đó, vùng này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1697 Tây Ban Nha bán lại cho Pháp và trở thành thuộc địa Pháp, được đặt tên là Saint Domingue. Các nô lệ Phi Châu được đưa tới đây để khai thác.
Năm 1791 người nô lệ nổi loạn và năm 1801 họ tuyên bố độc lập. Năm 1802, vua Napoléon gởi quân đến dẹp, nhưng thất bại. Năm 1804 người nô lệ đã thắng và đổi tên nước thành Haiti, có nghĩa là Miền Đất Núi, và tôn Jean Jacques Dessaines lên làm Hoàng Đế.
Người dân Haiti tưởng rằng sau khi độc lập, mọi người sẽ sung sướng. Nhưng sự thật khác hẳn. Nhiều vụ tranh chấp đã xẩy ra. Chỉ hai năm sau, Jean Jacques Dessaines đã bị ám sát. Các nhà độc tài kế tiếp nhau nắm chính quyền, gây ra những chính biến liên tục trong suốt hai thế kỷ 19 và 20, chưa kể những tranh chấp giữa các nhóm da đen ở phía Bắc và lai da trắng (maluttos) ở phía Nam.
Hoa Kỳ đã đem quân chiếm quần đảo này từ 1915 - 1934, tạo ra một thời gian ổn định. Năm 1918 Hoa Kỳ giúp Haiti soạn thảo và ban hành một hiến pháp để xây dựng dân chủ theo kiểu Mỹ tại Haiti, nhưng cũng như người Pháp, Hoa Kỳ đã thất bại trong việc làm biến đổi con người Haiti.
Năm 1945, ông Dumarsais Estimé được chọn làm Tổng Thống và thiết lập một chế độ dân chủ. Nhưng chề độ dân chủ này chỉ tồn tại được 4 năm. Năm 1949, Tướng Paul Magloire làm đảo chánh và tái lập chế độ độc tài. Năm 1957, Dr. Francois Duvalier được bầu làm Tổng Thống. Ông này còn độc tài khét tiếng hơn các nhà lãnh đạọ trước đó. Ông chủ trương dùng cảnh sát và mật vụ để bảo vệ chế độ. Ông bị ám sát năm 1971. Con ông là Jean Claude Duvalier lên thay, Claude Duvalier có biệt danh là “Papa Doc”, cũng độc tài như cha. Đầu thập niên 1980s, Haiti bị tai họa bệnh AIDS, kinh tế suy sụp, nhiều cuộc nổi loạn đã xảy ra. Năm 1986 “Papa Doc” phải bỏ nước ra đi. Quân đội đứng ra lãnh đạo chính quyền.
Do áp lực của Hoa Kỳ, năm 1988, quân đội đã tổ chức bầu cử và ông Leslie Manigat đắc cử Tổng Thống. Ông Manigat muốn giải nhiệm Tướng Henry Namphy nên vào tháng 8 năm 1988, Tướng này làm đảo chánh và lên nắm chính quyền. Nhưng năm 1990, Mỹ lại dùng Tướng Prosper Avril lật đổ Tướng Namphy và tổ chức bầu cử. Ông Jean Bertrand Aristide ra tranh cử và đắc cử vẻ vang.
II.-ARISTIDE: HY VỌNG CỦA HAITI!
Jean Bertrand Aristide sinh ngày 15.1.1953 tại thành phố Port Salut của Haiti. Gia đnh ông chuyển về thủ đô Port au Prince và ông được học ở trương của Sư Huynh Dòng Salesian. Đây là một dòng do thánh Gioan Don Bosco thành lập năm 1864 để săn sóc và giáo dục những trẻ bụi đời, nên Aristide đã thấm nhuần được tinh thần sống vì người nghèo khó ngay khi còn nhỏ.
Học xong trung học, năm 1974 ông theo học tại College Notre Dame ở Cap-Haitian. Sau đó, ông xin vào làm tập sinh ở chủng viện của Dòng Salesian ở La Vega thuộc Cộng Hòa Dominican. Năm sau, ông quay về Haiti, học triềt học tại Đại Chủng Viện Notre Dame. Đậu xong Cử Nhân, ông qua học State University of Haiti và đậu Tiến Sĩ Triết Học.
1.- Vào đời bằng sứ mạng của một linh mục
Năm 1979, Aristide đến Roma và Do Thái học thêm về thần học và thánh kinh. Ông trở lại Haiti và ngày 3.7.1983 được Giám Mục Haiti là Willy Romlus phong chức linh mục. Ông được chỉ định coi sóc giáo xứ Saint Joseph, một giáo xứ nghèo ở ngoại ô thủ đô Port au Prince. Sau đó, ông về coi sóc giáo xứ St. Jean Bosco trong một khu ổ chuột rộng lớn của thủ đô Port au Prince. Tại đây, ông trở thành một nhà tranh đấu cho người nghèo và cho nhân quyền. Năm 1986, ông thành lập trung tâm La Fanmi Selavi (Gia Đình là Sự Sống) để cung cấp nơi ăn chốn ở và giáo dục cho các trẻ không nhà. Ông cũng đã thành lập đài phát thanh Radio Soleil, dùng làm công cụ phê phán những bất công trong chế độ do Tổng Thống Duvalier lãnh đạo. Danh tiếng ông nổi lên từ đó.
Vào tháng 4 năm 1986, khi chế độ Duvalier sụp đổ, ông tổ chức một cuộc biểu tình lớn tiến về nhà tù Fort Dimanche để tưởng nhớ trên 30.000 người đã bị chế độ Duvalier tàn sát. Quân đội Haiti nổ súng vào đoàn biểu tình đang đứng cầu nguyện, nhưng ông vẫn lên án chế độ trên đài phát thanh Radio Soleil. Ông trở thánh đối tượng của cảnh sát và mật vụ và đã bị mưu sát ít nhất 9 lần, nhưng đều thoát được.
2.- Theo phái “thần học giải phóng”
Về giáo thuyết, ông theo phái “thần học giải phóng” (liberation theology) do một số giáo sĩ vùng Nam Mỹ đề xướng vào đầu thập niên 1960s. Thuật ngữ “thần học giải phóng” được Linh mục Gustavo Guitiérrez, người Peru, xử dụng lần đầu tiên vào năm 1973. Giáo phái này đã phân tích lịch sử theo thuyết đấu tranh giai cấp, kết hợp đức tin Kitô giáo với sự dấn thân làm thay đổi xã hội, tin rằng Thánh Kinh của Chúa Kitô đòi hỏi phải phục vụ ưu tiên người nghèo khó và giáo hội phải dấn thân vào việc đấu tranh cho sự công bình về chính trị và kinh tế trên toàn thế giới, nhất là trong Thế Giới Thứ Ba. Sau Công Đồng Vatican II và Hội Nghị II của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latin ở Colombia, một phong trào tranh đấu cho người nghèo được phát động mạnh, đưa tới bạo động.
