CHÚA NHẬT 26 TN C Lc 16, 19-31
Giàu - Nghèo
Kính thưa OBACE và các bạn trẻ rất thân mến! khi chúng ta đi đâu hoặc sống trong xã hội nào chắc chắn chúng ta sẽ thấy có những hình ảnh đối lập nhau. Có những người sang trọng, nhưng cũng có kẻ thấp hèn. Có những gia đình giàu có, nhưng không ít những gia đình nghèo khổ. Có những người phung phí tiền của, nhưng lại cũng có những người phải đi ăn xin. Có những người rộng lượng nhưng cũng có những người nhỏ nhen. Có những người được Chúa thưởng vào hưởng hạnh phúc thiên đàng nhưng cũng có những người phải chịu hình phạt trầm luân.
Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm là một minh hoạ cụ thể. Hình ảnh một nhà phú hộ giàu sang và Ladarô nghèo khổ. Hai hình ảnh có thể hoạ lại hai bức tranh tương phản nhau. Một bức tranh được trang hoàng lộng lẫy với những gì là giàu có nhất ở trần gian. Một bức tranh lột tả cảnh nghèo khổ khốn cùng trên đời này.
- Một bên mặc toàn gấm vóc lụa là; bên kia rách rưới tả tơi. Ngày nay có thể diễn tả một bên mặc toàn vải sieu, vải nhập – còn bên kia saten cũng không có mặc.
- Một bên ngày ngày yến tiệc linh đình; bên kia thì một mụn bánh cũng không có. Có thể nói một bên thì thịt cá dư thừa. Bên kia cơm với kho quẹt cũng không có mà ăn.
- Một bên sống trong biệt thự; bên kia nằm trước cổng nhà tức là nhà lá cũng không có.
- Một bên có kẻ hầu người hạ – còn bên kia có mấy con chó đến liếm mà thôi.
- Tóm lại một bên như sống ở thiên đàng trần thế; còn bên kia như sống ở hỏa ngục trần gian.
Kết quả sau thời gian sống trên trần gian này, con người phải từ giả cõi đời này để về thế giới bên kia. Và rồi sự thật vẫn là sự thật. Ánh sáng vẫn là ánh sáng. Giờ đây hai bức tranh thay đổi hoàn toàn. Nhà phú hộ kia sống trong vinh hoa phú quý trần gian giờ đây phải chịu dìm mình trong biển lửa. Còn Ladarô sống trong cư cực thì nay lại ngự vào lòng Abraham, được hưởng hạnh phúc thật trên thiên đàng.
Khi nhìn kết quả của hai bức tranh trên chắc có lẽ OBACE sẽ thắc mắc, tại sao người giàu kia phải chịu kết quả như vậy? Ông ta có làm gì tội đâu, có làm điều gì bất chính đâu? Mà phải chịu hậu quả như vậy! Còn Ladarô cũng đâu có làm việc thiện? có bác ái gì đâu mà lại được hưởng hạnh phúc như thế! Vậy phải chăng Chúa thiên vị. Chắc chắn là không. Mà nếu không thì tại sao như vậy? Giờ đây, chúng ta cùng nhau phân tích xem do đâu như thế nhé!
Trước hết, lý do người phú hộ bị phạt vì ông ta hững hờ, tội không quan tâm đến người khác. Hay nói đúng hơn là tội thiếu sót đối với tha nhân. Trước khi dâng thánh lễ Hội Thánh mời gọi chúng ta đọc kinh thú nhận… Phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Đây là tội thiếu sót. Tội quá hững hờ với người khác, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng. Ladarô trước cửa nhà ông, đói kém, rách rưới. Vậy mà ông không hề cho đi một mảnh vụn của những thức ăn dư thừa. Chúa nói dù anh em chỉ cho họ uống một ly nước lả với lòng thương mến họ thì cũng là làm cho chính ta vậy. Ngược lại khi ta đói các ngươi không cho ăn, khi ta khát các ngươi không cho uống. Thì ta sẽ cho các người vào nơi tối tăm đời đời. Thế là nhà phú hộ đã thờ ơ, đã thiếu xót với tha nhân vì thế ông bị phạt đời đời.
