Cách Thức Hoạch Định Tài Sản Theo Tinh Thần Công Giáo (Phần Cuối)
F. Di Chúc / Di Mệnh Sống (Living Will)
Vào tháng 11/2005, tác giả cũng đã có dịp trình bày về Di Chúc Sống này rồi, nay xin được phép trích lại để Quý Vị tiện tham khảo.
Một Di Chúc Sống là một khí cụ hoàn toàn tách biệt với Di Chúc đã được đề cập ở phần trên. Chúng ta cần đến Di Chúc Sống này để tuyên bố rằng chúng ta có muốn duy trì cuộc sống bằng những phương pháp nhân tạo hay không, trong trường hợp chúng ta không thể tự mình quyết định được cho phận số của chúng ta, hay khi chúng ta đang lâm vào những căn bệnh khó chữa, tuyệt vọng. Sẽ là một trọng tội nếu như chúng ta quyết định đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội về việc cho phép các bác sĩ hay y tá, quyền kết liễu cuộc sống của chúng ta.
Di Chúc/Di Mệnh Sống đã thu hút được nhiều sự chú ý khi vụ của Cô Terri Schiavo, người phụ nữ có bộ não bị hủy hoại tại bang Florida, đã chết một cách thơi thớt sau khi ống dẫn thức ăn bị kéo ra.
Một Di Chúc/Mệnh Sống là một kiểu chỉ thị trước về việc chăm sóc sức khỏe, tức là những chỉ dẫn viết tay mà những cá nhân đề ra có liên quan đến việc họ muốn hay không muốn việc chữa trị y học trong trường hợp họ không thể tự nói ra cho chính bản thân của họ
Phải cẩn thận, đề phòng những bản Di Chúc/Di Mệnh Sống sẳn có theo kiểu trần tục, vì chúng đều có giả định chung về sự chết, chứ không phải là sự sống. Ngôn ngữ của chúng rất là mơ hồ và có thể được diễn giải bởi người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo rất nhiều cách khác nhau, ngược với ý muốn của bệnh nhân. Một số bản Di Chúc/Di Mệnh Sống cho phép việc ngưng cung cấp các chất dinh dưỡng và ngừng hẳn việc cung cấp nước và thực phẩm - nếu một bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê hay lay lắt sắp chết, và dĩ nhiên sẽ khiến cho bệnh nhân mau chết khát.
Sẽ hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo bằng cách từ chối việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho bệnh nhân chỉ vì họ đã lâm vào những triệu chứng nguy ngặt. Hay nói cách khác, một Di Chúc/Di Mệnh Sống, theo kiểu đó, có thể giết chết con người.
Chúng ta, những người Công Giáo, nên tìm ra những văn kiện về Di Chúc/Di Mệnh Sống nào mà có một giả định chung về sự sống từ các tổ chức ủng hộ sự sống như là Hội Quốc Gia về Quyền Sống (National Right to Life), Nhóm Hành Động Quốc Tế Chống Lại Việc Trợ Tử (International Anti-Euthanasia Task Force), và Liên Đoàn Sự Sống Hoa Kỳ (American Life League).
Tất cả những văn kiện này bao gồm luôn việc đề cử ra một người ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe, tức người có thể nói thay cho bệnh nhân khi tự các bệnh nhân không thể nêu lên được ý kiến cho chính bản thân của họ. Người ủy nhiệm nên là một người nào đó am tường về quan điểm chung của Giáo Hội Công Giáo về việc bảo vệ sự sống cho bệnh nhân, tức một người có kiến thức vững chải về quan niệm bảo vệ sự sống.
Trong các bản Di Chúc/Di Mệnh Sống đó, cần phải đề nghị ra một cách rất cụ thể là bệnh nhân cần phải được lãnh nhận đầy đủ các bí tích của Giáo Hội, như bí tích hòa giải, việc ban Thánh Thể cho bệnh nhân hấp hối, và việc xức dầu bệnh nhân.
Để giúp Quý Vị độc giả VietCatholic tìm ra những Bản Di Chúc/Mệnh mẫu (Sample Living/Loving Wills), mời Quý Vị hãy vào các trang web sau:
(1) Trang web của Hội Quốc Gia về Quyền Sống (National Right to Life) tại địa chỉ: http://www.nrlc.org - Chọn mục The Pro-Life Living Will / The Will To Live (Bản Di Mệnh Sống về Việc Ủng Hộ Sự Sống / Bản Di Mệnh Để Sống).
(2) Trang web của Nhóm Hành Động Quốc Tế Chống Lại Việc Trợ Tử (International Anti-Euthanasia Task Force) tại địa chỉ: www.iaetf.org - Chọn mục “Do You Need an Advance Directive?” (Bạn Có Cần Phải Có Một Chỉ Dẫn Trước Không?)
(3) Trang web của Liên Đoàn Sự Sống Hoa Kỳ (American Life League) tại địa chỉ: http://www.all.org - Bấm vào phần Activism (Chủ Nghĩa Tích Cực) và chọn Loving Wills (Những Di Mệnh Tình Yêu).
Một điều chúng ta cần phải lưu ý, là không cần phải đợi đến già, hay lúc đang lâm bệnh sắp chết, thì mới cần đến những bản Di Chúc/Di Mệnh Sống này, mà tốt hơn hết là chúng ta mỗi người, nên có một bản Di Chúc/Di Mệnh Sống ngay từ lúc chúng ta đạt đến tuổi 18.
Những ai cần biết rằng là bạn hiện đang có một Di Chúc Sống?
Bạn hãy nhớ đưa các bản sao về Di Chúc Sống của bạn cho vị bác sĩ của bạn, yêu cầu vị bác sĩ đó đính kèm vĩnh viễn vào hồ sơ bệnh lý của bạn; cho Cha Sở của bạn, cho những người thân, và bạn bè của các bạn. Hãy dành thời gian để thảo luận về Di Chúc Sống của bạn với những cá nhân vừa được kể trên.
G. Món Quà về Thu Nhập Muôn Đời (Life Income Gift)
Thì đây chính là một sự chuyển nhượng về tiền mặt, các chứng khoán (securities), các khế ước (bonds) hay các bất động sản được bỏ vào (deposited) một chương trình thu thập lợi nhuận cụ thể nào đó suốt đời (life income program).