Các nhà thần học của Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận mục tiêu mà nhóm “thần học giải phóng” đưa ra là mục tiêu của Giáo Hội Công Giáo, nhưng chỉ trích giáo thuyết này đã vi phạm hai sai lầm quan trọng sau đây: Thứ nhất là giáo thuyết đã lấy đấu tranh giai cấp của Kark Mark làm nền tảng, một căn bản hoàn toàn sai lầm. Thứ hai, giáo thuyết đã phá vở lằn ranh giữa giáo quyền và thế quyền, đòi hỏi Giáo Hội phải dấn thân vào các cuộc cách mạng, kể cả bạo động, để làm thay đổi các chế độ bất công, trong khi Giáo Hội chủ trương tách tôn giáo ra khỏi chính trị. Vì thế, phong trào “thần học giải phóng” bị Giáo Hội ngăn chận.
3.- Đi vào chính trị
Mặc dầu không được Giáo Hội chấp nhận, Aristite vẫn nhân danh Giáo Hội Công Giáo dấn thân vào việc thực hiện một cuộc cách mạng. Ngày 11.9.1988, nhà thờ St. Jean Bosco bị một nhóm ác ôn côn đồ tấn công khi Linh mục Aristide đang cử hành thánh lễ. Hàng chục tu sĩ của Dòng bị hạ sát và nhà thờ bị sụp đổ. Aristide bị trục xuất khỏi Dòng Salesian vì đã vượt ra khỏi lằn ranh giữa tôn giáo và chính trị.
Tuy bị truất quyền thi hành chức vụ linh mục, Aristide vẫn được tiếp tục điều khiển trung tâm La Fanmi Selavi. Ông bắt đầu đứng lên lãnh đạo một phong trào đòi thực hiện dân chủ và được nhiều người ủng hộ.
Năm 1990, khi Haiti tổ chức bầu cử Tổng Thống, Arustide ra tranh cử và đắc cử vẻ vang với 67% tổng số phiếu. Ông nhận chức Tổng Thớng Haiti ngày 7.2.1991 với nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng trước ngày ông tuyên thệ nhận chức, trung tâm La Fanmi Selavi bị đốt cháy, bốn đứa trẻ bị chết.
Lên cầm quyền, ông thực hiện ngay các chương trình chống tham những, chống buôn ma túy, áp dụng luật thuế một cách công bằng và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho dân chúng. Nhờ vậy, phong trào đi tỵ nạn của Haiti giảm xuống còn một nữa. Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới ca ngợi ông.
Nhưng ngày 30.9.1991, Tướng Cedras làm đảo chánh, ông bị lật đổ, phải đi lưu vong. Trước hết ông đến Venezuela và ở hai năm rưởi tại đây, sau đó đến Washington DC. Tuy bị lật đổ, Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới vẫn công nhận ông là Tổng Thống chính thức của Haiti. Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc khối Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ Châu đã quyết định cấm vận Haiti để áp lực buộc Quân Đội phải trao quyền lại cho Tổng Thống Aristide. Tháng 10 năm 1993, Hoa Kỳ phong tỏa hải cảng Port-au-Prince và Tổng Thống Clinton ra lệnh đưa 20.000 quân đổ bộ vào Haiti. Quân đội thấy không thể kháng cự nổi Hoa Kỳ, đã tuyên bố trao quyền lại cho Tổng Thống Aristide kể từ ngày 15.10.1994. Quân đội Hoa Kỳ thay vì đóng vai trò “giải phóng” Haiti, đã trở thành quân đội bảo vệ an ninh cho Haiti, giúp Aristide tiếp thu và củng cố chính quyền. Đến ngày 31.3.1995 Hoa Kỳ mới giao lại cho Liên Hiệp Quốc.
Công việc đầu tiên của Aristide khi trở lại nắm quyền là giải tán quân đội và thành lập lực lượng cảnh sát dân sự để thay thế. Sau đó, tiếp tục thực hiện các chương trình cải cách mà ông đã đưa ra. Với những công trạng này, ông được nhiều giải thưởng quốc tế như Oscar Romeo, Martin Luther King International Stateman and Ecumenial, Aix-la-Chappelle Peace Price, v.v.
Tháng 1 năm 1996, ông kết hôn với Mildred Trouillot, một luật sư Mỹ gốc Haiti. Bà là cố vấn pháp lý của ông trong suốt thời kỳ lưu vong. Ông có với bà hai đứa con gái.
Tháng 2 năm 1996, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, một cuộc bầu cử Tổng Thống tự do và trong hòa bình đã được thực hiện trên đất Haiti. Theo hiến pháp Haiti, sau nhiệm kỳ 5 năm, ông Aristide không còn được ra tranh cử nữa, nên ông đã giúp ông René Preval thắng cử.
4.- Chặng đường đi xuống
Năm 2000, lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc rời khỏi Haiti. Tình hình chính trị trở lại rối loạn, kinh tế Haiti sụp đổ, 50% dân chúng thất nghiệp. Một làn sóng di cư qua Hoa Kỳ lại bùng nổ làm Hoa Kỳ lo lắng. Trong cuộc bầu cử Tổng Thống vào tháng 5, mặc dầu không được hiến pháp cho phép, ông Aristide vẫn ra tranh cử và tái đắc cử qua một cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận. Ngày 2.8.2001, Jean Bertrand Aristide đã tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Haiti trước Quốc Hội với Kinh Thánh trên tay. Ông cam kết sẽ phục hồi đất nước từ nghèo khó và tranh giành quyền lực chính trị. Ông được người tiền nhiệm quàng lên vai trái giải băng 2 màu xanh đỏ, biểu tượng của nguyên thủ, trong khi hàng ngàn vũ công nhảy múa diễn hành trên đường phố. Dân nghèo mừng thấy ông Aristide trở lại. Hoa Kỳ đã gửi Đại Sứ đến dự lễ nhận chức của ông, nhưng Pháp và Liên Hiệp Âu Châu từ chối để bày tỏ sự không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử đã bị tố cáo gian lận.
Vì bị chống đối, ông Aristide đã thi hành các biện pháp độc tài để bảo vệ địa vị. Ông cấu kết với các thành phần tham nhũng làm nền kinh tế suy sụp nhanh hơn. Tệ hại hơn nữa, ông dùng các băng đảng để đàn áp những thành phần hay phê phán chế độ và các thành phần đối lập. Nhiều tổ chức chống đối nổi lên và được dân chúng ủng hộỉ. Giáo Hội Công Giáo cũng đã lên tiếng phê phán và cảnh cáo ông.
Trong thánh lễ hôm Chúa Nhật 11.1.2003, Đức Giám Mục Pierre-André Dumas đã nghiêm khắc lên án nạn tham nhũng, đàn áp và tình trạng vô chính phủ mà ngài nói là do chính quyền Aristide tạo ra. Ngài tuyên bố: “Chúng ta phải lấy lại sức mạnh và nắm lại vận mệnh quốc gia.” Sau đó, một cuộc xuống đường đã diễn ra tại thủ đô Port-Au-Prince để phản đối Tổng Thống Jean-Bertrand Aristide. Đoàn biểu tình với khoảng 10.000 người tham dự đã đi qua nhiều đường phố của thủ đô. Những cuộc biểu tình cũng đã xẩy ra tại nhiều thành phố khác. Các cơ sở thương mại đã đồng loạt đóng cửa để phản đối Tổng Thống Aristide.