Còn anh Ladarô tại sao được Chúa thưởng. Bởi vì tuy nghèo, tuy bị bệnh tật, nhưng anh không hề kêu trách ai, không hề phá phách, không làm điều gì bất chính. Nhất là anh không hề trách Thiên Chúa. Không lỗi phạm đến Ngài. Anh nhận ra tất cả đều là hồng ân của Chúa. Đặc biệt từ Ladarô theo tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa là sự nương tựa của tôi” (God is my help) vì thế mà anh được thưởng.
Vậy phải chăng người giàu là bị phạt còn người nghèo là được thưởng? Chắc không hẳn như vậy. Bởi vì có nhiều người giàu vật chất đồng thời họ cũng giàu về tình thương và lòng nhân ái, biết quan tâm đến tha nhân, nhất là những người nghèo khổ thì sẽ được thưởng. Thí dụ, như Vua Luy nước Pháp, nữ Hoàng Êlisabeth, tuy rất giàu có, sống trong nhung lụa nhưng họ luôn có tấm lòng vị tha, yêu thương và bác ái. Họ đã trở thành những vị thánh. Tuy nhiên chúng ta cần để ý và thực thi những gì Chúa dạy chúng ta về tiền của.
Ngược lại, nếu người nghèo mà không biết tự mình vương lên, làm những việc chính nghĩa, mà đi làm những điều bất chính, hoặc luôn có lòng tham thì cũng chẳng được vào nước trời. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghèo mà biết sống như anh Ladarô “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo” (Lc 6,20), thì đó là phúc lành ở phía trước đang chờ chúng ta.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con trái tim của chúa, không chỉ đập những nhịp đập cho riêng mình, nhưng còn biết rung lên những khúc ca vui với niềm vui của người khác, và cũng biết đớn đau trước nỗi đớn đau của bao người xung quanh, như Chúa đã từng vui và đớn đau với họ. Amen.
Giàu - Nghèo
Kính thưa OBACE và các bạn trẻ rất thân mến! khi chúng ta đi đâu hoặc sống trong xã hội nào chắc chắn chúng ta sẽ thấy có những hình ảnh đối lập nhau. Có những người sang trọng, nhưng cũng có kẻ thấp hèn. Có những gia đình giàu có, nhưng không ít những gia đình nghèo khổ. Có những người phung phí tiền của, nhưng lại cũng có những người phải đi ăn xin. Có những người rộng lượng nhưng cũng có những người nhỏ nhen. Có những người được Chúa thưởng vào hưởng hạnh phúc thiên đàng nhưng cũng có những người phải chịu hình phạt trầm luân.
Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm là một minh hoạ cụ thể. Hình ảnh một nhà phú hộ giàu sang và Ladarô nghèo khổ. Hai hình ảnh có thể hoạ lại hai bức tranh tương phản nhau. Một bức tranh được trang hoàng lộng lẫy với những gì là giàu có nhất ở trần gian. Một bức tranh lột tả cảnh nghèo khổ khốn cùng trên đời này.
- Một bên mặc toàn gấm vóc lụa là; bên kia rách rưới tả tơi. Ngày nay có thể diễn tả một bên mặc toàn vải sieu, vải nhập – còn bên kia saten cũng không có mặc.
- Một bên ngày ngày yến tiệc linh đình; bên kia thì một mụn bánh cũng không có. Có thể nói một bên thì thịt cá dư thừa. Bên kia cơm với kho quẹt cũng không có mà ăn.
- Một bên sống trong biệt thự; bên kia nằm trước cổng nhà tức là nhà lá cũng không có.
- Một bên có kẻ hầu người hạ – còn bên kia có mấy con chó đến liếm mà thôi.
- Tóm lại một bên như sống ở thiên đàng trần thế; còn bên kia như sống ở hỏa ngục trần gian.