Những bổn phận với gia đình và nhu cầu cần phải cung cấp cho việc hưu bổng của bạn, cộng với mức sống ngày càng cao, khiến cho rất nhiều người, trong đó có bạn, khó mà có thể đóng góp vào những khoản từ thiện đáng kể nào ngay bây giờ đây. Thế nhưng vẫn còn có cách để tìm được sự thỏa mãn bằng việc dâng hiến những món quà có ý nghĩa cả đời mà không cần phải hy sinh gì nhiều. Mà đúng lý ra, bạn có thể nhận được những lợi ích về thuế thu nhập và hưởng lợi tài chánh. Đó chính là việc tạo ra Món Quà về Thu Nhập Muôn Đời.
Giờ đây bạn chuyển nhượng hết một số tài sản (assets) không thể thay đổi được (irrevocably transfer) của bạn cho Giáo Xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân, của bạn, và để đổi lại, bạn (và một người nào đó còn sống xót của bạn) sẽ nhận được thu nhập (income) suốt cả cuộc đời. Và những tài sản (assets) của bạn được Giáo Xứ hay Giáo Hội dùng để thi hành các sứ vụ của Giáo Xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh hay các tổ chức từ thiện nào đó mà bạn chọn.
Bằng việc làm như vậy, ngoài việc biết rằng món quà trao tặng của bạn, sẽ giúp sinh ra thêm nhiều hoa, trái tốt, đồng thời bạn cũng sẽ có được một số lợi ích cụ thể như sau:
(a) Bạn sẽ nhận được khấu trừ về khoản đóng góp từ thiện trong năm mà bạn quyết định trao món quà vì giá trị hiện hành của việc bạn nghiễm nhiên trao cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân, của bạn quyền sở hữu các tài sản (assets) trên sau khi bạn chết đi.
(b) Bạn giải phóng những khoản đầu tư có giá trị nhằm tối ưu hóa (maximize) lợi nhuận (yield), đa dạng hóa đầu tư, hay sự phối hợp của cả hai, mà vẫn không phải trả thuế cho lợi nhuận thu được từ việc bán tài sản (capital gain)
(c) Lợi nhuận hiệu quả của bạn được tăng dần lên qua việc tiết kiệm được thuế thu nhập một cách đáng kể.
(d) Thu nhập của bạn có thể bị đánh thuế một cách thích hợp hơn qua một số dự án.
(e) Bạn tự giải thoát mình khỏi những mối quan tâm về chuyện đầu tư.
(f) Các chi phí về chứng thực Chúc Thư và quản lý tài sản (estate) có thể được giảm đi.
Đâu là những ví dụ cụ thể về Những Kế Hoạch Thu Nhập Muôn Đời (Life Income Plans)?
1. Món Quà Về Tiền Góp Từ Thiện Hằng Năm (Charitable Gift Annuity):
Để đổi lại cho món quà về tiền mặt hay các giá trị chứng khoán có giá trên thị trường (thường ít nhất là $5,000) cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, thì Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân sẽ đồng ý trả cho bạn (và người sống xót hay một người hưởng lợi khác) một khoản tiền cố định hằng năm trong suốt cuộc đời của bạn. Sự chuyển nhượng được tách ra từ quà (gift) và việc mua tiền góp hằng năm (annuity). Mức độ đền đáp (rate of return) là hấp dẫn và việc chi trả được bảo đảm cho suốt cả cuộc đời.
Tại sao bạn phải thực hiện một Charitable Gift Annuity? Thưa, đó chính là cách cụ thể nhất để tiếp tục cung cấp thu nhập cho chính bạn miễn là bạn còn sống, và vẫn còn để lại một số tiền để giúp ích cho các công việc từ thiện của Giáo Hội. Đây chính là một tình huống mà cả hai bên (bạn và Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn) đều thắng và có lợi cả (Win-Win Situation).
Charitable Gift Annuity có mức lãi suất chi trả hiệu quả là 9.3% (dựa trên mức chi trả hằng năm suốt đời (life annuity), ở tuổi 75) vì những chi trả này từ Charitable Gift Annuity phần nào được miễn thuế.
2. Món Quà Về Tiền Góp/Trả Hằng Năm Bị Hoãn Lại (Deferred Gift Annuity):
Thì đây chính là món quà dành cho những người dâng hiến nhỏ hơn 55 tuổi. Món quà này cũng giống với một Quỹ Hưu Bổng IRA, hay Roth IRA. Bạn có thể tạo / dâng một món quà cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, và bạn sẽ nhận được một sự khấu trừ lập tức về khoản đóng góp từ thiện từ thuế thu nhập của bạn.
Tức sự khấu trừ đó chỉ ít hơn khoản mà bạn dâng hiến cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, một chút ít mà thôi. Bạn cũng sẽ nhận được một khoản thu nhập suốt cả đời, vào ngày mà bạn chính thức nghĩ hưu, cũng là lúc mà bạn rơi vào bức ngoặt thuế rất thấp (lower tax bracket).
Bằng cách này, bạn sẽ dâng một món quà cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, rồi nhận được một khoản khấu trừ đáng kể về thuế ngay ngày hôm nay, và để dành cho việc nghĩ hưu trong tương lai của bạn.
Lấy ví dụ như, chẳng hạn bây giờ bạn đang 40 tuổi. Nếu bây giờ bạn quyết tặng món quà trị giá $5,000 thông qua Deferred Gift Annuity, bạn sẽ nhận được $1,340 mỗi năm khi bạn bắt đầu đến tuổi 65. Thì mức độ đền đáp (rate of return) trong ví dụ này là 26.8%. Bạn cũng có thể nhận được một khoản khấu trừ hiện tại từ thuế thu nhập cho khoản đóng góp từ thiện này, cụ thể là $2,250, vốn cũng có thể được sử dụng trong năm mà món quà được trao cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, hoặc nó cũng có thể được truyền qua (carried over) thêm năm (5) năm nữa.
3. Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại (Charitable Remainder Trust):
Kế hoạch thu nhập muôn đời này được tạo ra bằng việc chuyển nhượng những tài sản (assets) vào một Quỹ Ủy Thác (trust) để chi trả cho bạn (hay người hưởng lợi nào đó, nếu bạn muốn) khoản thu nhập suốt cả cuộc đời. Vào cuối thời kỳ của Quỹ Ủy Thác, những tài sản còn lại của Quỹ Ủy Thác sẽ được chuyển giao cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn. Một ngân hàng hay một người cố vấn tín cẩn nào đó có thể phục vụ như là người được ủy thác (trustee).