Một bản báo cáo của Uũy Ban Công Lý Và Hoà Bình Haiti công bố vào tháng 4 năm 2003 cho biết rằng giết người, bạo hành, bắt cóc và một chuỗi các tội ác khác đã xảy ra hằng ngày ở Haiti. Có 117 người chết trong 4 tháng đầu năm. Hội đồng Giám Mục Haiti đã tuyên bố: “Chúng tôi nhận thấy rằng tình đoàn kết giữa con người với nhau đã tan biến. Chúng tôi lo lắng về sự cẩu thả của một số người nắm giữ vận mệnh của những người khác”.
Các phe nhóm đối lập tố cáo Tổng Thống Aristide đã thất hứa, không giúp đỡ cho những người nghèo khó, để nạn hối lộ và buôn lậu ma tuý lộng hành. Hôm 5.2.2004, phe nổi dậy do Guy Philippe lãnh đạo đã chiếm thành phố Gonaives ở phía Tây Haiti rồi từ đó tiến về thủ đô Haiti khiến Hoa Kỳ và Pháp tuyên bố muốn Aristide phải ra đi để có sự ổn định tại Haiti.
III.- BỊ BẮT CÓC HAY BỎ CHẠY?
Phóng viên của hãng thông tấn AP cho biết đã nhìn thấy một chiếc phản lực cơ màu trắng cất cánh khỏi phi trường Port Au Prince vào lúc 6 giờ 45 ngày 29.2.2004. Leslie Voltaire, một Bộ Trưởng và Cố Vấn của Tổng Thống Jean Bertrand Aristide, xác nhận rằng Tổng Thống Aristide và trưởng ban cận vệ của ông là Frantz Gabriel có mặt trên máy bay này.
Sau đó, ông Randall Robinson, một nhà đấu tranh người Mỹ gốc Phi Châu, cho biết chính Tổng Thống Aristide đã nói với ông qua điện thoại hôm 1.3.2004 rằng ông bị các quân nhân Mỹ dí súng bắt cóc và lật đổ ông bằng một cuộc đảo chánh. Họ nói rằng họ sẽ bắn ông nếu ông không chịu ra đi. Hiện nay ông đang bị bắt làm tù nhân tại Điện Phục Hưng ở thủ đô Bangui của nước Cộng Hòa Trung Phi.
Sự tiết lộ này đã gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho Mỹ. Các nhà lãnh đạo vùng Caribbean đòi tổ chức một cuộc điều tra độc lập về sự ra đi của Tổng Thống Aristide và ám chỉ rằng họ sẽ không đóng góp quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Haiti. Thủ Tướng Patterson của Jamaica, đại diện cho Cộng Đồng Caribbean gồm 15 nước, tuyên bố rằng "sự ra đi vì bị ép buộc của Tổng Thống Aristide là một tiền lệ nguy hiểm đối với mọi nhà lãnh đạo dân cử". Các dân biểu Mỹ cũng lên tiếng phản đối.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc là McClellan nói rằng các phụ tá của Aristide đã tiếp xúc với Đại Sứ Mỹ tại Haiti hôm thứ bảy (28.2.2004) và yêu cầu Hoa Kỳ bảo vệ ông Aristide nếu ông từ chức. Đại sứ Mỹ tham khảo ý kiến Hoa Thịnh Đốn rồi gọi các phụ tá của Aristide và bảo họ rằng nếu Aristide quyết định từ chức, thì Hoa Kỳ “sẽ dễ dàng cho ông ra đi”. Hoa Kỳ đã cho một máy bay tới Haiti bốc ông Aristide. Máy bay đã tới lúc 4 giờ 30 sáng Chúa Nhật 29.2.2004. Ông Aristide được chính các vệ sĩ của ông bảo vệ đi ra phi trường.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald H. Rumsfeld cực lực bác bỏ sự cáo buộc rằng ông Aristide đã bị Hoa Kỳ buộc phải ra khỏi nước, còn Ngoại Trưởng Colin Powell nói rằng ông Aristide tự ý lên máy bay Mỹ chứ chẳng có ép buộc gì cả.
Ông Alexandre, Chánh án Toà án Tối cao Haiti, tạm lãnh quyền Tổng Thống theo Hiến Pháp Haiti. Nhưng hôm 8.3.2004, ông Aristide tuyên bố ông đã bị bắt cóc và hiện nay vẫn còn là Tổng Thống hợp pháp của Haiti.
IV.- TẠI SAO MỸ PHẢI CAN THIỆP?
Các nhà phân tích đã đưa ra hai lý do chính khiến Mỹ phải nhảy vào Haiti:
Lý do thứ nhất: Hoa Kỳ thường coi vùng biển Caribbean là “ao nhà” của Mỹ. Mỹ có trách nhiệm phải thu xếp, các nước khác không được đụng tới.
Lý do thứ hai: Làn sóng tỵ nạn của Haiti sẽ gây phiền hà cho Mỹ.
Hôm 25.2.2004, vài giờ sau khi TT Bush kêu gọi dân Haitii đừng rời bỏ đất nước bất kể bạo lực đang leo thang, một tàu vận tải ven biển có 22 người Haitii ở trên đã bị Tuần Duyên Mỹ chận lại ngoài bờ biển Miami. Hôm 28.2.2004, 336 người Haiti bị chận giữa biển đã bị cưỡng bách hồi hương.
Trong các cuộc biến loạn từ năm 1991 đến 1994 tại Haiti, Duyên Phòng Mỹ đã trả về hầu hết trong số 65.000 người Haiti di tản qua Mỹ.
Chúng ta nhớ lại khi Nam Dương đem quân xâm chiếm Đông Timor, các cuộc tàn sát dã man đã xẩy ra, hàng trăm ngàn người đã chạy qua Úc. Lúc đó Mỹ vẫn làm ngơ vì quyền lợi Mỹ không bị xâm phạm. Trong khi đó, Úc phải đứng ra tìm mọi cách chấm dứt cuộc chiến này để đưa người tị nạn quay lại Đông Timor.
Nhật báo The Miami Herald viết rằng điều đáng sợ nhất là chính phủ Mỹ đã không thèm thanh lọc dù chỉ giả vờ. Họ đã xua đuổi những người tỵ nạn trở về Haiti, dù phải chịu khủng bố, giam cầm hoặc giết chết trên quê hương họ. Hành động này hoàn toàn trái với Công Ước Quốc Tế Về Quyền Tỵ Nạn mà Hoa Kỳ từng ký kết năm 1951.
