THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
(bài 4) Các Giám Mục Ðại ÐiệnTông Tòa chuẩn bị hành trang đi Ðàng Trong và Ðàng Ngoài
Hai Tân Giám Mục François Pallu và Pierre Lambert de la Motte bỏ La Mã, về tới Paris vào tháng giêng năm 1659. Một mùa xuân mới tràn đầy hy vọng bắt đầu. Xác tín rằng « Vạn sự khởi đầu nan », nhưng « Ðầu xuôi duôi lọt », hai tân giám mục bù đầu với rất nhiều công việc: liên lạc thường xuyên với Tông Tòa và Thánh Bộ Truyền Giáo để biết tình hình thừa sai ở Viễn Ðông và nhận bài sai lên đường và chỉ thị hành động, gặp gỡ các cơ quan hội đoàn đạo đời, tiếp đón mọi cấp bậc xã hội và giáo hội, tuyển chọn các thừa sai cộng tác và đồng hành, giáo sĩ và giáo dân, phát động việc gây quĩ, sơ thảo kế hoạch và chương trình hành động,… Tắt một điều, chuẩn bị hành trang: hành trang thừa sai hải ngoại, hành trang sứ mệnh truyền giáo, hành trang nhân sự đồng hành, hành trang vật dụng và ngân sách hành trình và sinh sống, hành trang hậu cần chuẩn bị nhân sự, tài chánh và quản lý cho tương lai.
1. Xem lại tình hình truyền giáo Viễn Ðông
Khởi đấu chuẩn bị hành trang, hai tân giám mục không thể không nghĩ đến nơi mà mình có trách nhiệm mục vụ: Bắc Việt, Nam Việt và Trung Hoa, những xứ rất xa xôi, thuộc miền Viễn Ðông. Dẫu đã được cha Ðắc Lộ kể cho nghe nhiều điều về những xứ này, trong nhiều lần gặp gỡ vào những năm 1653, 1654, nhưng những tiếp xúc với Thánh Bộ Truyền giáo, nhất là với cha thơ ký Guillaume Lesley, người kế vị cha François Ingoli, làm hai đức cha ý thức nhiều điều về hiện tình truyền giáo ở Viễn Ðông. Ðây cũng là dịp để hai đức cha đọc lại những tài liệu, vẫn còn giá trị, do cha Ingoli thực hiện.
Ðược bầu làm giáo hoàng năm 1621, ÐGH Grégoire XV, rất quan tâm đến việc thiết lập hàng giáo sĩ địa phương, đã quyết định thành lập Thánh Bộ Truyền Giáo vào ngày lễ Ba Vua 06.01.1622, gồm 13 hồng y, hai vị cao cấp trong giáo hội và một thư ký. Và Ngài giao phó cho thánh bộ này nhiệm vụ truyền bá đức tin. Cha François INGOLI, thơ ký thánh bộ, đã đóng góp rất nhiều vào việc tổ chức thánh bộ và đưa ra một đường hướng mới về truyền giáo([1]).
Khởi đầu công việc, cha INGOLI muốn biết rõ tình hình cụ thể của các vùng truyền giáo Á châu, Phi châu và Mỹ châu. Cha xin các dòng tu lớn đang lo việc truyềng giáo, như dòng Tên, dòng Ðaminh, dòng Phanxicô, dòng Augustinô, mỗi dòng làm một bản phúc trình tỉ mỉ và gởi vế thánh bộ. Sau đó cha đọc và phân tích rất kỹ các phúc trình này([2]).
Phúc trình của dòng Tên nêu lên những khó khăn và những tì tật có thể làm tê liệt hoạt động truyền giáo, nhất là trong vùng Ðông Ấn. Bản phúc trình nhấn mạnh đến sĩ số thừa sai nhỏ nhoi, đến sự thiếu nhiệt tình của một số trong họ và đến sự thiếu thốn tài chánh. Bản phúc trình chỉ trích gay gắt thói xấu tồi tệ của một số thừa sai đi làm thương mãi, sự nhiệt thành bồng bột của của một số khác đưa đến phản ứng rất bất lợi cho việc truyền giáo từ các chức quyền chính trị trong các quốc gia Á châu. Bản phúc trình đòi hỏi phải chọn lựa và đào tạo các thừa sai một cách thật nghiêm chỉnh, phải học hỏi ngôn ngữ và thói tục của những nước mà mình đi giảng phúc âm, và đề nghị thiết lập chủng viện để đào tạo linh mục địa phương([3]).
Bản phúc trình của các dòng hành khất Ðaminh, Phanxicô và Augustinô cũng nêu lên những nhược điểm tương tự trong việc truyền giáo ở Ðông Ấn: thiếu nhân lực thừa sai, thiếu tài lữc, thừa sai chưa được đào tạođủ và thiếu nhiệt tình([4]).
Công cán ủy viên Tòa Thánh ở Lisbonne, là Antoine ALBERGATI, có lẽ là người chỉ trích hơn cả. Trong bản phúc trình viết về tình hình truyền giáo, viết năm 1623, ngài phàn nàn về thái độ của thương gia và binh lính Bồ đào Nha trong các cửa hiệu buôn bán, vì đi ngược hẳn lại với những điều các thừa sai giảng dậy. Hàng giáo sĩ Bồ Ðào Nha, triều cũng như dòng, trong các vùng thuộc quyền họ Bảo trợ, đều sống một đời sống không mấy luôn luôn xây dựng. Ngài công nhận có một số tu sĩ, dòng Tên hay dòng khác, quả thật xứng đáng là những thừa sai tuyệt vời, nhưng ngài tiếc rằng giữa các dòng không có sự điều hợp. Ngài ước mong rằng nhiều thừa sai không phải là người Bồ Ðào Nha sẽ được gởi đến thêm, và làm sao giải thoát các thừa sai khỏi bắt buộc phải dùng các tầu chuyên chở Bồ Ðào Nha, mà có thể tìm những đường khác đi đến Ðông Ấn, như đi qua đường Trung Á và Ba Tư. Ngài ước mong rằng vua Tây Ban Nha sẽ chỉ chọn gởi đi Á Châu những giám mục gốc triều([5]). Sau đó, cha François INGOLI đã viết ba điều trần([6]) trình lên Thánh Bộ Truyền Giáo.
Trong điều trần luận thứ nhất, đề ngày 13.06.1625, cha François INGOLI tìm cách cải tiến những tranh chấp giữa giám mục với dòng tu, giữa dòng Tên với những dòng khác, giữa người Tây Ban Nha với Bồ Ðào Nha. Cha chỉ trích thái độ buôn bán thương mại của các thừa sai. Cha đề nghị ưu tiên tuyển chọn các giám mục từ giáo sĩ triều, tránh đặt các tu sĩ nhiều dòng khác nhau trong một giáo phận. Và cha dự kiến thiết lập đại diện tông tòa để điều hợp các sở truyền giáo và liên lạc với Tòa Thánh.
Trong điều trần thứ hai, đề ngày 24.11.1628, tựa vào các báo cáo của Các Sở Truyền Giáo Mỹ châu Tây Ban Nha, cha INGOLI phàn nàn về sự kiện các thừa sai thiếu hiểu biết về ngôn ngữ địa phương; cha chỉ trích sự thông đồng giữa thần quyền và thế quyền. Cha kết án thói quen cản đường người bản xứ tiến lên chức linh mục trong Ðế quốc Tây Ban Nha ở Mỹ châu và những ngược đãi bắt dân địa phương phải chịu. Cha đề nghị một giải pháp: thiết lập hàng giáo sĩ gốc địa phương. Cha cho rằng, ở Mỹ châu, ở Á châu hay ở Viễn Ðông, các sở truyền giáo đều có thể và phải đào tạo, chọn giữa những giáo dân thổ dân châu mỹ, thổ dân ấn độ, thổ dân tầu, nhật hay việt nam, những người xứng đáng để làm linh mục. Cha đề nghị gởi khâm sứ, đại diện đặc biệt Tòa Thánh, đến các miền truyền giáo để điều hợp hoạt động thừa sai và để thanh trừng những lạm dụng.
Trong điều trần thứ ba, viết vào năm 1644, cha INGOLI chỉ trích gay gắt những lạm dụng bảo hộ trong vùng Ðông Ấn. Cha kết án những can dự của Phó Vương Goa và của nhiều Toàn Quyền khác vào các công việc giáo sự, chỉ trích quyền dành cho vua công giáo được chỉ định giám mục, lên án việc kiểm soát các công chuyện của Tòa Thánh nhờ « đặc quyền » dành cho vua Tây Ban Nha.
Nhờ những điều trần này, một loạt công việc đã được thực hiện: Tổ chức nội bộ Thánh Bộ, phân chia toàn bộ thế giới ra làm 13 tỉnh hạt; Cấm các vị thừa sai không được hoạt động chính trị và loại bỏ mọi mưu đồ chính trị ra khỏi mục tiêu tôn giáo mục vụ; lập trường truyền giáo để đào tạo các thừa sai truyền giáo và huấn luyện hàng giáo sĩ địa phương; lập ấn quán xuất bản các sách phụng vụ và giáo lý ngoại ngữ; thu thập các báo cáo về tình hình thừa sai; điều đình với triều đình Madrid và Lisbonne về những lãnh thổ hải ngoại do họ bảo trợ; bổ nhiệm giám mục hiệu toà làm giám quản tông toà, đặc trách điều khiển các giáo hội địa phương..
