Notre Dame, Ind (CNS)- Mở đầu cuộc hội thảo về Darwin Ngày 1 tháng 11 tại Đại học Notre Dame, nhà sinh vật học Công giáo nổi tiếng Kenneth Miller đã kêu gọi cần phải quan tâm áp dụng phương pháp chặt chẽ cuả khoa học và cần phân biệt rõ ràng đâu là khoa học và đâu là ý kiến cá nhân của một nhà khoa học.
GS Miller, nhân vật chủ trương có sự tương hợp giữa thuyết Tiến Hoá và đức tin tôn giáo và đồng thời là đối thủ hàng đầu chống lại những phê phán thiếu cơ sở khoa học (phản lại thuyết tiến hoá) đang tấn công vào nền giáo dục Mỹ, ông cho biết rằng cuộc chiến cho khoa học vẫn còn tiếp tục mặc dù đã có một chuỗi dài thắng lợi nhờ tòa án, luật pháp và bầu cử.
"Tiến hóa là một vấn đề gây chia rẽ người Mỹ ", ông nói, chỉ vào một bản đồ đánh dấu các địa phương có những hoạt động chống thuyết Tiến Hóa, bản đồ cho thấy rằng những hoạt động này xuất hiện gần như khắp nơi. "Đây là một vấn đề đang quấy động cảm xúc cả nước."
"Chúng ta cần phải ra khỏi lớp học, cần ra khỏi phòng thí nghiệm. Nếu chúng ta làm được như thế, thì người dân Mỹ sẽ chọn khoa học trong mọi hoàn cảnh."
Bài nói chuyện của ông có tựa đề: "Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo: Thuyết tiến hoá và cuộc tranh đấu giành lấy linh hồn nứơc Mỹ" ("Darwin, God and Design: Evolution and the Battle for America's Soul") là bài nói chuyện cho đại chúng đầu tiên cuả ba ngày hội thảo về "Darwin trong thế kỷ 21: Thiên nhiên, nhân loại và Thiên Chúa."
The John J. Reilly Center for Science, Technology and Values at Notre Dame (Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Giá trị John J. Reilly tại Notre Dame) là cơ quan tổ chức hội nghị để kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Darwin và kỷ niệm năm thứ 150 của cuốn sách "Origin of Species" (“nguồn gốc cuả chủng loại”).
Hội nghị quốc tế này đã thu hút nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực đến từ Ý, Ba Lan và Anh quốc và từ nhiều trường đại học Hoa Kỳ.
Cuốn sách "Finding Darwin's God" cuả GS Miller (“Tìm Thiên Chuá cuả Darwin”) đã được tái bản 29 lần, vẽ lại lịch sử những hoạt động chống Tiến Hoá tại Hoa Kỳ, bắt đầu với phiên tòa Scopes năm 1925 tại Tennessee, khi đó một giáo viên sinh vật học đã bị được đưa ra xét xử và bị kết tội vi phạm luật cấm giảng dạy về Tiến Hoá trong các trường học.
Luật cấm thuyết Tiến Hoá kéo dài hơn 40 năm tại Tennessee, và việc giảng dạy về Tiến Hoá bị cấm trong năm tiểu bang khác cho đến khi Tòa án tối cao phán quyết lệnh cấm cuả Arkansas là vi hiến trong năm 1965.
Những người ủng hộ thuyết sáng tạo đã vận động các cơ quan lập pháp tại các tiểu bang đòi hỏi phải "đối xử cân bằng" và Arkansas và Louisiana đã ra luật cho giảng dạy khoa học sáng tạo. Năm 1981, một mục sư Methodist kiện Arkansas và luật này đã bị bỏ.
Kể từ những năm 1980, đã có một phong trào thúc đẩy lý thuyết “Thiết Kế Thông Minh” (“intelligent design”) , với lập luận rằng những yếu tố “phức tạp không thể tóm gọn được" ("irreducibly complex") của các sinh vật chứng minh phải có một thế lực bên ngoài thiên nhiên đưa các sinh vật ấy vào sự tồn tại.
GS Miller lưu ý có sự khác biệt giữa ý niệm này và ý niệm Thần Linh Siêu Đẳng mà những người hữu thần trong đó có ông, tin rằng đã tạo ra vũ trụ.