V.- NHÌN NGƯỜI NGHĨ ĐẾN TA
Qua các biên động ở Haiti, chúng ta có thể rút ra các bài học sau đây:
Bài học 1: Mỹ hành động vì quyền lợi Mỹ: Mỹ thường bị coi là “Sen-đầm quốc tế”, hay can thiệp vào những chuyện trên thế giới, bất chấp quốc tế công pháp. Nhưng không phải chuyện gì Mỹ cũng nhảy vào. Mỹ chỉ nhảy vào khi quyền lợi của Mỹ bị xâm phạm hay đe dọa mà thôi.
Trên lãnh vực chính trị và kinh tế, chính phủ Hoa Kỳ ban hành nhiều đạo luật để làm áp lực bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, chẳng hạn như đạo luật về quyền di dân, đạo luật về quyền của người lao động, đạo luật về nhân quyền, đạo luật về quyến tự do tôn giáo, đạo luật về tài trợ, v.v. Chúng ta có thể nhận diện các đạo luật thuộc loại này không có gì khó khăn, vì đạo luật nào thuộc loại đó cũng có một câu thòng, nói rằng nếu xét thấy vì lợi ích quốc gia, Tổng Thống có quyền từ bỏ việc áp dụng sự trừng phạt. Vì các đạo luật đó chỉ được lập ra để bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mỹ, chúng ta không thể dùng để “giải phóng” quê hương khỏi chế độ cộng sản như một số người thường mơ tưởng.
Bài học 2: Dứt khoát không dùng tôn giáo để đạt mục tiêu chính trị. Một số giáo sĩ Nam Mỹ đã đưa ra “thần học giải phóng” để thúc đẩy Giáo Hội Công Giáo phải đứng ra làm cách mạng để giải phóng người nghèo. Nhưng kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi tôn giáo bước vào chính trị, rối loạn sẽ phát sinh, cả giáo hội lẫn xã hội đều bị tổn thương, vì hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau. Vụ linh mục Aristide là một thí dụ điển hình.
Trong những năm qua, nhóm Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại cũng đã nhiều lần thúc đẩy Giáo Hội Việt Nam và cả Tòa Thánh Vatican đi vào các hoạt động chính trị phiêu lưu, nhưng chẳng ai nghe họ. Trong phạm vi tôn giáo, Giáo Hội có nhiệm vụ kêu gọi thực hiện công lý, giải phóng người nghèo, đồng thời khuyến cáo và hướng dẫn người tín hữu giáo dân thực hiện những điều đó, nhưng Giáo Hội không thể làm thay họ được.
Bài học 3: Thiếu giáo dục, không thể có phát triển và dân chủ được. Đa số dân Haiti là người nô lệ Phi Châu, họ có tinh thần quật khởi rất cao, nhưng không ngóc đầu lên được chỉ vì thiếu giáo dục: Chỉ koảng 45% biết đọc và viết. Số sinh viên theo học đại học hàng năm chỉ khoảng 5.000 người, tức khoảng 0,06% dân số, đa số là con nhà giàu. Số người tốt nghiệp đại học trong cả nước cũng chưa đến 1%. Hậu quả:
1.- Đất nước không phát triển được: Giai cấp hạng cao chỉ có 2% nhưng đã nắm 44% lợi tức quốc gia. 80% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Lực lượng lao động có khoảng 3.600.000 người, nhưng đa số không có tay nghề vì thiếu trình độ, nên lợi tức rất thấp. Mức sinh sản lại quá cao trong khi tài nguyên khai thác không đáp ứng kịp, nên ngày càng nghèo thêm. Vì không hiểu biết phương pháp giữ vệ sinh và ngừa bệnh, AIDS/HIV lan tràn.
2.- Không thoát ra khỏi được mê tín dị đoan: Mặc dầu có đến 80% theo Thiên Chúa Giáo, đa số vẫn còn tin vào phép phù thủy (Voodoo) mà cha ông họ đã mang theo từ đất mẹ. Lối khám bệnh và chửa bệnh bằng phép phù thủy còn rất phổ biến. Ít ai được hưởng các tiến bộ của y khoa.
3.- Không thể xây dựng dân chủ: Hoa Kỳ đã giúp soạn cho một bản hiến pháp và Pháp đã giúp soạn ra những đạo luật tân tiến, nhưng vì thiếu trình độ nên không áp dụng được. Người dân phán đoán mọi biến cố xẩy ra theo cảm tính hay tin đồn, nên thường bị các chính khách hoạt đầu lừa gạt. Số đảng phái mọc lên như nấm và người ta thường giải quyết các tranh chấp bằng bạo động, thay vì bằng đối thoại và luật pháp. Do đó, các cuộc bạo động xẩy ra triền miên, hết thế kỷ này qua thế kỷ khác.
Thật ra, không phải chỉ Haiti vướng mắc vào tình trạng không phát triển và không xây dựng dân chủ được vì thiếu giáo dục. Nhiều nước ở Phi Châu và Nam Mỹ cũng lâm vào tình trạng này.
Nhìn lại cộng đồng người Việt, chúng ta cũng thấy mặc dầu đã sống gần 30 năm trên đất Mỹ, một quốc gia văn minh và dân chủ nhất thế giới, rất nhiều người Việt vẫn chưa thoát ra khỏi con bệnh chậm tiến mang từ quê nhà sang, vẫn nhìn mọi biến cố theo cảm tính và tin đồn. Tệ hại hơn nữa, những ai không tin như họ đều bị kết án là tay sai Cộng Sản hay phá hoại cộng đồng và có thể bị hành hình nếu cơ hội cho phép...
Bài học của Haiti cho thấy muốn đưa đất nước và cộng đồng đi lên, muốn xây dựng dân chủ, điều kiện trước tiên là nâng cao trình độ giáo dục của dân chúng lên. Không có giáo dục sẽ không có phát triển và không có giáo dục sẽ không có dân chủ.
Hình ảnh của cựu Linh mục Aristide cho thấy giữa ước muốn và thực tế hoàn toàn khác biệt. Muốn đi tới mục tiêu, phải hành động có phương pháp, chứ không thể chỉ xử dụng thiện chí hay võ rừng. Tục ngữ Latin có câu: “Corruptia optimi pessima”. Kẻ tốt nhất khi trở thành xấu sẽ là kẽ xấu nhất. Câu này đúng với Linh mục Aristide.
Hôm Chúa Nhật 29.2.2004, Tổng Thống Jean Bertrand Aristide của Haiti đã được CIA Mỹ áp tải ra đi, có Thủy Quân Lục Chiến Mỹ “dàn chào”, gióng hệt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị áp tải ra đi vào tối 25.4.1975!
Ông Jean Bertrand Aristide đã từng là một linh mục, luôn hô hào tranh đấu cho người nghèo và đòi hỏi Giáo Hội Công Giáo phải dấn thân vào việc cải tạo xã hội để giải thoát người nghèo, tại sao ra nông nổi này?
“Người Việt quốc gia” đã chiến đấu và sống với Mỹ gần 50 năm, thường tự hào là “đi guốc trong bụng Cộng Sản” và “đi guốc trong bụng Mỹ”, nhưng trong thực tế, biết rất ít về Mỹ và thường bị biến thành công cụ mà vẫn cứ tưởng mình đang phục vụ đất nước! Vụ Tổng Thống Aristide là một bài học nữa có thể giúp “người Việt quốc gia” hiểu rõ hơn về người Mỹ và đất nước này, hiểu rõ hơn cách tranh đấu theo kiểu Mỹ với những hậu quả của nó.