2. Nhận chỉ thị của Toà Thánh
Qua những tài liệu của Thánh Bộ, cũng như những tài liệu mà cha Ðắc Lộ để lại, hai Ðại Diện Tông Tòa Ðàng Trong và Ðàng ngoài nhận rõ ra hiện tình của hai địa phận mà mình có trách nhiệm mục vụ, với những khó khăn và thách thức nhiều hơn là những may mắn đang chời đợi. Khó khăn đối với các phái đoàn truyền giáo Bồ Ðào Nha còn đang bám vào chế độ bảo trợ, khó khăn đối với chính quyền Việt Nam có thái độ thay đổi khó lường, khó khăn đối với những thế lực dân sự, tôn giáo Việt Nam thấy nguy cơ bị mất ảnh hưởng, khó khăn rao truyền tin mừng kitô cho dân chúng việt nam đã nhiễm sâu truyền thống tam giáo Khổng, Lão, Phật. Một hướng đi đã được hình dung. Nhưng cụ thể hướng đi đó sẽ phải được thực hiện thế nào ? Phải đạt mục tiêu và kết quả nào ? Nên tránh những gì ? Nên làm những gì ? Các câu hỏi này vẫn ám ảnh hai tân giám mục thừa sai. Các ngài cũng đang chờ đợi, chờ đợi « sự vụ lệnh » của Thánh Bộ và Tông Tòa.
Ngày 10.09.1659, Thánh bộ Truyền Giáo soạn thảo bản « Chỉ thị gởi các Ðại Diện Tông Tòa đang chuẩn bị lên đường đi Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt([7]) ». Chỉ thị gòm 3 phần: 1-Trước khi lên đườngn (Antequam discendat), 2-Trên đường hành trình (In ipso itinere) và 3-Lúc thi hành sứ mệnh thừa sai (in ipsa missione).
Ở phần 1 « Trước khi lên đường », Bản Chỉ Thị khuyến cáo các Ðại Diện Tông Tòa nên chọn lựa các thừa sai trong những ứng viên có khả năng nhất trong việc phục vụ sứ mệnh thừa sai, và nhhững khả năng này đã từng chứng nghiệm; Những đức tính quan trọng nhất cho người thừa sai là khôn ngoan, kiên nhẫn, khiêm nhường và nhất là có « lòng bác ái tin mừng »; Người thừa sai phải biết thích ứng với những thói tục và tập quán của những nước hải ngoại và, như thánh Phaolô đã nói, « phải biết trở nên tất cả cho tất cả mọi người ». Bản Chỉ Thị cũng kêu gọi các Ðại Diện Tông Tòa hãy chỉ định những người quản lý để trông coi quản trị công việc ở Paris, dưới khía cạnh pháp luật và tài chính; đặt một người quản lý ở La Mã, bên cạnh Tòa Thánh và Thánh Bộ; Vị quản lý này, được ủy nhiệm của các Ðại diện Tông Tòa, sẽ đại diện các ngài để giải quyết các công việc với Thánh Bộ.
Sang phần 2 « Trên đường hành trình », Bản Chỉ Thị cho các Ðại Diện Tông Tòa một số nguyên tắc hướng dẫn. Các ngài phải chọn lộ trình đi mà tránh gặp người Bồ Ðào Nha, cũng đừng đi qua những đường biển có tầu bề Bồ Ðào Nha kiểm soát. Có lễ nên đi đường bộ; Xin các Ðại Diện Tông Tòa nên lên đường một cách kín đáo và đi đến Viễn Ðông qua lối Syrie và Ba Tư. Nước Bồ Ðào Nha chống lại việc thiết lập các Ðại Diện Tông Tòa, vì họ có những đặc quyền của chế độ Bảo Trợ, vậy xin các Ðại Diện Tông Tòa không nên yêu sách đòi hỏi bất cứ một quyền tài phán nào trong những vùng trực tiếp tùy thuộc chính phủ Bồ Ðào Nha. Các ngài sẽ phải trình lên Tòa Thánh một bản báo cáo chi tiết về tình hình Giáo Hội và tình hình các sở thừa sai trong những xứ mà các ngài đi qua.
Phấn 3 « Lúc thi hành sứ mệnh thừa sai » là phần quan trọng nhất đã đưa ra những chỉ thị và những hướng dẫn rõ rệt liên hệ đến công việc của các Ðại Diện Tông Tòa trong những nước mà các ngài làm sứ mệnh thừa sai. Sáu chỉ thị căn bản đã được nêu ra:
1. Sứ mệnh căn bản của các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa là thiết lập hàng giáo sĩ địa phương.: « Lý do chính yếu khiến Thánh Bộ gởi các ngài là những người có chức giám mục đến những vùng nói trên (Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt) là để, bằng mọi cách thế và phương pháp có thể, các ngài nắm lấy trách nhiệm giáo huấn người trẻ hầu giúp họ thâu thập đủ các khả năn, để tiến tới chức linh mục. Truyền chức linh mục cho họ rồi, các ngài hãy sai họ về địa phương gốc của họ với sứ mệnh phục vụ đạo kitô hết lòng mình, dưới sự hướng dẫn của các ngài. Vậy xin các ngài hãy luôn ghi nhớ mục đích này trước mắt mình là dẫn đưa đến chức linh mục, một số đông càng nhiều càng tốt và càng có khả năng càng hay, những người có khả năng, đào tạo họ và giúp họ tiến triển trong môi trường của họ([8]) ».
2. Về vấn đề truyền chức giám mục cho các linh mục bản địa, các Ðại Diện Tông Tòa phải đệ trình lên La Mã. Trong vấn đề này cũng như những vấn đề khác, nguyên tắc căn bản là các Ðại Diện Tông Tòa phải hành đông trong liên lạc chặt chẽ với Tông Tòa và Thánh bộ, trong tinh thần trung tín, vâng lời, và dự bị sẵn sàng, biết tuân thủ những quyết định của Tông Tòa trong tất cả những vấn đề quan trọng, dẫu rằng các ngài có nhiều quyền rộng rãi. Sự vâng lời Tông Tòa, dấu chỉ hiệp nhất của Giáo Hội, lại càng là điều cần thiết mà các Ðại Diện Tông Tòa phải áp dụng, vì các ngài phải sống và làm gương sáng trong những Giáo Hội mới. « Các ngài không những cần luôn luôn phải tỏ ra thần phục hoàn toàn và vồn vã với Ðức Giáo Tông La Mã, mà còn phải làm mọi điều để người trung hoa và các dân nước khác mà các ngài có trách nhiệm coi sóc, nhận ra luật phép và dấu chứng bảo đảm của đức tin chính truyền: họ cũng sẽ nhận ra rằng đối với họ nữa, họ phải tôn kính Tông Tòa vì là chủ chân lý và là tiếng nói của Thánh Linh, họ phải tuyệt đối thần phục các lệnh truyền và qui định của Tông Tòa trong những lãnh vực thiêng liêng, họ phải tham khảo ý kiến của Tông Tòa trong những công việc khó khăn và phải biết tuân thủ theo những chỉ dẫn của Tông Tòa. Dĩ nhiên, điều đó chính yếu chỉ có thể dễ dàng và hiển nhiên thực hiện được nếu các ngài làm gương sáng cho họ, vì các ngài là thủ lãnh của họ([9]).
3. Mọi công việc quan trọng, các Ðại Diện Tông Tòa, phải làm gương sáng, xin phép Tông Tòa. « Ðừng giải quyết bất cứ việc quan trọng nào mà không có lệnh của Thánh Bộ. Các ngài sẽ phải thuyết phục người trung hoa rằng trong những hoàn cảng trọng đại, luôn luôn phải tham khảo Tông Tòa. Các ngài phải cố gắng dìu dắt họ thường xuyên biên thư hơn, tham khảo Ðức Giáo Tông và chờ đợi trả lời. Thực ra người trung hoa có thể sẽ vịn vào xa xôi cách trở giữa họ và La mã và những khó khăn xin phép để dám cho rằng không nên theo nhập một tôn giáo mà giáo chủ có quá nhiều khó khăn để ban lệnh truyền cho họ ! Các ngài phải làm gương để cắt nghĩa cho họ hiểu rằng, Ðức Giáo Tông ở La Mã rất ân cần với họ và vì vậy, đã đoán trước những khó khăn của họ, đã bổ nhiệm các giám mục có nhiều quyền hạn để phần nào bù lắp vào sự xa xôi cách trở([10]) ».
4. Ðặc biệt Bản Chỉ Thị cấm các Ðại Diện Tông Tòa không được dính líu và chính sự của những nước mà các ngài được gởi đến và cũng không được nhận những ân huệ hay đặc quyền mà quốc vương các nước này trao ban. Các ngài phải biết từ chối những trách nhiệm chính trị, như những đề nghị làm cố vấn dân sự chẳng hạn. Thánh Bộ Truyền Giáo đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuyệt đối tránh làm hại các nhà chính trị địa phương và tránh tham dụ vào những công chuyện trần thế. Các ngài phải tôn trọng uy quyền chính trị của các nước địa phương, ngay cả khi họ bách hại đạo. « Nếu có vua, quan hay chức quyền nào, nghe theo tiếng gọi của Chúa, tỏ ra hoà nhã với các ngài, hoặc hay hơn nữa, tỏ ra hướng chiều về đạo kitô, thì xin các ngài hãy tỏ lòng biết ơn họ. Nhưng để tránh việc khích động ham muốn, xin các ngài đừng đòi đặc quyền, cũng đừng đòi những miễn trừ, hoặc những toà án đặc biệt,…Thản hoặc, dẫu không có ý khiêu khích ghen tỵ, mà các ngài được một thuận lợi nào đó trong việc phát triển đức tin, thì xin các ngài đừng phô trương vì công của mình, nhưng hãy xác định rằng đó là nhờ lòng nhân hậu của họ. Xin các ngài tuyệt đối tránh không gợi cho họ bất kỳ một sự sợ hãi nhỏ nhoi nào liên hệ đến cá nhân họ hay quyền lợi của họ: Xin các ngài xa tránh mọi bóng dáng ngờ vực trong lãnh vực này.