Ông trích dẫn lời tuyên bố năm 2007 cuả ĐGH Benedict XVI: "sự tranh cãi này (chống Tiến Hoá) là một sự vô lý (absurdity ) vì đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho tiến hóa, nay trở thành một hiện thực mà chúng ta phải nhìn đến và dùng để làm giàu kiến thức về cuộc sống đang diễn ra trước mắt."
GS Miller nói thêm, Thánh Augustine trong "On the Literal Meaning of Genesis" ("Ý nghiã chính cuả Sáng Thế Ký”) cảnh báo rằng những luận điệu thiếu thông minh đòi dùng văn bản Kinh Thánh mà giải thích khoa học có thể gây cho những người chưa có đức tin từ chối thông điệp cứu độ của Kinh Thánh.
Những người ủng hộ thuyết Thiết Kế Thông Minh thường cho rằng phần đông các nhà khoa học theo thuyết Tiến Hoá mới chính là những người cố chấp, không muốn xem xét các ý tưởng mâu thuẫn nhau, nhưng GS Miller cho biết họ (Thiết Kế Thông Minh) không muốn đặt mình dưới sự đánh giá công khai theo tiến tình khoa học, là một điều cần thiết cho sự tiến bộ.
Ông nói tính chất khoa học cuả thuyết Thiết Kế Thông Minh đã bị sụp đổ vào năm 2005 khi hội đồng nhà trường ở Dover, Pa, tìm cách đưa nó vào chương trình học và đã bị một thẩm phán liên bang bác bỏ.
Tuy nhiên, GS Miller nói, "trận chiến cuả thuyết Tiến Hoá vẫn chưa kết thúc. Những cuộc tấn công chống lại lý luận khoa học vẫn tiếp tục.. Cái hồn cuả khoa học Mỹ vẫn phải trả giá đắt."
Trong cuộc khảo sát năm 2006, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là có một tỷ lệ thấp hơn Hoa Kỳ về những người tin vào sự Tiến Hoá, và phong trào (chống Tiến Hoá) này cuả Hoa Kỳ đang được xuất khẩu sang các nước khác.
"Trong nhiều khía cạnh, Thiết Kế Thông Minh hấp dẫn vì nó có vẻ lấp đầy một chỗ trống" ông nói. "Thiết Kế Thông Minh dường như giải thích tất cả mọi thứ. Bạn chỉ cần nói rằng nhà Thiết Kế đã làm như vậy.."
Trong khi đó, một số nhà khoa học nổi tiếng tiếp tục tấn công tôn giáo bằng những chứng cớ cuả thuyết Tiến Hoá đã tạo nên sự thù nghịch và lo sợ cho nhiều người.
Loại trừ Thiên Chúa ra khỏi sự sáng tạo, làm cho con người mất đi căn bản đạo đức, thì thuyết Tiến Hoá "không chỉ là sai nhưng thật sự là nguy hiểm".
Cần đặt trọng tâm vào những bằng chứng khoa học phong phú, như các vật hóa thạch, giai đoạn chuyển tiếp và di truyền, và cần dè dặt với những kết luận thiếu định hướng rằng con người là kết quả của những sai lệch ngẫu nhiên.
Trong thực tế, để có thích ứng và sống còn thì cần phải có những “sai lệch" trong tiến trình sao chép DNA để đưa đến đột biến. Một số nhà nghiên cứu tin rằng quá trình này đã sinh thành ra các sinh vật có ý thức.
Cho nên quan điểm cuả ông cho rằng sự tiến hóa là phản ánh cái mục đích của Thiên Chúa để tạo ra những sinh vật tự do có khả năng yêu thật sự, so sánh với quan điểm trái ngược của các nhà khoa học khác kết luận rằng sự tiến hóa có nghĩa là vũ trụ là không có ý định, thì cũng có giá trị ngang nhau vì cả hai đều không thể kết luận là khoa học.