I.- MỘT NƯỚC HAITI KHỐN CÙNG
Haiti là một quần đảo nằm trên biển Caribbean, có diện tích 10.714 dặm vuông, tức 27.750 cây số, tương đương diện tích tiểu bang Maryland của Mỹ, 2/3 là núi. Dân số khoảng 7.527.000 người, 95% là người da đen Phi Châ và 5% là người Âu Châu. Đa số nghèo khổ và thất học, chỉ 45% dân số biết chữ.
Haiti do Christopher Columbus khám phá ra ngày 6.12.1492 và đặt tên là Hispaniola, có nghĩa là Tiểu Tây Ban Nha. Sau đó, vùng này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1697 Tây Ban Nha bán lại cho Pháp và trở thành thuộc địa Pháp, được đặt tên là Saint Domingue. Các nô lệ Phi Châu được đưa tới đây để khai thác.
Năm 1791 người nô lệ nổi loạn và năm 1801 họ tuyên bố độc lập. Năm 1802, vua Napoléon gởi quân đến dẹp, nhưng thất bại. Năm 1804 người nô lệ đã thắng và đổi tên nước thành Haiti, có nghĩa là Miền Đất Núi, và tôn Jean Jacques Dessaines lên làm Hoàng Đế.
Người dân Haiti tưởng rằng sau khi độc lập, mọi người sẽ sung sướng. Nhưng sự thật khác hẳn. Nhiều vụ tranh chấp đã xẩy ra. Chỉ hai năm sau, Jean Jacques Dessaines đã bị ám sát. Các nhà độc tài kế tiếp nhau nắm chính quyền, gây ra những chính biến liên tục trong suốt hai thế kỷ 19 và 20, chưa kể những tranh chấp giữa các nhóm da đen ở phía Bắc và lai da trắng (maluttos) ở phía Nam.
Hoa Kỳ đã đem quân chiếm quần đảo này từ 1915 - 1934, tạo ra một thời gian ổn định. Năm 1918 Hoa Kỳ giúp Haiti soạn thảo và ban hành một hiến pháp để xây dựng dân chủ theo kiểu Mỹ tại Haiti, nhưng cũng như người Pháp, Hoa Kỳ đã thất bại trong việc làm biến đổi con người Haiti.
Năm 1945, ông Dumarsais Estimé được chọn làm Tổng Thống và thiết lập một chế độ dân chủ. Nhưng chề độ dân chủ này chỉ tồn tại được 4 năm. Năm 1949, Tướng Paul Magloire làm đảo chánh và tái lập chế độ độc tài. Năm 1957, Dr. Francois Duvalier được bầu làm Tổng Thống. Ông này còn độc tài khét tiếng hơn các nhà lãnh đạọ trước đó. Ông chủ trương dùng cảnh sát và mật vụ để bảo vệ chế độ. Ông bị ám sát năm 1971. Con ông là Jean Claude Duvalier lên thay, Claude Duvalier có biệt danh là “Papa Doc”, cũng độc tài như cha. Đầu thập niên 1980s, Haiti bị tai họa bệnh AIDS, kinh tế suy sụp, nhiều cuộc nổi loạn đã xảy ra. Năm 1986 “Papa Doc” phải bỏ nước ra đi. Quân đội đứng ra lãnh đạo chính quyền.
Do áp lực của Hoa Kỳ, năm 1988, quân đội đã tổ chức bầu cử và ông Leslie Manigat đắc cử Tổng Thống. Ông Manigat muốn giải nhiệm Tướng Henry Namphy nên vào tháng 8 năm 1988, Tướng này làm đảo chánh và lên nắm chính quyền. Nhưng năm 1990, Mỹ lại dùng Tướng Prosper Avril lật đổ Tướng Namphy và tổ chức bầu cử. Ông Jean Bertrand Aristide ra tranh cử và đắc cử vẻ vang.
II.-ARISTIDE: HY VỌNG CỦA HAITI!
Jean Bertrand Aristide sinh ngày 15.1.1953 tại thành phố Port Salut của Haiti. Gia đnh ông chuyển về thủ đô Port au Prince và ông được học ở trương của Sư Huynh Dòng Salesian. Đây là một dòng do thánh Gioan Don Bosco thành lập năm 1864 để săn sóc và giáo dục những trẻ bụi đời, nên Aristide đã thấm nhuần được tinh thần sống vì người nghèo khó ngay khi còn nhỏ.
Học xong trung học, năm 1974 ông theo học tại College Notre Dame ở Cap-Haitian. Sau đó, ông xin vào làm tập sinh ở chủng viện của Dòng Salesian ở La Vega thuộc Cộng Hòa Dominican. Năm sau, ông quay về Haiti, học triềt học tại Đại Chủng Viện Notre Dame. Đậu xong Cử Nhân, ông qua học State University of Haiti và đậu Tiến Sĩ Triết Học.
1.- Vào đời bằng sứ mạng của một linh mục
Năm 1979, Aristide đến Roma và Do Thái học thêm về thần học và thánh kinh. Ông trở lại Haiti và ngày 3.7.1983 được Giám Mục Haiti là Willy Romlus phong chức linh mục. Ông được chỉ định coi sóc giáo xứ Saint Joseph, một giáo xứ nghèo ở ngoại ô thủ đô Port au Prince. Sau đó, ông về coi sóc giáo xứ St. Jean Bosco trong một khu ổ chuột rộng lớn của thủ đô Port au Prince. Tại đây, ông trở thành một nhà tranh đấu cho người nghèo và cho nhân quyền. Năm 1986, ông thành lập trung tâm La Fanmi Selavi (Gia Đình là Sự Sống) để cung cấp nơi ăn chốn ở và giáo dục cho các trẻ không nhà. Ông cũng đã thành lập đài phát thanh Radio Soleil, dùng làm công cụ phê phán những bất công trong chế độ do Tổng Thống Duvalier lãnh đạo. Danh tiếng ông nổi lên từ đó.
Vào tháng 4 năm 1986, khi chế độ Duvalier sụp đổ, ông tổ chức một cuộc biểu tình lớn tiến về nhà tù Fort Dimanche để tưởng nhớ trên 30.000 người đã bị chế độ Duvalier tàn sát. Quân đội Haiti nổ súng vào đoàn biểu tình đang đứng cầu nguyện, nhưng ông vẫn lên án chế độ trên đài phát thanh Radio Soleil. Ông trở thánh đối tượng của cảnh sát và mật vụ và đã bị mưu sát ít nhất 9 lần, nhưng đều thoát được.