Xin các ngài hãy xa tránh những chính sự và quốc sự, để đừng bao giờ chấp nhận một chức vụ nào trong hành chánh dân sự, ngay cả khi người ta chính thức và liên tục thỉnh cầu các ngài. Về điều này, Thánh bộ đã luôn luôn cấm ngặt một cách công khai và chặt chẽ và sẽ tiếp tục mãi mãi cấm nữa. Bởi vậy, xin các Ðại Diện Tông Tòa và các cộng sự viên hãy luôn luôn cẩn trọng tuân thủ.
Thản hoặc, nếu một ngày nào đó, các vua chúa xin các ngài cho tư vần, và để tránh khỏi phải để cho họ khẩn cầu nhiều lần, các ngài đã coi nhẹ lời cấm này và đã cho họ những lời khuyên chân tình và chính đáng, có hương vị đời đời. Trường hợp ấy, xin các ngài hãy mau chóng rời khỏi dinh vua, tòa quan mà lui về giáo phận của các ngài hầu chuyên chú vào các chức vụ thánh. Xin đừng bắt buộc mình ở lại, mà hãy giả như bất tri về những công việc chính sự và không có năng khiếu về hành chánh dân sự.
Ðối với dân chúng, hãy rao truyền lòng vâng phục vua chúa, dẫu khó khăn, và trong giao dịch tư hay công, hãy hết lòng cầu xin Chúa cho họ được thịnh vượng và được cứu rỗi. Ðừng chỉ trích hành động của họ, ngay cả cái hành động của các vua đã cấm đạo. Hãy tuyệt đối từ chối gieo rắc trong lãnh thổ của họ mầm mống của bất cứ phe đảng nào: Tây Ban Nha, Pháp, Thổ, Ba Tư, hay một phe khác. Ngược lại, hãy nhổ tận gốc, ngần nào có thể, tất cả những thù nghịch thuộc loại này([11]) ».
5. Về phương diện mục vụ thừa sai, Bản Chỉ Thị cũng đề cập đến vấn đề thích ứng vào tập tục và thói quen địa phương. Thừa sai có bổn phận phải tôn trọng những phong tục, tập quán, thói quen và lễ nghi của nước mà mình được tiếp đón. Không được áp đảo mang vào các nước Á Châu, những thói tục và những tập quán của nước gốc mình. Nếu có những lễ nghi hay thực hành đi ngược lại với giới răn và luân ký kitô, thì hãy, rất cẩn trọng và không xúc phạm tâm lý chung, cố gắng khuyên giải các bổn đạo mới dần dần từ bỏ. Nhưng cần phải có một thời gian để các tân tòng ngưng làm những lễ nghi ngàn đời mà đồng hương của họ vẫn đang thực hiện. « Xin đừng nhiệt thành quá độ, xin đừng trưng chứng lý luận để thuyết phục các dân tộc này thay đổi lễ nghi, thói tục và tập quán của họ, trừ phi chúng rõ ràng ngược lại với đạo Chúa và luân lý kitô. Còn có điều gì phi lý cho bằng việc mang nước Pháp, nước Tây Ban Nha, nước Ý, hay bất kỳ một nước Âu Châu nào khác áp đặt vào người Trung Hoa ? Xin đừng mang vào nơi họ nước của chúng ta, nhưng hãy mang vào đức tin, đức tin không tẩy trừ, không xúc phạm đến những lễ nghi và thói tục của bất cứ dân tộc nào, trừ phi chúng rõ rệt tồi bại; nhưng ngược lại đức tin ấy muốn giữ gìn và bảo trì những lễ nghi và thói tục trên. Luật thiên nhiên đã khắc sâu vào bản tính của mọi người trên thế gian là tôn kính, yêu mến và coi trọng trên hết những thói tục của quê hương họ và quê hương họ. Mang những thay đổi vào những thói tục ngàn đời của một dân tộc: còn có lý do nào mạnh mẽ hơn để gây ra chia cách và thù hằn ! Ðiều gì sẽ xẩy ra, nếu, để bãi bỏ các phong tục cũ của họ, các ngài đã muốn thay vào đó bằng những phong tục của quê hương các ngài, nhập cảng từ bên ngoài ? Xin đừng bao giờ đặt những thói tục của các dân tộc này song song với những thói tục Âu châu. Ngược lại, xin các ngài hãy mau mắn làm quen với những thói tục địa phương. Hãy ca tụng và ngợi khen điều gì đáng ca tụng. Còn những điều không đáng,.. xin các ngài hãy khôn khéo đừng phán đoán, hay ít nhất đừng kết án một cách dại dột hay quá đáng. Với những thói tục rõ rệt xấu, thì nên từ từ làm cho người ta hiểu bằng cách lắc đầu hay im lặng hơn là bằng lời nói; dĩ nhiên không quên lợi dụng dịp may, để khi mà các tâm hồn sẵn sàng tiếp nhận sự thật, thì những thói tục này sẽ tự nhiên bong rễ([12]) ».
6. Bản Chỉ Thị cũng nhấn mạnh đến việc thiết lập chủng viện hay học viện đào tạo linh mục bản địa. « Ðể cho kiến thức và lòng ham mê các khoa học thánh được phát triển trong những quốc gia này, cần phải dịch từ tiếng hy lạp hay tiếng la tinh sang tiếng mẹ đẻ của các dân tộc này, phần lớn các tác phẩm của các tiến sĩ Hội Thánh hay của các tác giả tôn giáo. Ðể đạt mục tiêu này, xin hãy tích cực tìm kiếm giữa những các cộng tác viên của các ngài, hoặc tại chỗ, hoặc nơi khác, xem ai là người có khả năng thực hiện công việc này, nhờ có hiểu biết hoàn hảo về cả hai ngôn ngữ và có tinh thần giáo lý. Xin hãy mau mắn nhưng cẩn trọng mở khắp nơi các trường học. Dậy miễn phí tiếng la tinh và giáo lý cho giới trẻ. Nếu trong những trường học này các ngài tìm thấy những trẻ đạo hạnh, tốt lành tự nhiên, nhiệt thành và quảng đại, có năng khiếu làm việc nhân bản, và có hy vọng một ngày kia sẽ có thể sống đời sống giáo sĩ, hãy nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của chúng, hãy giúp đỡ chúng theo đuổi học hành,… Khi chúng đã tiến bộ khả quan về tri thức và đạo đức, xin các ngài hãy tiếp nhận chúng vào hàng tu sĩ, và thời gian thuận tiện đến, xin hãy phong chức thánh cho họ([13]) ».
3. Củng cố hậu cần: lập Chủng Viện Thừa Sai và Sở Quản Lý
Hiện tình của hai địa phận Ðàng trong và Ðàng ngoài đã được ý thức. Hướng đi hành động đâ được vạch rõ với những mục tiêu và kết quả phải đạt được: truyền chức linh mục để thiết lập hàng giáo sĩ địa phương, liên lạc chặt chễ và vâng phục tuyệt đối Tông Tòa, phải làm gương sáng cho hàng giáo sĩ bản địa, tuyệt đối không dính líu vào chính sự, phải thích ứng vào tập tục và thói quen địa phương, thiết lập chủng viện hay học viện để đào tạo linh mục địa phương. Nhưng hai giám mục Ðại Diện Tông Tòa, từng lo việc điều khiển, cũng cảm thấy nhu cầu phải chuẩn bị hậu cần, lo cho tương lai đường dài. Làm sao để trong tương lai vẫn có người kế tiếp công việc thừa sai ? Làm sao để trên đường dài vẫn có đủ tài chánh để chi tiêu và phương tiện để xử dụng ?
Song song với ý muốn làm thừa sai truyền giáo, những vị sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris, ngay từ buổi đầu đã nghĩ đến việc đào tạo thừa sai. Ngày 01.07.1658, ba cha François de Laval, François Pallu và Pierre Lambert de la Motte (vừa được Thánh Bộ Truyền Giáo đề nghị bổ nhiệm làm giám mục đại diện tông tòa ngày 13.05.1658 và được Ðức Thánh Cha Alexandre VII chấp nhận ngày 08.06.1658), đã làm một thỉnh nguyện thơ lên Thánh Bộ Truyền Giáo xin phép mở một chủng viện mà « mục đích duy nhất là rao giảng tin mừng cho dân ngoại, và trong đó người ta sẽ nhận tất cả những các linh mục nào muốn sống thử ơn gọi thừa sai của mình và sẽ đào tạo họ bằng mọi cách có thể ([14])». Thánh bộ tiếp nhận thỉnh nguyện thơ một cách thuận lợi, nhưng để cho ba vị sáng lập hoàn toàn tự do lấy sáng kiến về thiết lập và tổ chức.
Ở Pháp, hai hội ủng hộ dự án này. Hội Bạn Hiền, do cha Jean Bagot điều động, lo tuyển chọn nhân sự thừa sai. Hội Thánh Thể lo gây dựng ngân quĩ tài chánh và xây dựng cơ sở.