Có rất nhiều loại Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại mà bạn chọn sẽ quyết định về khoản tiền được chi trả hằng năm cho bạn, như sau:
(a) Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại về Tiền Góp/Trả Hằng Năm (Charitable Remainder Annuity Trust)
Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại về Tiền Góp/Trả Hằng Năm chi trả cho bạn một khoản tiền cố định hằng năm. Những khoản chi trả cố định được quyết định bởi tỉ lệ phần trăm trả tiền (payout) được chọn vào lúc bắt đầu Quỹ Ủy Thác. Bạn có thể nhận được khoản khấu trừ từ thiện khỏi thu nhập của bạn vào năm mà bạn lập ra Quỹ Ủy Thác. Những khoản tiền chi trả mà bạn nhận được bị đánh thuế như là thu nhập bình thường của bạn vậy, và trong một vài trường hợp như là lợi nhuận thu được từ việc bán tài sản (capital gain), hay từ việc đền đáp khoản tiền gốc (return of principle) hoàn toàn miễn thuế.
Lấy ví dụ như: Bà Ewards chuyển $100,000, khoản tiền không thể thay đổi, để tạo ra Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại về Tiền Góp/Trả Hằng Năm nhằm cung cấp cho Bà mức chi trả về thu nhập suốt cả đời. Đính kèm luôn trong những khế ước đồng ý của Quỹ Ủy Thác, nêu rằng mức chi trả sẽ là 7%. Tức, hằng năm Bà sẽ nhận được $7,000 trong suốt cuộc đời của Bà (tức là $100,000 * 7%). Nếu thu nhập kiếm được bởi Quỹ Ủy Thác vượt quá số tiền chi trả cố định là $7,000, thì phần dôi ra sẽ được đầu tư trở lại.
(b) Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại Đơn Lẽ (Charitable Remainder Unitrust)
Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại Đơn Lẽ chi trả cho bạn một khoản tỉ lệ phần trăm cố định về trị giá hiện hành trên thị trường về các tài sản của Quỹ Ủy Thác (trust assets), khi nó được định giá lại hằng năm. Cũng giống như Quỹ Ủy Thác Góp/Trả Hằng Năm, bạn có thể nhận được khoản khấu trừ từ thiện khỏi thu nhập của bạn vào năm mà bạn lập ra Quỹ Ủy Thác. Những khoản tiền chi trả mà bạn nhận được bị đánh thuế như là thu nhập bình thường của bạn vậy, và trong một vài trường hợp như là lợi nhuận thu được từ việc bán tài sản (capital gain), hay từ việc đền đáp khoản tiền gốc (return of principle) hoàn toàn miễn thuế.
Lấy ví dụ như: Ông Ewards chuyển $100,000, khoản tiền không thể thay đổi, để tạo ra Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại Đơn Lẽ nhằm cung cấp cho Ông mức chi trả về thu nhập suốt cả đời. Quỹ Ủy Thác đồng ý rằng Ông sẽ nhận được 6% của giá trị hiện hành trên thị trường của tất cả những tài sản (assets) hằng năm. Năm đầu tiên, Ông nhận được $6,000 (tức $100,000 * 6%). Một năm sau đó, những tài sản của Quỹ Ủy Thác có giá trị là $120,000, vì thế khoản tiền mà Ông sẽ được chi trả là $7,200 (tức $120,000 * 6%). Nếu giá trị của các tài sản của Quỹ Ủy Thác trị giá $110,000 vào năm sau đó, thì Ông sẽ nhận được $6,600 (tức $110,000 * 6%). Và cứ thế như vậy mỗi năm. Nếu thu nhập kiếm được bởi Quỹ Ủy Thác vượt quá tỉ lệ phần trăm được chi trả như được đề cập trong Quỹ Uỷ Thác, thì phần dôi ra sẽ được cộng vào giá trị của Quỹ Ủy Thác Đơn Lẽ (Unitrust assets), và sẽ được đầu tư trở lại.
H. Bước Kế Tiếp Là Như Thế Nào? (What Is The Next Step?)
Có hai cách:
Cách 1: Liên lạc với Bộ Phận đặc trách về Stewardship ngay tại Giáo Xứ, Giáo Phận/Tổng Giáo Phận của bạn, và xin họ trao cho một Danh Sách các Luật Sư chuyên về Lãnh Vực Estate Planning có uy tín và đã từng hay đang làm việc cho Giáo Xứ / Giáo Phận của bạn, vì chưng đây chính là nơi tín cẩn nhất.
Cách 2: Theo đề nghị của Tạp Chí Catholic Digest số ra Tháng 3/2006, trang 76, bạn cũng có thể liên lạc trực tiếp với Ông Joe Brennan, người có hơn 45 năm kinh nghiệm về Estate Planning, và cũng là chuyên gia luôn tìm cách giúp đỡ cho các gia đình được có thêm thu nhập và cũng đồng thời đóng góp tích cực cho công việc từ thiện của Thiên Chúa nơi trần gian này, thông qua các Giáo Xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh, các Dòng Tu, và các tổ chức từ thiện khác, vân vân.
Ông Joe Brennan, hiện là Nhân Viên của tổ chức Từ Thiện có tên là Cross International Catholic Outreach (Tổ Chức Từ Thiện Thánh Giá Công Giáo Quốc Tế), và hãy gọi tới Ông qua số điện thoại miễn phí là: 1-800-391-8545, hay qua địa chỉ là: 370 W. Camino Gardens Blvd., Boca Raton, FL 33432, hay vào trang web tại địa chỉ: www.crosscatholic.org
Một Vài Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Thêm:
(1) Không nên mạo hiểm lắng nghe theo những dịch vụ thương mại quảng cáo là họ có thể cung cấp các dịch vụ kể trên. Phải năng kiểm tra về thành tích của họ trên thương trường bằng việc: xem giấy phép hành nghề; kiểm chứng về tính trung thực và hiệu quả của họ với Văn Phòng Đặc Trách về Bảo Hiểm hay mua/bán các Dịch Vụ Bảo Hiểm của Bộ Thương Mại của tiểu bang hay liên bang; kiểm chứng với Văn Phòng Bảo Vệ Người Tiêu Dùng; kiểm chứng với BBB; kiểm chứng thành tích và vị thế của công ty trên thị trường chứng khoán; hỏi xem trong khoảng thời gian từ 2, 5 hay 10 năm trở lại, họ đã có bao nhiêu khách hàng mua các loại dịch vụ kể trên; phỏng vấn các khách hàng của họ - nhất là những người đột ngột bỏ ngang để xem xét lý do tiềm ẩn, đen tối nào khiến các khách hàng đó phải hành động như vậy; xem các số liệu cụ thể trên giấy tờ; xem xét các bằng cấp nghiệp vụ chuyên môn của họ để biết xem họ có đích thực có bằng cấp chuyên nghiệp đó từ trường đó hay không (vì hiện tại có rất nhiều kẻ ngu dốt, giả mạo, thùng rỗng kêu to quảng cáo ầm ĩ để lọc lừa trong cộng đồng, tự xưng mình là có bằng Cao Học về Quản Trị Kinh Doanh (MBA) nhưng là bằng giả, vân vân); nên tham khảo và thu thập các thông tin trước, suy nghĩ và đọc thật kỹ tất cả mọi dòng chữ trong Hợp Đồng Mẫu, rồi mới bỏ tiền mua hay đầu tư vào các hợp đồng bảo hiểm; vân vân.