2.- Theo phái “thần học giải phóng”
Về giáo thuyết, ông theo phái “thần học giải phóng” (liberation theology) do một số giáo sĩ vùng Nam Mỹ đề xướng vào đầu thập niên 1960s. Thuật ngữ “thần học giải phóng” được Linh mục Gustavo Guitiérrez, người Peru, xử dụng lần đầu tiên vào năm 1973. Giáo phái này đã phân tích lịch sử theo thuyết đấu tranh giai cấp, kết hợp đức tin Kitô giáo với sự dấn thân làm thay đổi xã hội, tin rằng Thánh Kinh của Chúa Kitô đòi hỏi phải phục vụ ưu tiên người nghèo khó và giáo hội phải dấn thân vào việc đấu tranh cho sự công bình về chính trị và kinh tế trên toàn thế giới, nhất là trong Thế Giới Thứ Ba. Sau Công Đồng Vatican II và Hội Nghị II của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latin ở Colombia, một phong trào tranh đấu cho người nghèo được phát động mạnh, đưa tới bạo động.
Các nhà thần học của Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận mục tiêu mà nhóm “thần học giải phóng” đưa ra là mục tiêu của Giáo Hội Công Giáo, nhưng chỉ trích giáo thuyết này đã vi phạm hai sai lầm quan trọng sau đây: Thứ nhất là giáo thuyết đã lấy đấu tranh giai cấp của Kark Mark làm nền tảng, một căn bản hoàn toàn sai lầm. Thứ hai, giáo thuyết đã phá vở lằn ranh giữa giáo quyền và thế quyền, đòi hỏi Giáo Hội phải dấn thân vào các cuộc cách mạng, kể cả bạo động, để làm thay đổi các chế độ bất công, trong khi Giáo Hội chủ trương tách tôn giáo ra khỏi chính trị. Vì thế, phong trào “thần học giải phóng” bị Giáo Hội ngăn chận.
3.- Đi vào chính trị
Mặc dầu không được Giáo Hội chấp nhận, Aristite vẫn nhân danh Giáo Hội Công Giáo dấn thân vào việc thực hiện một cuộc cách mạng. Ngày 11.9.1988, nhà thờ St. Jean Bosco bị một nhóm ác ôn côn đồ tấn công khi Linh mục Aristide đang cử hành thánh lễ. Hàng chục tu sĩ của Dòng bị hạ sát và nhà thờ bị sụp đổ. Aristide bị trục xuất khỏi Dòng Salesian vì đã vượt ra khỏi lằn ranh giữa tôn giáo và chính trị.
Tuy bị truất quyền thi hành chức vụ linh mục, Aristide vẫn được tiếp tục điều khiển trung tâm La Fanmi Selavi. Ông bắt đầu đứng lên lãnh đạo một phong trào đòi thực hiện dân chủ và được nhiều người ủng hộ.
Năm 1990, khi Haiti tổ chức bầu cử Tổng Thống, Arustide ra tranh cử và đắc cử vẻ vang với 67% tổng số phiếu. Ông nhận chức Tổng Thớng Haiti ngày 7.2.1991 với nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng trước ngày ông tuyên thệ nhận chức, trung tâm La Fanmi Selavi bị đốt cháy, bốn đứa trẻ bị chết.
Lên cầm quyền, ông thực hiện ngay các chương trình chống tham những, chống buôn ma túy, áp dụng luật thuế một cách công bằng và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho dân chúng. Nhờ vậy, phong trào đi tỵ nạn của Haiti giảm xuống còn một nữa. Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới ca ngợi ông.
Nhưng ngày 30.9.1991, Tướng Cedras làm đảo chánh, ông bị lật đổ, phải đi lưu vong. Trước hết ông đến Venezuela và ở hai năm rưởi tại đây, sau đó đến Washington DC. Tuy bị lật đổ, Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới vẫn công nhận ông là Tổng Thống chính thức của Haiti. Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc khối Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ Châu đã quyết định cấm vận Haiti để áp lực buộc Quân Đội phải trao quyền lại cho Tổng Thống Aristide. Tháng 10 năm 1993, Hoa Kỳ phong tỏa hải cảng Port-au-Prince và Tổng Thống Clinton ra lệnh đưa 20.000 quân đổ bộ vào Haiti. Quân đội thấy không thể kháng cự nổi Hoa Kỳ, đã tuyên bố trao quyền lại cho Tổng Thống Aristide kể từ ngày 15.10.1994. Quân đội Hoa Kỳ thay vì đóng vai trò “giải phóng” Haiti, đã trở thành quân đội bảo vệ an ninh cho Haiti, giúp Aristide tiếp thu và củng cố chính quyền. Đến ngày 31.3.1995 Hoa Kỳ mới giao lại cho Liên Hiệp Quốc.
Công việc đầu tiên của Aristide khi trở lại nắm quyền là giải tán quân đội và thành lập lực lượng cảnh sát dân sự để thay thế. Sau đó, tiếp tục thực hiện các chương trình cải cách mà ông đã đưa ra. Với những công trạng này, ông được nhiều giải thưởng quốc tế như Oscar Romeo, Martin Luther King International Stateman and Ecumenial, Aix-la-Chappelle Peace Price, v.v.
Tháng 1 năm 1996, ông kết hôn với Mildred Trouillot, một luật sư Mỹ gốc Haiti. Bà là cố vấn pháp lý của ông trong suốt thời kỳ lưu vong. Ông có với bà hai đứa con gái.
Tháng 2 năm 1996, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, một cuộc bầu cử Tổng Thống tự do và trong hòa bình đã được thực hiện trên đất Haiti. Theo hiến pháp Haiti, sau nhiệm kỳ 5 năm, ông Aristide không còn được ra tranh cử nữa, nên ông đã giúp ông René Preval thắng cử.
4.- Chặng đường đi xuống
Năm 2000, lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc rời khỏi Haiti. Tình hình chính trị trở lại rối loạn, kinh tế Haiti sụp đổ, 50% dân chúng thất nghiệp. Một làn sóng di cư qua Hoa Kỳ lại bùng nổ làm Hoa Kỳ lo lắng. Trong cuộc bầu cử Tổng Thống vào tháng 5, mặc dầu không được hiến pháp cho phép, ông Aristide vẫn ra tranh cử và tái đắc cử qua một cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận. Ngày 2.8.2001, Jean Bertrand Aristide đã tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Haiti trước Quốc Hội với Kinh Thánh trên tay. Ông cam kết sẽ phục hồi đất nước từ nghèo khó và tranh giành quyền lực chính trị. Ông được người tiền nhiệm quàng lên vai trái giải băng 2 màu xanh đỏ, biểu tượng của nguyên thủ, trong khi hàng ngàn vũ công nhảy múa diễn hành trên đường phố. Dân nghèo mừng thấy ông Aristide trở lại. Hoa Kỳ đã gửi Đại Sứ đến dự lễ nhận chức của ông, nhưng Pháp và Liên Hiệp Âu Châu từ chối để bày tỏ sự không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử đã bị tố cáo gian lận.
Vì bị chống đối, ông Aristide đã thi hành các biện pháp độc tài để bảo vệ địa vị. Ông cấu kết với các thành phần tham nhũng làm nền kinh tế suy sụp nhanh hơn. Tệ hại hơn nữa, ông dùng các băng đảng để đàn áp những thành phần hay phê phán chế độ và các thành phần đối lập. Nhiều tổ chức chống đối nổi lên và được dân chúng ủng hộỉ. Giáo Hội Công Giáo cũng đã lên tiếng phê phán và cảnh cáo ông.