Gặp cha Ðắc Lộ ngay từ đầu năm 1653, trong khuôn khổ Hội Thánh Thể và Hội Bạn Hiền, Ðức cha François Pallu, ngay sau khi thụ phong giám mục và trở về Paris đầu năm 1659, đã trở lại Hội Bạn Hiền ở phố Coupeau và phố Saint-Dominique để tìm kiếm và tuyển chọn các thừa sai trẻ cho giáo hội Việt Nam. Các nhóm Bạn Hiền ở Paris và các tỉnh đã gởi về khoảng 20 linh mục trẻ sẵn sàng tình nguyện làm thừa sai đi truyền đạo. Một người bà con, bà de Miramion, đã bằng lòng cấp dưỡng ăn ở trong một cung điện của bà ở La Couarde, gần La Queu-lez-Yvelynes, cách Paris khoảng 50 cây số về phía đông nam. Ở đây, Ðức Cha Pallu đã thiết kế một chương trình đào tạo gồm 2 khía cạnh; khía cạnh giảng dậy lý thuyét bằng học hiểu các tác phẩm nói về Á châu và khía cạnh thực hành bằng thực tập cụ thể các phương pháp giảng đạo bình dân trong ba làng ở Haute-Marne, ở Oise và ở Dreux.
Ngày 27.09.1659 người ta trình cho Ðức Cha hay rằng có khoảng 40 ứng viên mới đến La Couarde. Theo những tiêu chuẩn mà chính ngài đã đặt ra, là sức khoẻ mạnh, quân bình tốt, khả năng khoa học đủ, tinh thần vâng lời cao, đức siêu thoát vững, đức khó nghèo kiên, đức xã tính mạnh,. . Ðức cha chỉ chọn được 6 người.
Chủng Viện Thừa Sai cư ngụ tại « La Couarde » từ hè cho đến cuối năm 1659. Ðầu năm 1660 rời về Paris, đường Quincampoix, bên nhà thờ Saint-Josse.. Lúc ấy tất cả có 2 giám mục, 11 linh mục, 5 tu sĩ và 8 giáo dân.
Lúc này, vấn đề đào tạo đã bắt đầu. Nhưng vấn đề cơ sở chủng viện và ngân quĩ truyền giáo sẽ ra sao ?
Hội Thánh Thể đã và sẽ là chủ động tích cực giúp kiến tạo « Chủng Viện Thừa Sai ». Năm 1658 hội đã lập một « Hội Ðồng Thừa Sai » và đã chỉ định những ủy viên để lo việc xây dựng một chủng viện dành cho « Thừa Sai Hải Ngoại ». Một trong những ủy viên này là ông du Plessis rất hăng hái tích cực.
Năm 1659, để giúp các Ðại Diện Tông Tòa đi truyền giáo ở Bắc Việt và Nam Việt có phương tiện tài chánh và nguồn lực nhân sự, giáo sĩ cũng như giáo dân, Hội Thánh Thể đã phổ biến một tờ truyền đơn và một tập tài liệu nhỏ trên toàn nước Pháp([15]). Tờ truyền đơn, với tựa đề là « Thông báo về các phái đoàn thừa sai ở Bắc Việt và Nam Việt » nhắc lại rằng hiện có khoảng từ 20 đến 30 thừa sai đang chuẩn bị hành trang để cùng lên đường với hai Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa và kêu gọi các ân nhân hãy rộng lượng giúp đỡ hầu gây được một ngân khoản tài trợ cho hành trình và cuộc sống hải ngoại xa xôi của các thừa sai ». Tập tài liệu mời gọi các kitô hữu Pháp hãy thực hiện trách nhiệm truyền giáo đối với các giám mục đại diện tông tòa cũng như đối với các thừa sai khác sẽ lên đường đi truyền đạo ở hải ngoại bằng cách gây một ngân khoản trợ cấp sinh sống cho các giáo sĩ và giáo dân thừa sai và chi phí cho hành trình.
Trước khi lên đường đi nhận nhiệm sở giáo phận của mình, bốn giám mục đại diện tông tòa, thừa sai tiên khởi sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris, là LAVAL, PALLU, LAMBERT và COTOLENDI, đâ chỉ định 6 nhà quản lý để lo việc quản trị cho các ngài khi các ngài vắng mặt. Sáu người quản lý này, 3 là giáo sĩ, đó là các cha Vincent de Meur, Luc Fermanel de Favery và Michel Gazil de la Bernardière; 3 là giáo dân, đó là các ông Jean de Garibal, René de Voyer và Antoine Pajot de la Chapelle.
Năm 1660, Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte đã ký một giấy ủy quyền cho các quản lý của ngài, trao phó trách nhiệm phải kiến thiết một chủng viện để đào tạo thừa sai cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa.
Năm 1663, Ông du Plessis, được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè, đã đi điều đình mua lại nhà của Ðức cha Bernard de Sainte-Thérèse, ỡ đường du Bac. Và ngày 16.03.1663 Ðức cha Bernard de Sainte-Thérèse đã ký giấy bán các dẫy nhà của ngài cho cơ sở « Chủng Viện Thừa Sai ».
Có cơ sở rồi, các quản lý gia của Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đã được ủy nhiệm của các Ðại Diện Tông Tòa, bắt đầu lo chuyện làm thủ tục xin cho Chủng Viện Thừa Sai được chính thức công nhận bởi chính quyền và giáo quyền.
Ngày 26.07.1663 vua Louis XIV ký ngự chỉ công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Vua xác nhận hợp đồng được ký kết giữa bên mua là những nhà quản lý đại diện cho các Ðại Diện Tông Tòa và bên bán là giám mục Babylone, đức cha Bernard de Sainte-Thérèse và vua thừa nhận « Chủng Viện truyền giáo cho lương dân trong các xứ hải ngoại ». Ngày 07.09.1663 Nghị viện Paris đã đăng ký ngự chỉ trên([16]).
Ngày 10.10.1663, tu viện trưởng tu viên Saint-Germain-des-Prés, Henry de Verneuil, phê chuẩn xác nhận cho hai nhà quản lý Gazil de la Bernardière và Armand Poitevin được quyền xử dụng chủng viện.
Ngày 11.06.1664, đại hội Chủng Viện được triệu tập. Cha Vincent de Meur được bầu làm Bề Trên tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai. François Bésard làm phụ tá và Luc Fermanel làm quản lý. Ðại hội cũng đã chỉ định một giáo sư thần học và một giám đốc đặc trách chủng sinh vụ. Tất cả các nhân viên điều hành tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai đều xuất thân từ nhóm Bạn Hiền, do cha Jean Bagot; dòng Tên, điều động.
Ðược bầu làm bề trên, cha Vincent de Meur lo liêu ngay việc xin Tòa Thánh công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Ngày 11.08.1664, Ðức Hồng Y Chigni, đại diện Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII ở Paris, nhân danh Tòa Thánh, đã cho thánh chỉ công nhận. Ðó là « Thánh chỉ công nhận cơ sở Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, ngày 11.08.1664, do Hồng Y Fabio CHIGNI, cháu của Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII ». Như vậy, Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, dẫu rằng đã được thành lập do các bậc chức quyền của Giáo Hội Pháp, song le đã làm việc sát cánh và chặt chẽ với Thánh Bộ Truyền Giáo và Các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa để đào tạo và gởi đi khắp nơi mà Thánh Bộ cần cán bộ truyền giáo.
LỜi KẾT
Những điều quan trọng đều đã được chu đáo chuẩn bị. Hành trang thiêng liêng, hành trang thừa sai, hành trang nhân sự và vật chất,.. tất cả như đã sẵn sàng.
Bồn chồn, một tâm tình cảm động đang xâm chiếm và lan ra khắp thân thể người thừa sai sắp lên đường. Họ như đang hát « bài ca tiễn người thừa sai lên đường », mà một thừa sai, Claude Charles Dallet (1829-1878), đã đặt lời và Charles Gounot (1818-1893) đã phổ nhạc.
Gió đến mau, thổi buồm lên
Bạn hiền ơi, bay theo gió
Sao trời soi, Mẹ dẫn lối
Maria, Mẹ nhân hiền
Biển cả cúi đầu tôn vinh
Che chở, bảo vệ, giữ gìn
Sóng to kiêu căng hạ xuống
Vì bạn sống động nhiệt tình
Ði đi, sứ giả tin mừng
Nhiệt tâm xin đừng trệ ngưng
Vì ngày ước mơ đã đến
Ði đi, hỡi người kiên trung
Thừa sai ơi, chân người đẹp !
Bước đi trên miền u minh
Không sợ, không đau, không khiếp
Cho ta hôn kính chân tình
Thừa sai ơi, hãy lên đường
Cảnh đời đây, không vấn vương
Ði khắp tận cùng trái đất
Ðến mang danh Chúa tình thương
Paris, ngày 24 tháng 01 năm 2008
Trần Văn Cảnh
Chú Thích
[1] CHAPPOULIE, H.: 1943, Aux origines d’une Eglise; Rome et les Missions d’Indochine au XVII ème siècle, t; 1, p. 71-101
[2] LANGE, Claude: L’église catholique et la Socìté des Missions Etrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine XVII et XVIII siècles; Paris: L’Harmattan; 2004; trang 25-26.