"Tiến Hóa không phải là ngẫu nhiên," GS Miller cho biết, quá trình tiến hoá sinh học đi theo con đường gọi là "thích nghi không gian" và hoạt động trong khuôn khổ cuả vật lý và hóa học.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta là một sai lầm của thiên nhiên. Tiến Hóa là một quá trình rất có năng suất và hiệu quả," ông kết luận.
GS Miller, nhân vật chủ trương có sự tương hợp giữa thuyết Tiến Hoá và đức tin tôn giáo và đồng thời là đối thủ hàng đầu chống lại những phê phán thiếu cơ sở khoa học (phản lại thuyết tiến hoá) đang tấn công vào nền giáo dục Mỹ, ông cho biết rằng cuộc chiến cho khoa học vẫn còn tiếp tục mặc dù đã có một chuỗi dài thắng lợi nhờ tòa án, luật pháp và bầu cử.
"Tiến hóa là một vấn đề gây chia rẽ người Mỹ ", ông nói, chỉ vào một bản đồ đánh dấu các địa phương có những hoạt động chống thuyết Tiến Hóa, bản đồ cho thấy rằng những hoạt động này xuất hiện gần như khắp nơi. "Đây là một vấn đề đang quấy động cảm xúc cả nước."
"Chúng ta cần phải ra khỏi lớp học, cần ra khỏi phòng thí nghiệm. Nếu chúng ta làm được như thế, thì người dân Mỹ sẽ chọn khoa học trong mọi hoàn cảnh."
Bài nói chuyện của ông có tựa đề: "Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo: Thuyết tiến hoá và cuộc tranh đấu giành lấy linh hồn nứơc Mỹ" ("Darwin, God and Design: Evolution and the Battle for America's Soul") là bài nói chuyện cho đại chúng đầu tiên cuả ba ngày hội thảo về "Darwin trong thế kỷ 21: Thiên nhiên, nhân loại và Thiên Chúa."
The John J. Reilly Center for Science, Technology and Values at Notre Dame (Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Giá trị John J. Reilly tại Notre Dame) là cơ quan tổ chức hội nghị để kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Darwin và kỷ niệm năm thứ 150 của cuốn sách "Origin of Species" (“nguồn gốc cuả chủng loại”).
Hội nghị quốc tế này đã thu hút nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực đến từ Ý, Ba Lan và Anh quốc và từ nhiều trường đại học Hoa Kỳ.
Cuốn sách "Finding Darwin's God" cuả GS Miller (“Tìm Thiên Chuá cuả Darwin”) đã được tái bản 29 lần, vẽ lại lịch sử những hoạt động chống Tiến Hoá tại Hoa Kỳ, bắt đầu với phiên tòa Scopes năm 1925 tại Tennessee, khi đó một giáo viên sinh vật học đã bị được đưa ra xét xử và bị kết tội vi phạm luật cấm giảng dạy về Tiến Hoá trong các trường học.
Luật cấm thuyết Tiến Hoá kéo dài hơn 40 năm tại Tennessee, và việc giảng dạy về Tiến Hoá bị cấm trong năm tiểu bang khác cho đến khi Tòa án tối cao phán quyết lệnh cấm cuả Arkansas là vi hiến trong năm 1965.
Những người ủng hộ thuyết sáng tạo đã vận động các cơ quan lập pháp tại các tiểu bang đòi hỏi phải "đối xử cân bằng" và Arkansas và Louisiana đã ra luật cho giảng dạy khoa học sáng tạo. Năm 1981, một mục sư Methodist kiện Arkansas và luật này đã bị bỏ.
Kể từ những năm 1980, đã có một phong trào thúc đẩy lý thuyết “Thiết Kế Thông Minh” (“intelligent design”) , với lập luận rằng những yếu tố “phức tạp không thể tóm gọn được" ("irreducibly complex") của các sinh vật chứng minh phải có một thế lực bên ngoài thiên nhiên đưa các sinh vật ấy vào sự tồn tại.
GS Miller lưu ý có sự khác biệt giữa ý niệm này và ý niệm Thần Linh Siêu Đẳng mà những người hữu thần trong đó có ông, tin rằng đã tạo ra vũ trụ.