Kết quả sau thời gian sống trên trần gian này, con người phải từ giả cõi đời này để về thế giới bên kia. Và rồi sự thật vẫn là sự thật. Ánh sáng vẫn là ánh sáng. Giờ đây hai bức tranh thay đổi hoàn toàn. Nhà phú hộ kia sống trong vinh hoa phú quý trần gian giờ đây phải chịu dìm mình trong biển lửa. Còn Ladarô sống trong cư cực thì nay lại ngự vào lòng Abraham, được hưởng hạnh phúc thật trên thiên đàng.
Khi nhìn kết quả của hai bức tranh trên chắc có lẽ OBACE sẽ thắc mắc, tại sao người giàu kia phải chịu kết quả như vậy? Ông ta có làm gì tội đâu, có làm điều gì bất chính đâu? Mà phải chịu hậu quả như vậy! Còn Ladarô cũng đâu có làm việc thiện? có bác ái gì đâu mà lại được hưởng hạnh phúc như thế! Vậy phải chăng Chúa thiên vị. Chắc chắn là không. Mà nếu không thì tại sao như vậy? Giờ đây, chúng ta cùng nhau phân tích xem do đâu như thế nhé!
Trước hết, lý do người phú hộ bị phạt vì ông ta hững hờ, tội không quan tâm đến người khác. Hay nói đúng hơn là tội thiếu sót đối với tha nhân. Trước khi dâng thánh lễ Hội Thánh mời gọi chúng ta đọc kinh thú nhận… Phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Đây là tội thiếu sót. Tội quá hững hờ với người khác, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng. Ladarô trước cửa nhà ông, đói kém, rách rưới. Vậy mà ông không hề cho đi một mảnh vụn của những thức ăn dư thừa. Chúa nói dù anh em chỉ cho họ uống một ly nước lả với lòng thương mến họ thì cũng là làm cho chính ta vậy. Ngược lại khi ta đói các ngươi không cho ăn, khi ta khát các ngươi không cho uống. Thì ta sẽ cho các người vào nơi tối tăm đời đời. Thế là nhà phú hộ đã thờ ơ, đã thiếu xót với tha nhân vì thế ông bị phạt đời đời.
Còn anh Ladarô tại sao được Chúa thưởng. Bởi vì tuy nghèo, tuy bị bệnh tật, nhưng anh không hề kêu trách ai, không hề phá phách, không làm điều gì bất chính. Nhất là anh không hề trách Thiên Chúa. Không lỗi phạm đến Ngài. Anh nhận ra tất cả đều là hồng ân của Chúa. Đặc biệt từ Ladarô theo tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa là sự nương tựa của tôi” (God is my help) vì thế mà anh được thưởng.
Vậy phải chăng người giàu là bị phạt còn người nghèo là được thưởng? Chắc không hẳn như vậy. Bởi vì có nhiều người giàu vật chất đồng thời họ cũng giàu về tình thương và lòng nhân ái, biết quan tâm đến tha nhân, nhất là những người nghèo khổ thì sẽ được thưởng. Thí dụ, như Vua Luy nước Pháp, nữ Hoàng Êlisabeth, tuy rất giàu có, sống trong nhung lụa nhưng họ luôn có tấm lòng vị tha, yêu thương và bác ái. Họ đã trở thành những vị thánh. Tuy nhiên chúng ta cần để ý và thực thi những gì Chúa dạy chúng ta về tiền của.
Ngược lại, nếu người nghèo mà không biết tự mình vương lên, làm những việc chính nghĩa, mà đi làm những điều bất chính, hoặc luôn có lòng tham thì cũng chẳng được vào nước trời. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghèo mà biết sống như anh Ladarô “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo” (Lc 6,20), thì đó là phúc lành ở phía trước đang chờ chúng ta.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con trái tim của chúa, không chỉ đập những nhịp đập cho riêng mình, nhưng còn biết rung lên những khúc ca vui với niềm vui của người khác, và cũng biết đớn đau trước nỗi đớn đau của bao người xung quanh, như Chúa đã từng vui và đớn đau với họ. Amen.