[3] CHAPPOULIE, H.: o.c., tr. 74
[4] Ibidem, tr. 75
[5] Ibidem, tr. 75
[6] Ibidem, tr. 383-390
[7] LANGE Claude, o.c, trang 34-41
[8] Le Siège apostolique et les Missions – Textes et Documents pontificaux, 1959: Union missionnaire du clergé; Paris et Lyon; t. 1, tr. 10
[9] Ibidem, tr. 10-11
[10] Ibidem, tr. 11
[11] Ibidem, tr. 13-15
[12] Ibidem, tr. 16
[13] Ibidem, tr. 19-20
[14] LAUNAY, A.: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères; 1894: Téqui, Paris; t.1, trang 39
[15] GUENNOU, J.: 350 ans au service des Missions (1622-1972), in Sacrae Congregationis de Propaganda Fide Memoriam Rerum: 1973: Ed. Herder, Rome; trang 353
[16] LAUNAY, A.: Documents historiques relatifs à la Société des Missions Étrangères, tome I, Missions Étrangères, Paris; 1904, trang 324-328
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
(bài 4) Các Giám Mục Ðại ÐiệnTông Tòa chuẩn bị hành trang đi Ðàng Trong và Ðàng Ngoài
Hai Tân Giám Mục François Pallu và Pierre Lambert de la Motte bỏ La Mã, về tới Paris vào tháng giêng năm 1659. Một mùa xuân mới tràn đầy hy vọng bắt đầu. Xác tín rằng « Vạn sự khởi đầu nan », nhưng « Ðầu xuôi duôi lọt », hai tân giám mục bù đầu với rất nhiều công việc: liên lạc thường xuyên với Tông Tòa và Thánh Bộ Truyền Giáo để biết tình hình thừa sai ở Viễn Ðông và nhận bài sai lên đường và chỉ thị hành động, gặp gỡ các cơ quan hội đoàn đạo đời, tiếp đón mọi cấp bậc xã hội và giáo hội, tuyển chọn các thừa sai cộng tác và đồng hành, giáo sĩ và giáo dân, phát động việc gây quĩ, sơ thảo kế hoạch và chương trình hành động,… Tắt một điều, chuẩn bị hành trang: hành trang thừa sai hải ngoại, hành trang sứ mệnh truyền giáo, hành trang nhân sự đồng hành, hành trang vật dụng và ngân sách hành trình và sinh sống, hành trang hậu cần chuẩn bị nhân sự, tài chánh và quản lý cho tương lai.
1. Xem lại tình hình truyền giáo Viễn Ðông
Khởi đấu chuẩn bị hành trang, hai tân giám mục không thể không nghĩ đến nơi mà mình có trách nhiệm mục vụ: Bắc Việt, Nam Việt và Trung Hoa, những xứ rất xa xôi, thuộc miền Viễn Ðông. Dẫu đã được cha Ðắc Lộ kể cho nghe nhiều điều về những xứ này, trong nhiều lần gặp gỡ vào những năm 1653, 1654, nhưng những tiếp xúc với Thánh Bộ Truyền giáo, nhất là với cha thơ ký Guillaume Lesley, người kế vị cha François Ingoli, làm hai đức cha ý thức nhiều điều về hiện tình truyền giáo ở Viễn Ðông. Ðây cũng là dịp để hai đức cha đọc lại những tài liệu, vẫn còn giá trị, do cha Ingoli thực hiện.
Ðược bầu làm giáo hoàng năm 1621, ÐGH Grégoire XV, rất quan tâm đến việc thiết lập hàng giáo sĩ địa phương, đã quyết định thành lập Thánh Bộ Truyền Giáo vào ngày lễ Ba Vua 06.01.1622, gồm 13 hồng y, hai vị cao cấp trong giáo hội và một thư ký. Và Ngài giao phó cho thánh bộ này nhiệm vụ truyền bá đức tin. Cha François INGOLI, thơ ký thánh bộ, đã đóng góp rất nhiều vào việc tổ chức thánh bộ và đưa ra một đường hướng mới về truyền giáo([1]).
Khởi đầu công việc, cha INGOLI muốn biết rõ tình hình cụ thể của các vùng truyền giáo Á châu, Phi châu và Mỹ châu. Cha xin các dòng tu lớn đang lo việc truyềng giáo, như dòng Tên, dòng Ðaminh, dòng Phanxicô, dòng Augustinô, mỗi dòng làm một bản phúc trình tỉ mỉ và gởi vế thánh bộ. Sau đó cha đọc và phân tích rất kỹ các phúc trình này([2]).
Phúc trình của dòng Tên nêu lên những khó khăn và những tì tật có thể làm tê liệt hoạt động truyền giáo, nhất là trong vùng Ðông Ấn. Bản phúc trình nhấn mạnh đến sĩ số thừa sai nhỏ nhoi, đến sự thiếu nhiệt tình của một số trong họ và đến sự thiếu thốn tài chánh. Bản phúc trình chỉ trích gay gắt thói xấu tồi tệ của một số thừa sai đi làm thương mãi, sự nhiệt thành bồng bột của của một số khác đưa đến phản ứng rất bất lợi cho việc truyền giáo từ các chức quyền chính trị trong các quốc gia Á châu. Bản phúc trình đòi hỏi phải chọn lựa và đào tạo các thừa sai một cách thật nghiêm chỉnh, phải học hỏi ngôn ngữ và thói tục của những nước mà mình đi giảng phúc âm, và đề nghị thiết lập chủng viện để đào tạo linh mục địa phương([3]).
Bản phúc trình của các dòng hành khất Ðaminh, Phanxicô và Augustinô cũng nêu lên những nhược điểm tương tự trong việc truyền giáo ở Ðông Ấn: thiếu nhân lực thừa sai, thiếu tài lữc, thừa sai chưa được đào tạođủ và thiếu nhiệt tình([4]).
Công cán ủy viên Tòa Thánh ở Lisbonne, là Antoine ALBERGATI, có lẽ là người chỉ trích hơn cả. Trong bản phúc trình viết về tình hình truyền giáo, viết năm 1623, ngài phàn nàn về thái độ của thương gia và binh lính Bồ đào Nha trong các cửa hiệu buôn bán, vì đi ngược hẳn lại với những điều các thừa sai giảng dậy. Hàng giáo sĩ Bồ Ðào Nha, triều cũng như dòng, trong các vùng thuộc quyền họ Bảo trợ, đều sống một đời sống không mấy luôn luôn xây dựng. Ngài công nhận có một số tu sĩ, dòng Tên hay dòng khác, quả thật xứng đáng là những thừa sai tuyệt vời, nhưng ngài tiếc rằng giữa các dòng không có sự điều hợp. Ngài ước mong rằng nhiều thừa sai không phải là người Bồ Ðào Nha sẽ được gởi đến thêm, và làm sao giải thoát các thừa sai khỏi bắt buộc phải dùng các tầu chuyên chở Bồ Ðào Nha, mà có thể tìm những đường khác đi đến Ðông Ấn, như đi qua đường Trung Á và Ba Tư. Ngài ước mong rằng vua Tây Ban Nha sẽ chỉ chọn gởi đi Á Châu những giám mục gốc triều([5]). Sau đó, cha François INGOLI đã viết ba điều trần([6]) trình lên Thánh Bộ Truyền Giáo.
Trong điều trần luận thứ nhất, đề ngày 13.06.1625, cha François INGOLI tìm cách cải tiến những tranh chấp giữa giám mục với dòng tu, giữa dòng Tên với những dòng khác, giữa người Tây Ban Nha với Bồ Ðào Nha. Cha chỉ trích thái độ buôn bán thương mại của các thừa sai. Cha đề nghị ưu tiên tuyển chọn các giám mục từ giáo sĩ triều, tránh đặt các tu sĩ nhiều dòng khác nhau trong một giáo phận. Và cha dự kiến thiết lập đại diện tông tòa để điều hợp các sở truyền giáo và liên lạc với Tòa Thánh.
Trong điều trần thứ hai, đề ngày 24.11.1628, tựa vào các báo cáo của Các Sở Truyền Giáo Mỹ châu Tây Ban Nha, cha INGOLI phàn nàn về sự kiện các thừa sai thiếu hiểu biết về ngôn ngữ địa phương; cha chỉ trích sự thông đồng giữa thần quyền và thế quyền. Cha kết án thói quen cản đường người bản xứ tiến lên chức linh mục trong Ðế quốc Tây Ban Nha ở Mỹ châu và những ngược đãi bắt dân địa phương phải chịu. Cha đề nghị một giải pháp: thiết lập hàng giáo sĩ gốc địa phương. Cha cho rằng, ở Mỹ châu, ở Á châu hay ở Viễn Ðông, các sở truyền giáo đều có thể và phải đào tạo, chọn giữa những giáo dân thổ dân châu mỹ, thổ dân ấn độ, thổ dân tầu, nhật hay việt nam, những người xứng đáng để làm linh mục. Cha đề nghị gởi khâm sứ, đại diện đặc biệt Tòa Thánh, đến các miền truyền giáo để điều hợp hoạt động thừa sai và để thanh trừng những lạm dụng.
Trong điều trần thứ ba, viết vào năm 1644, cha INGOLI chỉ trích gay gắt những lạm dụng bảo hộ trong vùng Ðông Ấn. Cha kết án những can dự của Phó Vương Goa và của nhiều Toàn Quyền khác vào các công việc giáo sự, chỉ trích quyền dành cho vua công giáo được chỉ định giám mục, lên án việc kiểm soát các công chuyện của Tòa Thánh nhờ « đặc quyền » dành cho vua Tây Ban Nha.
Nhờ những điều trần này, một loạt công việc đã được thực hiện: Tổ chức nội bộ Thánh Bộ, phân chia toàn bộ thế giới ra làm 13 tỉnh hạt; Cấm các vị thừa sai không được hoạt động chính trị và loại bỏ mọi mưu đồ chính trị ra khỏi mục tiêu tôn giáo mục vụ; lập trường truyền giáo để đào tạo các thừa sai truyền giáo và huấn luyện hàng giáo sĩ địa phương; lập ấn quán xuất bản các sách phụng vụ và giáo lý ngoại ngữ; thu thập các báo cáo về tình hình thừa sai; điều đình với triều đình Madrid và Lisbonne về những lãnh thổ hải ngoại do họ bảo trợ; bổ nhiệm giám mục hiệu toà làm giám quản tông toà, đặc trách điều khiển các giáo hội địa phương..