Ông trích dẫn lời tuyên bố năm 2007 cuả ĐGH Benedict XVI: "sự tranh cãi này (chống Tiến Hoá) là một sự vô lý (absurdity ) vì đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho tiến hóa, nay trở thành một hiện thực mà chúng ta phải nhìn đến và dùng để làm giàu kiến thức về cuộc sống đang diễn ra trước mắt."
GS Miller nói thêm, Thánh Augustine trong "On the Literal Meaning of Genesis" ("Ý nghiã chính cuả Sáng Thế Ký”) cảnh báo rằng những luận điệu thiếu thông minh đòi dùng văn bản Kinh Thánh mà giải thích khoa học có thể gây cho những người chưa có đức tin từ chối thông điệp cứu độ của Kinh Thánh.
Những người ủng hộ thuyết Thiết Kế Thông Minh thường cho rằng phần đông các nhà khoa học theo thuyết Tiến Hoá mới chính là những người cố chấp, không muốn xem xét các ý tưởng mâu thuẫn nhau, nhưng GS Miller cho biết họ (Thiết Kế Thông Minh) không muốn đặt mình dưới sự đánh giá công khai theo tiến tình khoa học, là một điều cần thiết cho sự tiến bộ.
Ông nói tính chất khoa học cuả thuyết Thiết Kế Thông Minh đã bị sụp đổ vào năm 2005 khi hội đồng nhà trường ở Dover, Pa, tìm cách đưa nó vào chương trình học và đã bị một thẩm phán liên bang bác bỏ.
Tuy nhiên, GS Miller nói, "trận chiến cuả thuyết Tiến Hoá vẫn chưa kết thúc. Những cuộc tấn công chống lại lý luận khoa học vẫn tiếp tục.. Cái hồn cuả khoa học Mỹ vẫn phải trả giá đắt."
Trong cuộc khảo sát năm 2006, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là có một tỷ lệ thấp hơn Hoa Kỳ về những người tin vào sự Tiến Hoá, và phong trào (chống Tiến Hoá) này cuả Hoa Kỳ đang được xuất khẩu sang các nước khác.
"Trong nhiều khía cạnh, Thiết Kế Thông Minh hấp dẫn vì nó có vẻ lấp đầy một chỗ trống" ông nói. "Thiết Kế Thông Minh dường như giải thích tất cả mọi thứ. Bạn chỉ cần nói rằng nhà Thiết Kế đã làm như vậy.."
Trong khi đó, một số nhà khoa học nổi tiếng tiếp tục tấn công tôn giáo bằng những chứng cớ cuả thuyết Tiến Hoá đã tạo nên sự thù nghịch và lo sợ cho nhiều người.
Loại trừ Thiên Chúa ra khỏi sự sáng tạo, làm cho con người mất đi căn bản đạo đức, thì thuyết Tiến Hoá "không chỉ là sai nhưng thật sự là nguy hiểm".
Cần đặt trọng tâm vào những bằng chứng khoa học phong phú, như các vật hóa thạch, giai đoạn chuyển tiếp và di truyền, và cần dè dặt với những kết luận thiếu định hướng rằng con người là kết quả của những sai lệch ngẫu nhiên.
Trong thực tế, để có thích ứng và sống còn thì cần phải có những “sai lệch" trong tiến trình sao chép DNA để đưa đến đột biến. Một số nhà nghiên cứu tin rằng quá trình này đã sinh thành ra các sinh vật có ý thức.
Cho nên quan điểm cuả ông cho rằng sự tiến hóa là phản ánh cái mục đích của Thiên Chúa để tạo ra những sinh vật tự do có khả năng yêu thật sự, so sánh với quan điểm trái ngược của các nhà khoa học khác kết luận rằng sự tiến hóa có nghĩa là vũ trụ là không có ý định, thì cũng có giá trị ngang nhau vì cả hai đều không thể kết luận là khoa học.
"Tiến Hóa không phải là ngẫu nhiên," GS Miller cho biết, quá trình tiến hoá sinh học đi theo con đường gọi là "thích nghi không gian" và hoạt động trong khuôn khổ cuả vật lý và hóa học.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta là một sai lầm của thiên nhiên. Tiến Hóa là một quá trình rất có năng suất và hiệu quả," ông kết luận.