Vatican (CNA) – Hai trường đại học tọa lạc ở hai bên bờ Đại tây dương hôm 16 tháng 9 đã loan báo kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế để thảo luận về công trình của Charles Darwin: cuốn sách “The Origin of the Species” (Nguồn gốc các chủng loại). Theo lời của một vị trong ban tổ chức thì Hội nghị sẽ xem xét thuyết tiến hóa của Darwin theo nhãn quan khoa học, chứ không nhìn từ quan điểm ý thức hệ.
Hội nghị có chủ đề "Biological Evolution: Facts and Theories. A Critical Appraisal 150 years after 'The Origin of Species'" (Tiến hóa xét theo Sinh học: Sự kiện và Lý thuyết. Phê bình Định giá 150 năm sau ngày ‘Nguồn gốc Muôn loài’ xuất bản) dự trù sẽ được tổ chức từ ngày 3 đến 7 tháng 3 năm 2009 tại Rome, do các trường Đại học Notre Dame (Hoa kỳ) và Học viện Giáo hoàng Gregorian.
Lm. Marc Leclerk, thuộc Dòng Tên, giải thích: Hội nghị được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa bảo trợ, sẽ là “một hội nghị học thuật, được hai trường đại học Công giáo tổ chức, đó là Học viện Giáo hoàng Gregorian ở Rome và trường Notre Dame ở Hoa kỳ, và như thế hội nghị này không phải là một sự vụ có tính cách lễ lạc của giáo hội. Tuy nhiên sự bảo trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa có mục đích nhấn mạnh đến mối quan tâm của Giáo hội về những vấn đề như thế.”
Giáo sư Gennaro Aluetta dạy triết học tại Học viện Giáo hoàng Gregorian cũng nói thêm rằng trong các vị được mời tham dự hội nghị có “Werner Arber (đoạt giải Nobel về Sinh lý học), Michael Heller (đoạt giải Templeton), John Barrow (giáo sư Đại học Cambridge), Marc Jeannerod (nhà thần kinh học nổi tiếng) và nhiều vị khác.”
Lm. Leclerk giải thích lý do tại sao hội nghị được tổ chức. Ngài nói: “Những cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa nay càng được hâm nóng lên, cả nơi người theo Kitô giáo lẫn trong giới những người đặc biệt theo thuyết tiến hoá. Đặc biệt là, gần đến ngày kỷ niệm 150 năm xuất bản cuốn “The Origin of Species”, công trình của Charles Darwin vẫn rất thường được thảo luận trong phạm vi ý thức hệ hơn là phạm vi khoa học; phạm trù khoa học mới đúng là ý định của ông.”
Linh mục nói: “Trong hoàn cảnh như thế -- là những nhà khoa học, triết gia và nhà thần học Kitô giáo liên quan trực tiếp vào các cuộc tranh luận cùng những đồng nghiệp thuộc các tôn giáo khác, hoặc không theo tôn giáo nào hết – chúng tôi cảm thấy có nhiệm vụ phải đưa ra một số lời minh giải. Mục đích là tạo ra một cuộc thảo luận rộng rãi và hợp lý nhằm đi tới một cuộc đối thoại có kết quả giữa các học giả thuộc nhiều lãnh vực và môi trường chuyên môn. Giáo hội quan tâm sâu xa đến một cuộc đối thoại như thế, và hoàn toàn tôn trọng khả năng của mỗi vị cũng như của toàn thể.”
Hội nghị này cũng là một phần trong sáng kiến lớn lao hơn do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa chỉ đạo, gọi là Science, Technology, and the Ontological Quest hay là STOQ (Khoa học, Kỹ thuật và sự Kiếm tìm Bản thể học). Sáng kiến này có mục đích tìm kiếm sự liên hệ giữa khoa học, triết học và thần học.
Hội nghị có chủ đề "Biological Evolution: Facts and Theories. A Critical Appraisal 150 years after 'The Origin of Species'" (Tiến hóa xét theo Sinh học: Sự kiện và Lý thuyết. Phê bình Định giá 150 năm sau ngày ‘Nguồn gốc Muôn loài’ xuất bản) dự trù sẽ được tổ chức từ ngày 3 đến 7 tháng 3 năm 2009 tại Rome, do các trường Đại học Notre Dame (Hoa kỳ) và Học viện Giáo hoàng Gregorian.
Charles Darwin |
Lm. Marc Leclerk, thuộc Dòng Tên, giải thích: Hội nghị được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa bảo trợ, sẽ là “một hội nghị học thuật, được hai trường đại học Công giáo tổ chức, đó là Học viện Giáo hoàng Gregorian ở Rome và trường Notre Dame ở Hoa kỳ, và như thế hội nghị này không phải là một sự vụ có tính cách lễ lạc của giáo hội. Tuy nhiên sự bảo trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa có mục đích nhấn mạnh đến mối quan tâm của Giáo hội về những vấn đề như thế.”
Giáo sư Gennaro Aluetta dạy triết học tại Học viện Giáo hoàng Gregorian cũng nói thêm rằng trong các vị được mời tham dự hội nghị có “Werner Arber (đoạt giải Nobel về Sinh lý học), Michael Heller (đoạt giải Templeton), John Barrow (giáo sư Đại học Cambridge), Marc Jeannerod (nhà thần kinh học nổi tiếng) và nhiều vị khác.”
Lm. Leclerk giải thích lý do tại sao hội nghị được tổ chức. Ngài nói: “Những cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa nay càng được hâm nóng lên, cả nơi người theo Kitô giáo lẫn trong giới những người đặc biệt theo thuyết tiến hoá. Đặc biệt là, gần đến ngày kỷ niệm 150 năm xuất bản cuốn “The Origin of Species”, công trình của Charles Darwin vẫn rất thường được thảo luận trong phạm vi ý thức hệ hơn là phạm vi khoa học; phạm trù khoa học mới đúng là ý định của ông.”
Linh mục nói: “Trong hoàn cảnh như thế -- là những nhà khoa học, triết gia và nhà thần học Kitô giáo liên quan trực tiếp vào các cuộc tranh luận cùng những đồng nghiệp thuộc các tôn giáo khác, hoặc không theo tôn giáo nào hết – chúng tôi cảm thấy có nhiệm vụ phải đưa ra một số lời minh giải. Mục đích là tạo ra một cuộc thảo luận rộng rãi và hợp lý nhằm đi tới một cuộc đối thoại có kết quả giữa các học giả thuộc nhiều lãnh vực và môi trường chuyên môn. Giáo hội quan tâm sâu xa đến một cuộc đối thoại như thế, và hoàn toàn tôn trọng khả năng của mỗi vị cũng như của toàn thể.”
Hội nghị này cũng là một phần trong sáng kiến lớn lao hơn do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa chỉ đạo, gọi là Science, Technology, and the Ontological Quest hay là STOQ (Khoa học, Kỹ thuật và sự Kiếm tìm Bản thể học). Sáng kiến này có mục đích tìm kiếm sự liên hệ giữa khoa học, triết học và thần học.