Trong thánh lễ hôm Chúa Nhật 11.1.2003, Đức Giám Mục Pierre-André Dumas đã nghiêm khắc lên án nạn tham nhũng, đàn áp và tình trạng vô chính phủ mà ngài nói là do chính quyền Aristide tạo ra. Ngài tuyên bố: “Chúng ta phải lấy lại sức mạnh và nắm lại vận mệnh quốc gia.” Sau đó, một cuộc xuống đường đã diễn ra tại thủ đô Port-Au-Prince để phản đối Tổng Thống Jean-Bertrand Aristide. Đoàn biểu tình với khoảng 10.000 người tham dự đã đi qua nhiều đường phố của thủ đô. Những cuộc biểu tình cũng đã xẩy ra tại nhiều thành phố khác. Các cơ sở thương mại đã đồng loạt đóng cửa để phản đối Tổng Thống Aristide.
Một bản báo cáo của Uũy Ban Công Lý Và Hoà Bình Haiti công bố vào tháng 4 năm 2003 cho biết rằng giết người, bạo hành, bắt cóc và một chuỗi các tội ác khác đã xảy ra hằng ngày ở Haiti. Có 117 người chết trong 4 tháng đầu năm. Hội đồng Giám Mục Haiti đã tuyên bố: “Chúng tôi nhận thấy rằng tình đoàn kết giữa con người với nhau đã tan biến. Chúng tôi lo lắng về sự cẩu thả của một số người nắm giữ vận mệnh của những người khác”.
Các phe nhóm đối lập tố cáo Tổng Thống Aristide đã thất hứa, không giúp đỡ cho những người nghèo khó, để nạn hối lộ và buôn lậu ma tuý lộng hành. Hôm 5.2.2004, phe nổi dậy do Guy Philippe lãnh đạo đã chiếm thành phố Gonaives ở phía Tây Haiti rồi từ đó tiến về thủ đô Haiti khiến Hoa Kỳ và Pháp tuyên bố muốn Aristide phải ra đi để có sự ổn định tại Haiti.
III.- BỊ BẮT CÓC HAY BỎ CHẠY?
Phóng viên của hãng thông tấn AP cho biết đã nhìn thấy một chiếc phản lực cơ màu trắng cất cánh khỏi phi trường Port Au Prince vào lúc 6 giờ 45 ngày 29.2.2004. Leslie Voltaire, một Bộ Trưởng và Cố Vấn của Tổng Thống Jean Bertrand Aristide, xác nhận rằng Tổng Thống Aristide và trưởng ban cận vệ của ông là Frantz Gabriel có mặt trên máy bay này.
Sau đó, ông Randall Robinson, một nhà đấu tranh người Mỹ gốc Phi Châu, cho biết chính Tổng Thống Aristide đã nói với ông qua điện thoại hôm 1.3.2004 rằng ông bị các quân nhân Mỹ dí súng bắt cóc và lật đổ ông bằng một cuộc đảo chánh. Họ nói rằng họ sẽ bắn ông nếu ông không chịu ra đi. Hiện nay ông đang bị bắt làm tù nhân tại Điện Phục Hưng ở thủ đô Bangui của nước Cộng Hòa Trung Phi.
Sự tiết lộ này đã gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho Mỹ. Các nhà lãnh đạo vùng Caribbean đòi tổ chức một cuộc điều tra độc lập về sự ra đi của Tổng Thống Aristide và ám chỉ rằng họ sẽ không đóng góp quân cho lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Haiti. Thủ Tướng Patterson của Jamaica, đại diện cho Cộng Đồng Caribbean gồm 15 nước, tuyên bố rằng "sự ra đi vì bị ép buộc của Tổng Thống Aristide là một tiền lệ nguy hiểm đối với mọi nhà lãnh đạo dân cử". Các dân biểu Mỹ cũng lên tiếng phản đối.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc là McClellan nói rằng các phụ tá của Aristide đã tiếp xúc với Đại Sứ Mỹ tại Haiti hôm thứ bảy (28.2.2004) và yêu cầu Hoa Kỳ bảo vệ ông Aristide nếu ông từ chức. Đại sứ Mỹ tham khảo ý kiến Hoa Thịnh Đốn rồi gọi các phụ tá của Aristide và bảo họ rằng nếu Aristide quyết định từ chức, thì Hoa Kỳ “sẽ dễ dàng cho ông ra đi”. Hoa Kỳ đã cho một máy bay tới Haiti bốc ông Aristide. Máy bay đã tới lúc 4 giờ 30 sáng Chúa Nhật 29.2.2004. Ông Aristide được chính các vệ sĩ của ông bảo vệ đi ra phi trường.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald H. Rumsfeld cực lực bác bỏ sự cáo buộc rằng ông Aristide đã bị Hoa Kỳ buộc phải ra khỏi nước, còn Ngoại Trưởng Colin Powell nói rằng ông Aristide tự ý lên máy bay Mỹ chứ chẳng có ép buộc gì cả.
Ông Alexandre, Chánh án Toà án Tối cao Haiti, tạm lãnh quyền Tổng Thống theo Hiến Pháp Haiti. Nhưng hôm 8.3.2004, ông Aristide tuyên bố ông đã bị bắt cóc và hiện nay vẫn còn là Tổng Thống hợp pháp của Haiti.
IV.- TẠI SAO MỸ PHẢI CAN THIỆP?
Các nhà phân tích đã đưa ra hai lý do chính khiến Mỹ phải nhảy vào Haiti:
Lý do thứ nhất: Hoa Kỳ thường coi vùng biển Caribbean là “ao nhà” của Mỹ. Mỹ có trách nhiệm phải thu xếp, các nước khác không được đụng tới.
Lý do thứ hai: Làn sóng tỵ nạn của Haiti sẽ gây phiền hà cho Mỹ.
Hôm 25.2.2004, vài giờ sau khi TT Bush kêu gọi dân Haitii đừng rời bỏ đất nước bất kể bạo lực đang leo thang, một tàu vận tải ven biển có 22 người Haitii ở trên đã bị Tuần Duyên Mỹ chận lại ngoài bờ biển Miami. Hôm 28.2.2004, 336 người Haiti bị chận giữa biển đã bị cưỡng bách hồi hương.
Trong các cuộc biến loạn từ năm 1991 đến 1994 tại Haiti, Duyên Phòng Mỹ đã trả về hầu hết trong số 65.000 người Haiti di tản qua Mỹ.
Chúng ta nhớ lại khi Nam Dương đem quân xâm chiếm Đông Timor, các cuộc tàn sát dã man đã xẩy ra, hàng trăm ngàn người đã chạy qua Úc. Lúc đó Mỹ vẫn làm ngơ vì quyền lợi Mỹ không bị xâm phạm. Trong khi đó, Úc phải đứng ra tìm mọi cách chấm dứt cuộc chiến này để đưa người tị nạn quay lại Đông Timor.