(2) Một khi mà bạn đã tài trợ hay mua một Gift Annuity, thì sau này bạn không thể rút tiền hay bỏ ngang được, vì đó là sự chuyển nhượng vĩnh viễn để có những lợi ích về thuế khóa.
(3) Những người lớn tuổi khi mua Gift Annunity thì tỉ lệ chi trả (higher payment rate) cao và nhiều hơn với số tiền chuyển nhượng ban đầu, và vẫn tạo ra một Charitable Gift (Món Quà Từ Thiện) có ý nghĩa khi việc chi trả chấm dứt. Những người lớn tuổi cũng có nhu cầu về thu nhập cao hơn là những người trẻ tuổi.
(4) Mức suất hay tỉ lệ (rate) của tiền chi trả hằng năm (annuity) không có biến động theo thị trường. Khoản tiền chi trả được cố định vĩnh viễn khi bạn thực hiện hay mua món quà, và nó không bao giờ thay đổi khi việc chi trả được bắt đầu.
(5) Hầu hết các Giáo Phận / Tổng Giáo Phận sử dụng tỉ lệ hay mức suất được công bố của tổ chức American Council on Gift Annuities (tạm dịch là: Hội Đồng Hoa Kỳ về Tiền Chi Trả Hằng Năm của Món Quà, hay ACGA), mặc dầu một số tổ chức khác cung cấp tỉ lệ hay mức suất cao hơn (higher rates). ACGA chi trả cho các chuyên viên thống kê (actuaries) để quyết định xem đâu là mức suất hay tỉ lệ an toàn để cho các tổ chức chi trả cho người mua. Đây là điều mà phần lớn các công ty khác làm.
Thêm vào đó, các Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận còn cho phép bạn nêu đích danh ai sẽ là người hưởng lợi từ món quà của bạn, vì lẽ, hầu hết các tổ chức đưa ra quyết định này thay thế cho bạn, chứ bạn không được quyền quyết định, do đó, cách tốt nhất là luôn thông qua Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận của bạn trước, vì như thế, các bạn sẽ không sợ bị lợi dụng, lọc lừa hay bị kẻ gian khoét túi của bạn.
(6) Điểm quan trọng sau cùng tác giả muốn gởi lại cho Quý Vị độc giả theo dõi loạt bài viết này là nên liên lạc trực tiếp với Cha Sở, hay Bộ Phận đặc trách về Stewardship của Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận, Dòng Tu, vân vân, mà bạn đang cư ngụ, để họ giới thiệu cho bạn danh sách các vị luật sư tín cẩn Công Giáo đạo đức, có lương tâm và có đầy kinh nghiệm trong lãnh vực này, vì họ đã và đang giúp cho Giáo Xứ, Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận, hay các Dòng Tu, vân vân trong lãnh vực này từ rất nhiều năm rồi.
Nếu Quý Vị không rành tiếng Anh, hãy tiếp xúc với Hội Từ Thiện Công Giáo tại địa phương để nhờ họ giới thiệu cho một thông dịch viên người Việt tín cẩn Công Giáo, để người này giúp thông ngôn cho bạn trong việc làm việc trực tiếp với các vị luật sư của Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận về lãnh vực hoạch định tài sản Công Giáo này.
Đừng nghe theo những lời quảng cáo của các dịch vụ thương mại trong lãnh vực tối quan trọng này, vì rằng đây là hành động ĐỨC TIN cuối cùng, mà bạn muốn nói với chính Thiên Chúa và Giáo Hội của bạn rằng: bạn là ai, là loại người nào, …., trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội, trước khi bạn giã từ cõi đời thế trần phiêu bạc và lắm gian dối này!
Kính Chúc Các Bạn Thành Công!
Các nguồn tư liệu của Bài Viết được trích từ các Chương Trình “Stewardship” tại các Giáo Phận/Tổng Giáo Phận như: Madison, Charleston, Wichita, Arizona, Washington, D.C., Virginia, Denver, Baltimore, vân vân; Catholic Digest, và kinh nghiệm bản thân.
Tuy rằng, đối với hầu hết Quý Vị những kiến thức trên là hoàn toàn mới mẽ, thế nhưng, chẳng có gì là quá trể khi phải bắt đầu ra tay hành động theo một cách cụ thể nào đó, để sống đúng với tinh thần “Stewardship” mà tác giả cũng đã có dịp trình bày chi tiết cùng Quý Vị qua các bài viết của Tháng 03/2006 vừa qua.
Từ các kiến thức mới trên, Quý Vị sẽ nhận thấy rằng việc đóng góp cho Giáo Xứ, Giáo Phận, Dòng Tu, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân, của Quý Vị, không còn là một gánh nặng hay một nổi ưu phiền, buồn lo gì nữa. Với loạt bài viết này, tác giả hy vọng, sẽ giúp cho Quý Vị, trút bỏ được mặc cảm tội lỗi, là mình vẫn chưa thể đóng góp gì được cả cho Giáo Xứ, hay Giáo Phận, Dòng Tu, vân vân nào đó của Quý Vị. Xin chân thành cám ơn Quý Vị đã dõi theo loạt bài viết này!
(Hết.)