2. Nhận chỉ thị của Toà Thánh
Qua những tài liệu của Thánh Bộ, cũng như những tài liệu mà cha Ðắc Lộ để lại, hai Ðại Diện Tông Tòa Ðàng Trong và Ðàng ngoài nhận rõ ra hiện tình của hai địa phận mà mình có trách nhiệm mục vụ, với những khó khăn và thách thức nhiều hơn là những may mắn đang chời đợi. Khó khăn đối với các phái đoàn truyền giáo Bồ Ðào Nha còn đang bám vào chế độ bảo trợ, khó khăn đối với chính quyền Việt Nam có thái độ thay đổi khó lường, khó khăn đối với những thế lực dân sự, tôn giáo Việt Nam thấy nguy cơ bị mất ảnh hưởng, khó khăn rao truyền tin mừng kitô cho dân chúng việt nam đã nhiễm sâu truyền thống tam giáo Khổng, Lão, Phật. Một hướng đi đã được hình dung. Nhưng cụ thể hướng đi đó sẽ phải được thực hiện thế nào ? Phải đạt mục tiêu và kết quả nào ? Nên tránh những gì ? Nên làm những gì ? Các câu hỏi này vẫn ám ảnh hai tân giám mục thừa sai. Các ngài cũng đang chờ đợi, chờ đợi « sự vụ lệnh » của Thánh Bộ và Tông Tòa.
Ngày 10.09.1659, Thánh bộ Truyền Giáo soạn thảo bản « Chỉ thị gởi các Ðại Diện Tông Tòa đang chuẩn bị lên đường đi Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt([7]) ». Chỉ thị gòm 3 phần: 1-Trước khi lên đườngn (Antequam discendat), 2-Trên đường hành trình (In ipso itinere) và 3-Lúc thi hành sứ mệnh thừa sai (in ipsa missione).
Ở phần 1 « Trước khi lên đường », Bản Chỉ Thị khuyến cáo các Ðại Diện Tông Tòa nên chọn lựa các thừa sai trong những ứng viên có khả năng nhất trong việc phục vụ sứ mệnh thừa sai, và nhhững khả năng này đã từng chứng nghiệm; Những đức tính quan trọng nhất cho người thừa sai là khôn ngoan, kiên nhẫn, khiêm nhường và nhất là có « lòng bác ái tin mừng »; Người thừa sai phải biết thích ứng với những thói tục và tập quán của những nước hải ngoại và, như thánh Phaolô đã nói, « phải biết trở nên tất cả cho tất cả mọi người ». Bản Chỉ Thị cũng kêu gọi các Ðại Diện Tông Tòa hãy chỉ định những người quản lý để trông coi quản trị công việc ở Paris, dưới khía cạnh pháp luật và tài chính; đặt một người quản lý ở La Mã, bên cạnh Tòa Thánh và Thánh Bộ; Vị quản lý này, được ủy nhiệm của các Ðại diện Tông Tòa, sẽ đại diện các ngài để giải quyết các công việc với Thánh Bộ.
Sang phần 2 « Trên đường hành trình », Bản Chỉ Thị cho các Ðại Diện Tông Tòa một số nguyên tắc hướng dẫn. Các ngài phải chọn lộ trình đi mà tránh gặp người Bồ Ðào Nha, cũng đừng đi qua những đường biển có tầu bề Bồ Ðào Nha kiểm soát. Có lễ nên đi đường bộ; Xin các Ðại Diện Tông Tòa nên lên đường một cách kín đáo và đi đến Viễn Ðông qua lối Syrie và Ba Tư. Nước Bồ Ðào Nha chống lại việc thiết lập các Ðại Diện Tông Tòa, vì họ có những đặc quyền của chế độ Bảo Trợ, vậy xin các Ðại Diện Tông Tòa không nên yêu sách đòi hỏi bất cứ một quyền tài phán nào trong những vùng trực tiếp tùy thuộc chính phủ Bồ Ðào Nha. Các ngài sẽ phải trình lên Tòa Thánh một bản báo cáo chi tiết về tình hình Giáo Hội và tình hình các sở thừa sai trong những xứ mà các ngài đi qua.
Phấn 3 « Lúc thi hành sứ mệnh thừa sai » là phần quan trọng nhất đã đưa ra những chỉ thị và những hướng dẫn rõ rệt liên hệ đến công việc của các Ðại Diện Tông Tòa trong những nước mà các ngài làm sứ mệnh thừa sai. Sáu chỉ thị căn bản đã được nêu ra:
1. Sứ mệnh căn bản của các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa là thiết lập hàng giáo sĩ địa phương.: « Lý do chính yếu khiến Thánh Bộ gởi các ngài là những người có chức giám mục đến những vùng nói trên (Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt) là để, bằng mọi cách thế và phương pháp có thể, các ngài nắm lấy trách nhiệm giáo huấn người trẻ hầu giúp họ thâu thập đủ các khả năn, để tiến tới chức linh mục. Truyền chức linh mục cho họ rồi, các ngài hãy sai họ về địa phương gốc của họ với sứ mệnh phục vụ đạo kitô hết lòng mình, dưới sự hướng dẫn của các ngài. Vậy xin các ngài hãy luôn ghi nhớ mục đích này trước mắt mình là dẫn đưa đến chức linh mục, một số đông càng nhiều càng tốt và càng có khả năng càng hay, những người có khả năng, đào tạo họ và giúp họ tiến triển trong môi trường của họ([8]) ».
2. Về vấn đề truyền chức giám mục cho các linh mục bản địa, các Ðại Diện Tông Tòa phải đệ trình lên La Mã. Trong vấn đề này cũng như những vấn đề khác, nguyên tắc căn bản là các Ðại Diện Tông Tòa phải hành đông trong liên lạc chặt chẽ với Tông Tòa và Thánh bộ, trong tinh thần trung tín, vâng lời, và dự bị sẵn sàng, biết tuân thủ những quyết định của Tông Tòa trong tất cả những vấn đề quan trọng, dẫu rằng các ngài có nhiều quyền rộng rãi. Sự vâng lời Tông Tòa, dấu chỉ hiệp nhất của Giáo Hội, lại càng là điều cần thiết mà các Ðại Diện Tông Tòa phải áp dụng, vì các ngài phải sống và làm gương sáng trong những Giáo Hội mới. « Các ngài không những cần luôn luôn phải tỏ ra thần phục hoàn toàn và vồn vã với Ðức Giáo Tông La Mã, mà còn phải làm mọi điều để người trung hoa và các dân nước khác mà các ngài có trách nhiệm coi sóc, nhận ra luật phép và dấu chứng bảo đảm của đức tin chính truyền: họ cũng sẽ nhận ra rằng đối với họ nữa, họ phải tôn kính Tông Tòa vì là chủ chân lý và là tiếng nói của Thánh Linh, họ phải tuyệt đối thần phục các lệnh truyền và qui định của Tông Tòa trong những lãnh vực thiêng liêng, họ phải tham khảo ý kiến của Tông Tòa trong những công việc khó khăn và phải biết tuân thủ theo những chỉ dẫn của Tông Tòa. Dĩ nhiên, điều đó chính yếu chỉ có thể dễ dàng và hiển nhiên thực hiện được nếu các ngài làm gương sáng cho họ, vì các ngài là thủ lãnh của họ([9]).
3. Mọi công việc quan trọng, các Ðại Diện Tông Tòa, phải làm gương sáng, xin phép Tông Tòa. « Ðừng giải quyết bất cứ việc quan trọng nào mà không có lệnh của Thánh Bộ. Các ngài sẽ phải thuyết phục người trung hoa rằng trong những hoàn cảng trọng đại, luôn luôn phải tham khảo Tông Tòa. Các ngài phải cố gắng dìu dắt họ thường xuyên biên thư hơn, tham khảo Ðức Giáo Tông và chờ đợi trả lời. Thực ra người trung hoa có thể sẽ vịn vào xa xôi cách trở giữa họ và La mã và những khó khăn xin phép để dám cho rằng không nên theo nhập một tôn giáo mà giáo chủ có quá nhiều khó khăn để ban lệnh truyền cho họ ! Các ngài phải làm gương để cắt nghĩa cho họ hiểu rằng, Ðức Giáo Tông ở La Mã rất ân cần với họ và vì vậy, đã đoán trước những khó khăn của họ, đã bổ nhiệm các giám mục có nhiều quyền hạn để phần nào bù lắp vào sự xa xôi cách trở([10]) ».