Nhật báo The Miami Herald viết rằng điều đáng sợ nhất là chính phủ Mỹ đã không thèm thanh lọc dù chỉ giả vờ. Họ đã xua đuổi những người tỵ nạn trở về Haiti, dù phải chịu khủng bố, giam cầm hoặc giết chết trên quê hương họ. Hành động này hoàn toàn trái với Công Ước Quốc Tế Về Quyền Tỵ Nạn mà Hoa Kỳ từng ký kết năm 1951.
V.- NHÌN NGƯỜI NGHĨ ĐẾN TA
Qua các biên động ở Haiti, chúng ta có thể rút ra các bài học sau đây:
Bài học 1: Mỹ hành động vì quyền lợi Mỹ: Mỹ thường bị coi là “Sen-đầm quốc tế”, hay can thiệp vào những chuyện trên thế giới, bất chấp quốc tế công pháp. Nhưng không phải chuyện gì Mỹ cũng nhảy vào. Mỹ chỉ nhảy vào khi quyền lợi của Mỹ bị xâm phạm hay đe dọa mà thôi.
Trên lãnh vực chính trị và kinh tế, chính phủ Hoa Kỳ ban hành nhiều đạo luật để làm áp lực bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, chẳng hạn như đạo luật về quyền di dân, đạo luật về quyền của người lao động, đạo luật về nhân quyền, đạo luật về quyến tự do tôn giáo, đạo luật về tài trợ, v.v. Chúng ta có thể nhận diện các đạo luật thuộc loại này không có gì khó khăn, vì đạo luật nào thuộc loại đó cũng có một câu thòng, nói rằng nếu xét thấy vì lợi ích quốc gia, Tổng Thống có quyền từ bỏ việc áp dụng sự trừng phạt. Vì các đạo luật đó chỉ được lập ra để bảo vệ quyền lợi kinh tế của Mỹ, chúng ta không thể dùng để “giải phóng” quê hương khỏi chế độ cộng sản như một số người thường mơ tưởng.
Bài học 2: Dứt khoát không dùng tôn giáo để đạt mục tiêu chính trị. Một số giáo sĩ Nam Mỹ đã đưa ra “thần học giải phóng” để thúc đẩy Giáo Hội Công Giáo phải đứng ra làm cách mạng để giải phóng người nghèo. Nhưng kinh nghiệm lịch sử cho thấy, khi tôn giáo bước vào chính trị, rối loạn sẽ phát sinh, cả giáo hội lẫn xã hội đều bị tổn thương, vì hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau. Vụ linh mục Aristide là một thí dụ điển hình.
Trong những năm qua, nhóm Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại cũng đã nhiều lần thúc đẩy Giáo Hội Việt Nam và cả Tòa Thánh Vatican đi vào các hoạt động chính trị phiêu lưu, nhưng chẳng ai nghe họ. Trong phạm vi tôn giáo, Giáo Hội có nhiệm vụ kêu gọi thực hiện công lý, giải phóng người nghèo, đồng thời khuyến cáo và hướng dẫn người tín hữu giáo dân thực hiện những điều đó, nhưng Giáo Hội không thể làm thay họ được.
Bài học 3: Thiếu giáo dục, không thể có phát triển và dân chủ được. Đa số dân Haiti là người nô lệ Phi Châu, họ có tinh thần quật khởi rất cao, nhưng không ngóc đầu lên được chỉ vì thiếu giáo dục: Chỉ koảng 45% biết đọc và viết. Số sinh viên theo học đại học hàng năm chỉ khoảng 5.000 người, tức khoảng 0,06% dân số, đa số là con nhà giàu. Số người tốt nghiệp đại học trong cả nước cũng chưa đến 1%. Hậu quả:
1.- Đất nước không phát triển được: Giai cấp hạng cao chỉ có 2% nhưng đã nắm 44% lợi tức quốc gia. 80% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ. Lực lượng lao động có khoảng 3.600.000 người, nhưng đa số không có tay nghề vì thiếu trình độ, nên lợi tức rất thấp. Mức sinh sản lại quá cao trong khi tài nguyên khai thác không đáp ứng kịp, nên ngày càng nghèo thêm. Vì không hiểu biết phương pháp giữ vệ sinh và ngừa bệnh, AIDS/HIV lan tràn.
2.- Không thoát ra khỏi được mê tín dị đoan: Mặc dầu có đến 80% theo Thiên Chúa Giáo, đa số vẫn còn tin vào phép phù thủy (Voodoo) mà cha ông họ đã mang theo từ đất mẹ. Lối khám bệnh và chửa bệnh bằng phép phù thủy còn rất phổ biến. Ít ai được hưởng các tiến bộ của y khoa.
3.- Không thể xây dựng dân chủ: Hoa Kỳ đã giúp soạn cho một bản hiến pháp và Pháp đã giúp soạn ra những đạo luật tân tiến, nhưng vì thiếu trình độ nên không áp dụng được. Người dân phán đoán mọi biến cố xẩy ra theo cảm tính hay tin đồn, nên thường bị các chính khách hoạt đầu lừa gạt. Số đảng phái mọc lên như nấm và người ta thường giải quyết các tranh chấp bằng bạo động, thay vì bằng đối thoại và luật pháp. Do đó, các cuộc bạo động xẩy ra triền miên, hết thế kỷ này qua thế kỷ khác.
Thật ra, không phải chỉ Haiti vướng mắc vào tình trạng không phát triển và không xây dựng dân chủ được vì thiếu giáo dục. Nhiều nước ở Phi Châu và Nam Mỹ cũng lâm vào tình trạng này.
Nhìn lại cộng đồng người Việt, chúng ta cũng thấy mặc dầu đã sống gần 30 năm trên đất Mỹ, một quốc gia văn minh và dân chủ nhất thế giới, rất nhiều người Việt vẫn chưa thoát ra khỏi con bệnh chậm tiến mang từ quê nhà sang, vẫn nhìn mọi biến cố theo cảm tính và tin đồn. Tệ hại hơn nữa, những ai không tin như họ đều bị kết án là tay sai Cộng Sản hay phá hoại cộng đồng và có thể bị hành hình nếu cơ hội cho phép...
Bài học của Haiti cho thấy muốn đưa đất nước và cộng đồng đi lên, muốn xây dựng dân chủ, điều kiện trước tiên là nâng cao trình độ giáo dục của dân chúng lên. Không có giáo dục sẽ không có phát triển và không có giáo dục sẽ không có dân chủ.
Hình ảnh của cựu Linh mục Aristide cho thấy giữa ước muốn và thực tế hoàn toàn khác biệt. Muốn đi tới mục tiêu, phải hành động có phương pháp, chứ không thể chỉ xử dụng thiện chí hay võ rừng. Tục ngữ Latin có câu: “Corruptia optimi pessima”. Kẻ tốt nhất khi trở thành xấu sẽ là kẽ xấu nhất. Câu này đúng với Linh mục Aristide.