F. Di Chúc / Di Mệnh Sống (Living Will)
Vào tháng 11/2005, tác giả cũng đã có dịp trình bày về Di Chúc Sống này rồi, nay xin được phép trích lại để Quý Vị tiện tham khảo.
Một Di Chúc Sống là một khí cụ hoàn toàn tách biệt với Di Chúc đã được đề cập ở phần trên. Chúng ta cần đến Di Chúc Sống này để tuyên bố rằng chúng ta có muốn duy trì cuộc sống bằng những phương pháp nhân tạo hay không, trong trường hợp chúng ta không thể tự mình quyết định được cho phận số của chúng ta, hay khi chúng ta đang lâm vào những căn bệnh khó chữa, tuyệt vọng. Sẽ là một trọng tội nếu như chúng ta quyết định đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội về việc cho phép các bác sĩ hay y tá, quyền kết liễu cuộc sống của chúng ta.
Di Chúc/Di Mệnh Sống đã thu hút được nhiều sự chú ý khi vụ của Cô Terri Schiavo, người phụ nữ có bộ não bị hủy hoại tại bang Florida, đã chết một cách thơi thớt sau khi ống dẫn thức ăn bị kéo ra.
Một Di Chúc/Mệnh Sống là một kiểu chỉ thị trước về việc chăm sóc sức khỏe, tức là những chỉ dẫn viết tay mà những cá nhân đề ra có liên quan đến việc họ muốn hay không muốn việc chữa trị y học trong trường hợp họ không thể tự nói ra cho chính bản thân của họ
Phải cẩn thận, đề phòng những bản Di Chúc/Di Mệnh Sống sẳn có theo kiểu trần tục, vì chúng đều có giả định chung về sự chết, chứ không phải là sự sống. Ngôn ngữ của chúng rất là mơ hồ và có thể được diễn giải bởi người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo rất nhiều cách khác nhau, ngược với ý muốn của bệnh nhân. Một số bản Di Chúc/Di Mệnh Sống cho phép việc ngưng cung cấp các chất dinh dưỡng và ngừng hẳn việc cung cấp nước và thực phẩm - nếu một bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê hay lay lắt sắp chết, và dĩ nhiên sẽ khiến cho bệnh nhân mau chết khát.
Sẽ hoàn toàn đi ngược lại với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo bằng cách từ chối việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho bệnh nhân chỉ vì họ đã lâm vào những triệu chứng nguy ngặt. Hay nói cách khác, một Di Chúc/Di Mệnh Sống, theo kiểu đó, có thể giết chết con người.
Chúng ta, những người Công Giáo, nên tìm ra những văn kiện về Di Chúc/Di Mệnh Sống nào mà có một giả định chung về sự sống từ các tổ chức ủng hộ sự sống như là Hội Quốc Gia về Quyền Sống (National Right to Life), Nhóm Hành Động Quốc Tế Chống Lại Việc Trợ Tử (International Anti-Euthanasia Task Force), và Liên Đoàn Sự Sống Hoa Kỳ (American Life League).
Tất cả những văn kiện này bao gồm luôn việc đề cử ra một người ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe, tức người có thể nói thay cho bệnh nhân khi tự các bệnh nhân không thể nêu lên được ý kiến cho chính bản thân của họ. Người ủy nhiệm nên là một người nào đó am tường về quan điểm chung của Giáo Hội Công Giáo về việc bảo vệ sự sống cho bệnh nhân, tức một người có kiến thức vững chải về quan niệm bảo vệ sự sống.
Trong các bản Di Chúc/Di Mệnh Sống đó, cần phải đề nghị ra một cách rất cụ thể là bệnh nhân cần phải được lãnh nhận đầy đủ các bí tích của Giáo Hội, như bí tích hòa giải, việc ban Thánh Thể cho bệnh nhân hấp hối, và việc xức dầu bệnh nhân.
Để giúp Quý Vị độc giả VietCatholic tìm ra những Bản Di Chúc/Mệnh mẫu (Sample Living/Loving Wills), mời Quý Vị hãy vào các trang web sau:
(1) Trang web của Hội Quốc Gia về Quyền Sống (National Right to Life) tại địa chỉ: http://www.nrlc.org - Chọn mục The Pro-Life Living Will / The Will To Live (Bản Di Mệnh Sống về Việc Ủng Hộ Sự Sống / Bản Di Mệnh Để Sống).
(2) Trang web của Nhóm Hành Động Quốc Tế Chống Lại Việc Trợ Tử (International Anti-Euthanasia Task Force) tại địa chỉ: www.iaetf.org - Chọn mục “Do You Need an Advance Directive?” (Bạn Có Cần Phải Có Một Chỉ Dẫn Trước Không?)
(3) Trang web của Liên Đoàn Sự Sống Hoa Kỳ (American Life League) tại địa chỉ: http://www.all.org - Bấm vào phần Activism (Chủ Nghĩa Tích Cực) và chọn Loving Wills (Những Di Mệnh Tình Yêu).
Một điều chúng ta cần phải lưu ý, là không cần phải đợi đến già, hay lúc đang lâm bệnh sắp chết, thì mới cần đến những bản Di Chúc/Di Mệnh Sống này, mà tốt hơn hết là chúng ta mỗi người, nên có một bản Di Chúc/Di Mệnh Sống ngay từ lúc chúng ta đạt đến tuổi 18.
Những ai cần biết rằng là bạn hiện đang có một Di Chúc Sống?
Bạn hãy nhớ đưa các bản sao về Di Chúc Sống của bạn cho vị bác sĩ của bạn, yêu cầu vị bác sĩ đó đính kèm vĩnh viễn vào hồ sơ bệnh lý của bạn; cho Cha Sở của bạn, cho những người thân, và bạn bè của các bạn. Hãy dành thời gian để thảo luận về Di Chúc Sống của bạn với những cá nhân vừa được kể trên.
G. Món Quà về Thu Nhập Muôn Đời (Life Income Gift)
Thì đây chính là một sự chuyển nhượng về tiền mặt, các chứng khoán (securities), các khế ước (bonds) hay các bất động sản được bỏ vào (deposited) một chương trình thu thập lợi nhuận cụ thể nào đó suốt đời (life income program).