4. Ðặc biệt Bản Chỉ Thị cấm các Ðại Diện Tông Tòa không được dính líu và chính sự của những nước mà các ngài được gởi đến và cũng không được nhận những ân huệ hay đặc quyền mà quốc vương các nước này trao ban. Các ngài phải biết từ chối những trách nhiệm chính trị, như những đề nghị làm cố vấn dân sự chẳng hạn. Thánh Bộ Truyền Giáo đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuyệt đối tránh làm hại các nhà chính trị địa phương và tránh tham dụ vào những công chuyện trần thế. Các ngài phải tôn trọng uy quyền chính trị của các nước địa phương, ngay cả khi họ bách hại đạo. « Nếu có vua, quan hay chức quyền nào, nghe theo tiếng gọi của Chúa, tỏ ra hoà nhã với các ngài, hoặc hay hơn nữa, tỏ ra hướng chiều về đạo kitô, thì xin các ngài hãy tỏ lòng biết ơn họ. Nhưng để tránh việc khích động ham muốn, xin các ngài đừng đòi đặc quyền, cũng đừng đòi những miễn trừ, hoặc những toà án đặc biệt,…Thản hoặc, dẫu không có ý khiêu khích ghen tỵ, mà các ngài được một thuận lợi nào đó trong việc phát triển đức tin, thì xin các ngài đừng phô trương vì công của mình, nhưng hãy xác định rằng đó là nhờ lòng nhân hậu của họ. Xin các ngài tuyệt đối tránh không gợi cho họ bất kỳ một sự sợ hãi nhỏ nhoi nào liên hệ đến cá nhân họ hay quyền lợi của họ: Xin các ngài xa tránh mọi bóng dáng ngờ vực trong lãnh vực này.
Xin các ngài hãy xa tránh những chính sự và quốc sự, để đừng bao giờ chấp nhận một chức vụ nào trong hành chánh dân sự, ngay cả khi người ta chính thức và liên tục thỉnh cầu các ngài. Về điều này, Thánh bộ đã luôn luôn cấm ngặt một cách công khai và chặt chẽ và sẽ tiếp tục mãi mãi cấm nữa. Bởi vậy, xin các Ðại Diện Tông Tòa và các cộng sự viên hãy luôn luôn cẩn trọng tuân thủ.
Thản hoặc, nếu một ngày nào đó, các vua chúa xin các ngài cho tư vần, và để tránh khỏi phải để cho họ khẩn cầu nhiều lần, các ngài đã coi nhẹ lời cấm này và đã cho họ những lời khuyên chân tình và chính đáng, có hương vị đời đời. Trường hợp ấy, xin các ngài hãy mau chóng rời khỏi dinh vua, tòa quan mà lui về giáo phận của các ngài hầu chuyên chú vào các chức vụ thánh. Xin đừng bắt buộc mình ở lại, mà hãy giả như bất tri về những công việc chính sự và không có năng khiếu về hành chánh dân sự.
Ðối với dân chúng, hãy rao truyền lòng vâng phục vua chúa, dẫu khó khăn, và trong giao dịch tư hay công, hãy hết lòng cầu xin Chúa cho họ được thịnh vượng và được cứu rỗi. Ðừng chỉ trích hành động của họ, ngay cả cái hành động của các vua đã cấm đạo. Hãy tuyệt đối từ chối gieo rắc trong lãnh thổ của họ mầm mống của bất cứ phe đảng nào: Tây Ban Nha, Pháp, Thổ, Ba Tư, hay một phe khác. Ngược lại, hãy nhổ tận gốc, ngần nào có thể, tất cả những thù nghịch thuộc loại này([11]) ».
5. Về phương diện mục vụ thừa sai, Bản Chỉ Thị cũng đề cập đến vấn đề thích ứng vào tập tục và thói quen địa phương. Thừa sai có bổn phận phải tôn trọng những phong tục, tập quán, thói quen và lễ nghi của nước mà mình được tiếp đón. Không được áp đảo mang vào các nước Á Châu, những thói tục và những tập quán của nước gốc mình. Nếu có những lễ nghi hay thực hành đi ngược lại với giới răn và luân ký kitô, thì hãy, rất cẩn trọng và không xúc phạm tâm lý chung, cố gắng khuyên giải các bổn đạo mới dần dần từ bỏ. Nhưng cần phải có một thời gian để các tân tòng ngưng làm những lễ nghi ngàn đời mà đồng hương của họ vẫn đang thực hiện. « Xin đừng nhiệt thành quá độ, xin đừng trưng chứng lý luận để thuyết phục các dân tộc này thay đổi lễ nghi, thói tục và tập quán của họ, trừ phi chúng rõ ràng ngược lại với đạo Chúa và luân lý kitô. Còn có điều gì phi lý cho bằng việc mang nước Pháp, nước Tây Ban Nha, nước Ý, hay bất kỳ một nước Âu Châu nào khác áp đặt vào người Trung Hoa ? Xin đừng mang vào nơi họ nước của chúng ta, nhưng hãy mang vào đức tin, đức tin không tẩy trừ, không xúc phạm đến những lễ nghi và thói tục của bất cứ dân tộc nào, trừ phi chúng rõ rệt tồi bại; nhưng ngược lại đức tin ấy muốn giữ gìn và bảo trì những lễ nghi và thói tục trên. Luật thiên nhiên đã khắc sâu vào bản tính của mọi người trên thế gian là tôn kính, yêu mến và coi trọng trên hết những thói tục của quê hương họ và quê hương họ. Mang những thay đổi vào những thói tục ngàn đời của một dân tộc: còn có lý do nào mạnh mẽ hơn để gây ra chia cách và thù hằn ! Ðiều gì sẽ xẩy ra, nếu, để bãi bỏ các phong tục cũ của họ, các ngài đã muốn thay vào đó bằng những phong tục của quê hương các ngài, nhập cảng từ bên ngoài ? Xin đừng bao giờ đặt những thói tục của các dân tộc này song song với những thói tục Âu châu. Ngược lại, xin các ngài hãy mau mắn làm quen với những thói tục địa phương. Hãy ca tụng và ngợi khen điều gì đáng ca tụng. Còn những điều không đáng,.. xin các ngài hãy khôn khéo đừng phán đoán, hay ít nhất đừng kết án một cách dại dột hay quá đáng. Với những thói tục rõ rệt xấu, thì nên từ từ làm cho người ta hiểu bằng cách lắc đầu hay im lặng hơn là bằng lời nói; dĩ nhiên không quên lợi dụng dịp may, để khi mà các tâm hồn sẵn sàng tiếp nhận sự thật, thì những thói tục này sẽ tự nhiên bong rễ([12]) ».
6. Bản Chỉ Thị cũng nhấn mạnh đến việc thiết lập chủng viện hay học viện đào tạo linh mục bản địa. « Ðể cho kiến thức và lòng ham mê các khoa học thánh được phát triển trong những quốc gia này, cần phải dịch từ tiếng hy lạp hay tiếng la tinh sang tiếng mẹ đẻ của các dân tộc này, phần lớn các tác phẩm của các tiến sĩ Hội Thánh hay của các tác giả tôn giáo. Ðể đạt mục tiêu này, xin hãy tích cực tìm kiếm giữa những các cộng tác viên của các ngài, hoặc tại chỗ, hoặc nơi khác, xem ai là người có khả năng thực hiện công việc này, nhờ có hiểu biết hoàn hảo về cả hai ngôn ngữ và có tinh thần giáo lý. Xin hãy mau mắn nhưng cẩn trọng mở khắp nơi các trường học. Dậy miễn phí tiếng la tinh và giáo lý cho giới trẻ. Nếu trong những trường học này các ngài tìm thấy những trẻ đạo hạnh, tốt lành tự nhiên, nhiệt thành và quảng đại, có năng khiếu làm việc nhân bản, và có hy vọng một ngày kia sẽ có thể sống đời sống giáo sĩ, hãy nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của chúng, hãy giúp đỡ chúng theo đuổi học hành,… Khi chúng đã tiến bộ khả quan về tri thức và đạo đức, xin các ngài hãy tiếp nhận chúng vào hàng tu sĩ, và thời gian thuận tiện đến, xin hãy phong chức thánh cho họ([13]) ».
3. Củng cố hậu cần: lập Chủng Viện Thừa Sai và Sở Quản Lý
Hiện tình của hai địa phận Ðàng trong và Ðàng ngoài đã được ý thức. Hướng đi hành động đâ được vạch rõ với những mục tiêu và kết quả phải đạt được: truyền chức linh mục để thiết lập hàng giáo sĩ địa phương, liên lạc chặt chễ và vâng phục tuyệt đối Tông Tòa, phải làm gương sáng cho hàng giáo sĩ bản địa, tuyệt đối không dính líu vào chính sự, phải thích ứng vào tập tục và thói quen địa phương, thiết lập chủng viện hay học viện để đào tạo linh mục địa phương. Nhưng hai giám mục Ðại Diện Tông Tòa, từng lo việc điều khiển, cũng cảm thấy nhu cầu phải chuẩn bị hậu cần, lo cho tương lai đường dài. Làm sao để trong tương lai vẫn có người kế tiếp công việc thừa sai ? Làm sao để trên đường dài vẫn có đủ tài chánh để chi tiêu và phương tiện để xử dụng ?
Song song với ý muốn làm thừa sai truyền giáo, những vị sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris, ngay từ buổi đầu đã nghĩ đến việc đào tạo thừa sai. Ngày 01.07.1658, ba cha François de Laval, François Pallu và Pierre Lambert de la Motte (vừa được Thánh Bộ Truyền Giáo đề nghị bổ nhiệm làm giám mục đại diện tông tòa ngày 13.05.1658 và được Ðức Thánh Cha Alexandre VII chấp nhận ngày 08.06.1658), đã làm một thỉnh nguyện thơ lên Thánh Bộ Truyền Giáo xin phép mở một chủng viện mà « mục đích duy nhất là rao giảng tin mừng cho dân ngoại, và trong đó người ta sẽ nhận tất cả những các linh mục nào muốn sống thử ơn gọi thừa sai của mình và sẽ đào tạo họ bằng mọi cách có thể ([14])». Thánh bộ tiếp nhận thỉnh nguyện thơ một cách thuận lợi, nhưng để cho ba vị sáng lập hoàn toàn tự do lấy sáng kiến về thiết lập và tổ chức.