Những bổn phận với gia đình và nhu cầu cần phải cung cấp cho việc hưu bổng của bạn, cộng với mức sống ngày càng cao, khiến cho rất nhiều người, trong đó có bạn, khó mà có thể đóng góp vào những khoản từ thiện đáng kể nào ngay bây giờ đây. Thế nhưng vẫn còn có cách để tìm được sự thỏa mãn bằng việc dâng hiến những món quà có ý nghĩa cả đời mà không cần phải hy sinh gì nhiều. Mà đúng lý ra, bạn có thể nhận được những lợi ích về thuế thu nhập và hưởng lợi tài chánh. Đó chính là việc tạo ra Món Quà về Thu Nhập Muôn Đời.
Giờ đây bạn chuyển nhượng hết một số tài sản (assets) không thể thay đổi được (irrevocably transfer) của bạn cho Giáo Xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân, của bạn, và để đổi lại, bạn (và một người nào đó còn sống xót của bạn) sẽ nhận được thu nhập (income) suốt cả cuộc đời. Và những tài sản (assets) của bạn được Giáo Xứ hay Giáo Hội dùng để thi hành các sứ vụ của Giáo Xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh hay các tổ chức từ thiện nào đó mà bạn chọn.
Bằng việc làm như vậy, ngoài việc biết rằng món quà trao tặng của bạn, sẽ giúp sinh ra thêm nhiều hoa, trái tốt, đồng thời bạn cũng sẽ có được một số lợi ích cụ thể như sau:
(a) Bạn sẽ nhận được khấu trừ về khoản đóng góp từ thiện trong năm mà bạn quyết định trao món quà vì giá trị hiện hành của việc bạn nghiễm nhiên trao cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân, của bạn quyền sở hữu các tài sản (assets) trên sau khi bạn chết đi.
(b) Bạn giải phóng những khoản đầu tư có giá trị nhằm tối ưu hóa (maximize) lợi nhuận (yield), đa dạng hóa đầu tư, hay sự phối hợp của cả hai, mà vẫn không phải trả thuế cho lợi nhuận thu được từ việc bán tài sản (capital gain)
(c) Lợi nhuận hiệu quả của bạn được tăng dần lên qua việc tiết kiệm được thuế thu nhập một cách đáng kể.
(d) Thu nhập của bạn có thể bị đánh thuế một cách thích hợp hơn qua một số dự án.
(e) Bạn tự giải thoát mình khỏi những mối quan tâm về chuyện đầu tư.
(f) Các chi phí về chứng thực Chúc Thư và quản lý tài sản (estate) có thể được giảm đi.
Đâu là những ví dụ cụ thể về Những Kế Hoạch Thu Nhập Muôn Đời (Life Income Plans)?
1. Món Quà Về Tiền Góp Từ Thiện Hằng Năm (Charitable Gift Annuity):
Để đổi lại cho món quà về tiền mặt hay các giá trị chứng khoán có giá trên thị trường (thường ít nhất là $5,000) cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, thì Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân sẽ đồng ý trả cho bạn (và người sống xót hay một người hưởng lợi khác) một khoản tiền cố định hằng năm trong suốt cuộc đời của bạn. Sự chuyển nhượng được tách ra từ quà (gift) và việc mua tiền góp hằng năm (annuity). Mức độ đền đáp (rate of return) là hấp dẫn và việc chi trả được bảo đảm cho suốt cả cuộc đời.
Tại sao bạn phải thực hiện một Charitable Gift Annuity? Thưa, đó chính là cách cụ thể nhất để tiếp tục cung cấp thu nhập cho chính bạn miễn là bạn còn sống, và vẫn còn để lại một số tiền để giúp ích cho các công việc từ thiện của Giáo Hội. Đây chính là một tình huống mà cả hai bên (bạn và Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn) đều thắng và có lợi cả (Win-Win Situation).
Charitable Gift Annuity có mức lãi suất chi trả hiệu quả là 9.3% (dựa trên mức chi trả hằng năm suốt đời (life annuity), ở tuổi 75) vì những chi trả này từ Charitable Gift Annuity phần nào được miễn thuế.
2. Món Quà Về Tiền Góp/Trả Hằng Năm Bị Hoãn Lại (Deferred Gift Annuity):
Thì đây chính là món quà dành cho những người dâng hiến nhỏ hơn 55 tuổi. Món quà này cũng giống với một Quỹ Hưu Bổng IRA, hay Roth IRA. Bạn có thể tạo / dâng một món quà cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, và bạn sẽ nhận được một sự khấu trừ lập tức về khoản đóng góp từ thiện từ thuế thu nhập của bạn.
Tức sự khấu trừ đó chỉ ít hơn khoản mà bạn dâng hiến cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, một chút ít mà thôi. Bạn cũng sẽ nhận được một khoản thu nhập suốt cả đời, vào ngày mà bạn chính thức nghĩ hưu, cũng là lúc mà bạn rơi vào bức ngoặt thuế rất thấp (lower tax bracket).
Bằng cách này, bạn sẽ dâng một món quà cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, rồi nhận được một khoản khấu trừ đáng kể về thuế ngay ngày hôm nay, và để dành cho việc nghĩ hưu trong tương lai của bạn.
Lấy ví dụ như, chẳng hạn bây giờ bạn đang 40 tuổi. Nếu bây giờ bạn quyết tặng món quà trị giá $5,000 thông qua Deferred Gift Annuity, bạn sẽ nhận được $1,340 mỗi năm khi bạn bắt đầu đến tuổi 65. Thì mức độ đền đáp (rate of return) trong ví dụ này là 26.8%. Bạn cũng có thể nhận được một khoản khấu trừ hiện tại từ thuế thu nhập cho khoản đóng góp từ thiện này, cụ thể là $2,250, vốn cũng có thể được sử dụng trong năm mà món quà được trao cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn, hoặc nó cũng có thể được truyền qua (carried over) thêm năm (5) năm nữa.
3. Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại (Charitable Remainder Trust):
Kế hoạch thu nhập muôn đời này được tạo ra bằng việc chuyển nhượng những tài sản (assets) vào một Quỹ Ủy Thác (trust) để chi trả cho bạn (hay người hưởng lợi nào đó, nếu bạn muốn) khoản thu nhập suốt cả cuộc đời. Vào cuối thời kỳ của Quỹ Ủy Thác, những tài sản còn lại của Quỹ Ủy Thác sẽ được chuyển giao cho Giáo Xứ, Giáo Phận, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân của bạn. Một ngân hàng hay một người cố vấn tín cẩn nào đó có thể phục vụ như là người được ủy thác (trustee).
Có rất nhiều loại Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại mà bạn chọn sẽ quyết định về khoản tiền được chi trả hằng năm cho bạn, như sau:
(a) Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại về Tiền Góp/Trả Hằng Năm (Charitable Remainder Annuity Trust)
Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại về Tiền Góp/Trả Hằng Năm chi trả cho bạn một khoản tiền cố định hằng năm. Những khoản chi trả cố định được quyết định bởi tỉ lệ phần trăm trả tiền (payout) được chọn vào lúc bắt đầu Quỹ Ủy Thác. Bạn có thể nhận được khoản khấu trừ từ thiện khỏi thu nhập của bạn vào năm mà bạn lập ra Quỹ Ủy Thác. Những khoản tiền chi trả mà bạn nhận được bị đánh thuế như là thu nhập bình thường của bạn vậy, và trong một vài trường hợp như là lợi nhuận thu được từ việc bán tài sản (capital gain), hay từ việc đền đáp khoản tiền gốc (return of principle) hoàn toàn miễn thuế.
Lấy ví dụ như: Bà Ewards chuyển $100,000, khoản tiền không thể thay đổi, để tạo ra Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại về Tiền Góp/Trả Hằng Năm nhằm cung cấp cho Bà mức chi trả về thu nhập suốt cả đời. Đính kèm luôn trong những khế ước đồng ý của Quỹ Ủy Thác, nêu rằng mức chi trả sẽ là 7%. Tức, hằng năm Bà sẽ nhận được $7,000 trong suốt cuộc đời của Bà (tức là $100,000 * 7%). Nếu thu nhập kiếm được bởi Quỹ Ủy Thác vượt quá số tiền chi trả cố định là $7,000, thì phần dôi ra sẽ được đầu tư trở lại.
(b) Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại Đơn Lẽ (Charitable Remainder Unitrust)
Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại Đơn Lẽ chi trả cho bạn một khoản tỉ lệ phần trăm cố định về trị giá hiện hành trên thị trường về các tài sản của Quỹ Ủy Thác (trust assets), khi nó được định giá lại hằng năm. Cũng giống như Quỹ Ủy Thác Góp/Trả Hằng Năm, bạn có thể nhận được khoản khấu trừ từ thiện khỏi thu nhập của bạn vào năm mà bạn lập ra Quỹ Ủy Thác. Những khoản tiền chi trả mà bạn nhận được bị đánh thuế như là thu nhập bình thường của bạn vậy, và trong một vài trường hợp như là lợi nhuận thu được từ việc bán tài sản (capital gain), hay từ việc đền đáp khoản tiền gốc (return of principle) hoàn toàn miễn thuế.
Lấy ví dụ như: Ông Ewards chuyển $100,000, khoản tiền không thể thay đổi, để tạo ra Quỹ Ủy Thác Từ Thiện Còn Lại Đơn Lẽ nhằm cung cấp cho Ông mức chi trả về thu nhập suốt cả đời. Quỹ Ủy Thác đồng ý rằng Ông sẽ nhận được 6% của giá trị hiện hành trên thị trường của tất cả những tài sản (assets) hằng năm. Năm đầu tiên, Ông nhận được $6,000 (tức $100,000 * 6%). Một năm sau đó, những tài sản của Quỹ Ủy Thác có giá trị là $120,000, vì thế khoản tiền mà Ông sẽ được chi trả là $7,200 (tức $120,000 * 6%). Nếu giá trị của các tài sản của Quỹ Ủy Thác trị giá $110,000 vào năm sau đó, thì Ông sẽ nhận được $6,600 (tức $110,000 * 6%). Và cứ thế như vậy mỗi năm. Nếu thu nhập kiếm được bởi Quỹ Ủy Thác vượt quá tỉ lệ phần trăm được chi trả như được đề cập trong Quỹ Uỷ Thác, thì phần dôi ra sẽ được cộng vào giá trị của Quỹ Ủy Thác Đơn Lẽ (Unitrust assets), và sẽ được đầu tư trở lại.
H. Bước Kế Tiếp Là Như Thế Nào? (What Is The Next Step?)
Có hai cách:
Cách 1: Liên lạc với Bộ Phận đặc trách về Stewardship ngay tại Giáo Xứ, Giáo Phận/Tổng Giáo Phận của bạn, và xin họ trao cho một Danh Sách các Luật Sư chuyên về Lãnh Vực Estate Planning có uy tín và đã từng hay đang làm việc cho Giáo Xứ / Giáo Phận của bạn, vì chưng đây chính là nơi tín cẩn nhất.
Cách 2: Theo đề nghị của Tạp Chí Catholic Digest số ra Tháng 3/2006, trang 76, bạn cũng có thể liên lạc trực tiếp với Ông Joe Brennan, người có hơn 45 năm kinh nghiệm về Estate Planning, và cũng là chuyên gia luôn tìm cách giúp đỡ cho các gia đình được có thêm thu nhập và cũng đồng thời đóng góp tích cực cho công việc từ thiện của Thiên Chúa nơi trần gian này, thông qua các Giáo Xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh, các Dòng Tu, và các tổ chức từ thiện khác, vân vân.
Ông Joe Brennan, hiện là Nhân Viên của tổ chức Từ Thiện có tên là Cross International Catholic Outreach (Tổ Chức Từ Thiện Thánh Giá Công Giáo Quốc Tế), và hãy gọi tới Ông qua số điện thoại miễn phí là: 1-800-391-8545, hay qua địa chỉ là: 370 W. Camino Gardens Blvd., Boca Raton, FL 33432, hay vào trang web tại địa chỉ: www.crosscatholic.org
Một Vài Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý Thêm:
(1) Không nên mạo hiểm lắng nghe theo những dịch vụ thương mại quảng cáo là họ có thể cung cấp các dịch vụ kể trên. Phải năng kiểm tra về thành tích của họ trên thương trường bằng việc: xem giấy phép hành nghề; kiểm chứng về tính trung thực và hiệu quả của họ với Văn Phòng Đặc Trách về Bảo Hiểm hay mua/bán các Dịch Vụ Bảo Hiểm của Bộ Thương Mại của tiểu bang hay liên bang; kiểm chứng với Văn Phòng Bảo Vệ Người Tiêu Dùng; kiểm chứng với BBB; kiểm chứng thành tích và vị thế của công ty trên thị trường chứng khoán; hỏi xem trong khoảng thời gian từ 2, 5 hay 10 năm trở lại, họ đã có bao nhiêu khách hàng mua các loại dịch vụ kể trên; phỏng vấn các khách hàng của họ - nhất là những người đột ngột bỏ ngang để xem xét lý do tiềm ẩn, đen tối nào khiến các khách hàng đó phải hành động như vậy; xem các số liệu cụ thể trên giấy tờ; xem xét các bằng cấp nghiệp vụ chuyên môn của họ để biết xem họ có đích thực có bằng cấp chuyên nghiệp đó từ trường đó hay không (vì hiện tại có rất nhiều kẻ ngu dốt, giả mạo, thùng rỗng kêu to quảng cáo ầm ĩ để lọc lừa trong cộng đồng, tự xưng mình là có bằng Cao Học về Quản Trị Kinh Doanh (MBA) nhưng là bằng giả, vân vân); nên tham khảo và thu thập các thông tin trước, suy nghĩ và đọc thật kỹ tất cả mọi dòng chữ trong Hợp Đồng Mẫu, rồi mới bỏ tiền mua hay đầu tư vào các hợp đồng bảo hiểm; vân vân.
(2) Một khi mà bạn đã tài trợ hay mua một Gift Annuity, thì sau này bạn không thể rút tiền hay bỏ ngang được, vì đó là sự chuyển nhượng vĩnh viễn để có những lợi ích về thuế khóa.
(3) Những người lớn tuổi khi mua Gift Annunity thì tỉ lệ chi trả (higher payment rate) cao và nhiều hơn với số tiền chuyển nhượng ban đầu, và vẫn tạo ra một Charitable Gift (Món Quà Từ Thiện) có ý nghĩa khi việc chi trả chấm dứt. Những người lớn tuổi cũng có nhu cầu về thu nhập cao hơn là những người trẻ tuổi.
(4) Mức suất hay tỉ lệ (rate) của tiền chi trả hằng năm (annuity) không có biến động theo thị trường. Khoản tiền chi trả được cố định vĩnh viễn khi bạn thực hiện hay mua món quà, và nó không bao giờ thay đổi khi việc chi trả được bắt đầu.
(5) Hầu hết các Giáo Phận / Tổng Giáo Phận sử dụng tỉ lệ hay mức suất được công bố của tổ chức American Council on Gift Annuities (tạm dịch là: Hội Đồng Hoa Kỳ về Tiền Chi Trả Hằng Năm của Món Quà, hay ACGA), mặc dầu một số tổ chức khác cung cấp tỉ lệ hay mức suất cao hơn (higher rates). ACGA chi trả cho các chuyên viên thống kê (actuaries) để quyết định xem đâu là mức suất hay tỉ lệ an toàn để cho các tổ chức chi trả cho người mua. Đây là điều mà phần lớn các công ty khác làm.
Thêm vào đó, các Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận còn cho phép bạn nêu đích danh ai sẽ là người hưởng lợi từ món quà của bạn, vì lẽ, hầu hết các tổ chức đưa ra quyết định này thay thế cho bạn, chứ bạn không được quyền quyết định, do đó, cách tốt nhất là luôn thông qua Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận của bạn trước, vì như thế, các bạn sẽ không sợ bị lợi dụng, lọc lừa hay bị kẻ gian khoét túi của bạn.
(6) Điểm quan trọng sau cùng tác giả muốn gởi lại cho Quý Vị độc giả theo dõi loạt bài viết này là nên liên lạc trực tiếp với Cha Sở, hay Bộ Phận đặc trách về Stewardship của Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận, Dòng Tu, vân vân, mà bạn đang cư ngụ, để họ giới thiệu cho bạn danh sách các vị luật sư tín cẩn Công Giáo đạo đức, có lương tâm và có đầy kinh nghiệm trong lãnh vực này, vì họ đã và đang giúp cho Giáo Xứ, Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận, hay các Dòng Tu, vân vân trong lãnh vực này từ rất nhiều năm rồi.
Nếu Quý Vị không rành tiếng Anh, hãy tiếp xúc với Hội Từ Thiện Công Giáo tại địa phương để nhờ họ giới thiệu cho một thông dịch viên người Việt tín cẩn Công Giáo, để người này giúp thông ngôn cho bạn trong việc làm việc trực tiếp với các vị luật sư của Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận về lãnh vực hoạch định tài sản Công Giáo này.
Đừng nghe theo những lời quảng cáo của các dịch vụ thương mại trong lãnh vực tối quan trọng này, vì rằng đây là hành động ĐỨC TIN cuối cùng, mà bạn muốn nói với chính Thiên Chúa và Giáo Hội của bạn rằng: bạn là ai, là loại người nào, …., trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội, trước khi bạn giã từ cõi đời thế trần phiêu bạc và lắm gian dối này!
Kính Chúc Các Bạn Thành Công!
Các nguồn tư liệu của Bài Viết được trích từ các Chương Trình “Stewardship” tại các Giáo Phận/Tổng Giáo Phận như: Madison, Charleston, Wichita, Arizona, Washington, D.C., Virginia, Denver, Baltimore, vân vân; Catholic Digest, và kinh nghiệm bản thân.
Tuy rằng, đối với hầu hết Quý Vị những kiến thức trên là hoàn toàn mới mẽ, thế nhưng, chẳng có gì là quá trể khi phải bắt đầu ra tay hành động theo một cách cụ thể nào đó, để sống đúng với tinh thần “Stewardship” mà tác giả cũng đã có dịp trình bày chi tiết cùng Quý Vị qua các bài viết của Tháng 03/2006 vừa qua.
Từ các kiến thức mới trên, Quý Vị sẽ nhận thấy rằng việc đóng góp cho Giáo Xứ, Giáo Phận, Dòng Tu, hay các tổ chức từ thiện nào đó, vân vân, của Quý Vị, không còn là một gánh nặng hay một nổi ưu phiền, buồn lo gì nữa. Với loạt bài viết này, tác giả hy vọng, sẽ giúp cho Quý Vị, trút bỏ được mặc cảm tội lỗi, là mình vẫn chưa thể đóng góp gì được cả cho Giáo Xứ, hay Giáo Phận, Dòng Tu, vân vân nào đó của Quý Vị. Xin chân thành cám ơn Quý Vị đã dõi theo loạt bài viết này!
(Hết.)