Ở Pháp, hai hội ủng hộ dự án này. Hội Bạn Hiền, do cha Jean Bagot điều động, lo tuyển chọn nhân sự thừa sai. Hội Thánh Thể lo gây dựng ngân quĩ tài chánh và xây dựng cơ sở.
Gặp cha Ðắc Lộ ngay từ đầu năm 1653, trong khuôn khổ Hội Thánh Thể và Hội Bạn Hiền, Ðức cha François Pallu, ngay sau khi thụ phong giám mục và trở về Paris đầu năm 1659, đã trở lại Hội Bạn Hiền ở phố Coupeau và phố Saint-Dominique để tìm kiếm và tuyển chọn các thừa sai trẻ cho giáo hội Việt Nam. Các nhóm Bạn Hiền ở Paris và các tỉnh đã gởi về khoảng 20 linh mục trẻ sẵn sàng tình nguyện làm thừa sai đi truyền đạo. Một người bà con, bà de Miramion, đã bằng lòng cấp dưỡng ăn ở trong một cung điện của bà ở La Couarde, gần La Queu-lez-Yvelynes, cách Paris khoảng 50 cây số về phía đông nam. Ở đây, Ðức Cha Pallu đã thiết kế một chương trình đào tạo gồm 2 khía cạnh; khía cạnh giảng dậy lý thuyét bằng học hiểu các tác phẩm nói về Á châu và khía cạnh thực hành bằng thực tập cụ thể các phương pháp giảng đạo bình dân trong ba làng ở Haute-Marne, ở Oise và ở Dreux.
Ngày 27.09.1659 người ta trình cho Ðức Cha hay rằng có khoảng 40 ứng viên mới đến La Couarde. Theo những tiêu chuẩn mà chính ngài đã đặt ra, là sức khoẻ mạnh, quân bình tốt, khả năng khoa học đủ, tinh thần vâng lời cao, đức siêu thoát vững, đức khó nghèo kiên, đức xã tính mạnh,. . Ðức cha chỉ chọn được 6 người.
Chủng Viện Thừa Sai cư ngụ tại « La Couarde » từ hè cho đến cuối năm 1659. Ðầu năm 1660 rời về Paris, đường Quincampoix, bên nhà thờ Saint-Josse.. Lúc ấy tất cả có 2 giám mục, 11 linh mục, 5 tu sĩ và 8 giáo dân.
Lúc này, vấn đề đào tạo đã bắt đầu. Nhưng vấn đề cơ sở chủng viện và ngân quĩ truyền giáo sẽ ra sao ?
Hội Thánh Thể đã và sẽ là chủ động tích cực giúp kiến tạo « Chủng Viện Thừa Sai ». Năm 1658 hội đã lập một « Hội Ðồng Thừa Sai » và đã chỉ định những ủy viên để lo việc xây dựng một chủng viện dành cho « Thừa Sai Hải Ngoại ». Một trong những ủy viên này là ông du Plessis rất hăng hái tích cực.
Năm 1659, để giúp các Ðại Diện Tông Tòa đi truyền giáo ở Bắc Việt và Nam Việt có phương tiện tài chánh và nguồn lực nhân sự, giáo sĩ cũng như giáo dân, Hội Thánh Thể đã phổ biến một tờ truyền đơn và một tập tài liệu nhỏ trên toàn nước Pháp([15]). Tờ truyền đơn, với tựa đề là « Thông báo về các phái đoàn thừa sai ở Bắc Việt và Nam Việt » nhắc lại rằng hiện có khoảng từ 20 đến 30 thừa sai đang chuẩn bị hành trang để cùng lên đường với hai Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa và kêu gọi các ân nhân hãy rộng lượng giúp đỡ hầu gây được một ngân khoản tài trợ cho hành trình và cuộc sống hải ngoại xa xôi của các thừa sai ». Tập tài liệu mời gọi các kitô hữu Pháp hãy thực hiện trách nhiệm truyền giáo đối với các giám mục đại diện tông tòa cũng như đối với các thừa sai khác sẽ lên đường đi truyền đạo ở hải ngoại bằng cách gây một ngân khoản trợ cấp sinh sống cho các giáo sĩ và giáo dân thừa sai và chi phí cho hành trình.
Trước khi lên đường đi nhận nhiệm sở giáo phận của mình, bốn giám mục đại diện tông tòa, thừa sai tiên khởi sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris, là LAVAL, PALLU, LAMBERT và COTOLENDI, đâ chỉ định 6 nhà quản lý để lo việc quản trị cho các ngài khi các ngài vắng mặt. Sáu người quản lý này, 3 là giáo sĩ, đó là các cha Vincent de Meur, Luc Fermanel de Favery và Michel Gazil de la Bernardière; 3 là giáo dân, đó là các ông Jean de Garibal, René de Voyer và Antoine Pajot de la Chapelle.
Năm 1660, Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte đã ký một giấy ủy quyền cho các quản lý của ngài, trao phó trách nhiệm phải kiến thiết một chủng viện để đào tạo thừa sai cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa.
Năm 1663, Ông du Plessis, được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè, đã đi điều đình mua lại nhà của Ðức cha Bernard de Sainte-Thérèse, ỡ đường du Bac. Và ngày 16.03.1663 Ðức cha Bernard de Sainte-Thérèse đã ký giấy bán các dẫy nhà của ngài cho cơ sở « Chủng Viện Thừa Sai ».
Có cơ sở rồi, các quản lý gia của Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đã được ủy nhiệm của các Ðại Diện Tông Tòa, bắt đầu lo chuyện làm thủ tục xin cho Chủng Viện Thừa Sai được chính thức công nhận bởi chính quyền và giáo quyền.
Ngày 26.07.1663 vua Louis XIV ký ngự chỉ công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Vua xác nhận hợp đồng được ký kết giữa bên mua là những nhà quản lý đại diện cho các Ðại Diện Tông Tòa và bên bán là giám mục Babylone, đức cha Bernard de Sainte-Thérèse và vua thừa nhận « Chủng Viện truyền giáo cho lương dân trong các xứ hải ngoại ». Ngày 07.09.1663 Nghị viện Paris đã đăng ký ngự chỉ trên([16]).
Ngày 10.10.1663, tu viện trưởng tu viên Saint-Germain-des-Prés, Henry de Verneuil, phê chuẩn xác nhận cho hai nhà quản lý Gazil de la Bernardière và Armand Poitevin được quyền xử dụng chủng viện.
Ngày 11.06.1664, đại hội Chủng Viện được triệu tập. Cha Vincent de Meur được bầu làm Bề Trên tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai. François Bésard làm phụ tá và Luc Fermanel làm quản lý. Ðại hội cũng đã chỉ định một giáo sư thần học và một giám đốc đặc trách chủng sinh vụ. Tất cả các nhân viên điều hành tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai đều xuất thân từ nhóm Bạn Hiền, do cha Jean Bagot; dòng Tên, điều động.
Ðược bầu làm bề trên, cha Vincent de Meur lo liêu ngay việc xin Tòa Thánh công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Ngày 11.08.1664, Ðức Hồng Y Chigni, đại diện Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII ở Paris, nhân danh Tòa Thánh, đã cho thánh chỉ công nhận. Ðó là « Thánh chỉ công nhận cơ sở Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, ngày 11.08.1664, do Hồng Y Fabio CHIGNI, cháu của Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII ». Như vậy, Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, dẫu rằng đã được thành lập do các bậc chức quyền của Giáo Hội Pháp, song le đã làm việc sát cánh và chặt chẽ với Thánh Bộ Truyền Giáo và Các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa để đào tạo và gởi đi khắp nơi mà Thánh Bộ cần cán bộ truyền giáo.
LỜi KẾT
Những điều quan trọng đều đã được chu đáo chuẩn bị. Hành trang thiêng liêng, hành trang thừa sai, hành trang nhân sự và vật chất,.. tất cả như đã sẵn sàng.
Bồn chồn, một tâm tình cảm động đang xâm chiếm và lan ra khắp thân thể người thừa sai sắp lên đường. Họ như đang hát « bài ca tiễn người thừa sai lên đường », mà một thừa sai, Claude Charles Dallet (1829-1878), đã đặt lời và Charles Gounot (1818-1893) đã phổ nhạc.
Gió đến mau, thổi buồm lên
Bạn hiền ơi, bay theo gió
Sao trời soi, Mẹ dẫn lối
Maria, Mẹ nhân hiền
Biển cả cúi đầu tôn vinh
Che chở, bảo vệ, giữ gìn
Sóng to kiêu căng hạ xuống
Vì bạn sống động nhiệt tình
Ði đi, sứ giả tin mừng
Nhiệt tâm xin đừng trệ ngưng
Vì ngày ước mơ đã đến
Ði đi, hỡi người kiên trung
Thừa sai ơi, chân người đẹp !
Bước đi trên miền u minh
Không sợ, không đau, không khiếp
Cho ta hôn kính chân tình
Thừa sai ơi, hãy lên đường
Cảnh đời đây, không vấn vương
Ði khắp tận cùng trái đất
Ðến mang danh Chúa tình thương
Paris, ngày 24 tháng 01 năm 2008
Trần Văn Cảnh
Chú Thích
[1] CHAPPOULIE, H.: 1943, Aux origines d’une Eglise; Rome et les Missions d’Indochine au XVII ème siècle, t; 1, p. 71-101
[2] LANGE, Claude: L’église catholique et la Socìté des Missions Etrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine XVII et XVIII siècles; Paris: L’Harmattan; 2004; trang 25-26.
[3] CHAPPOULIE, H.: o.c., tr. 74
[4] Ibidem, tr. 75
[5] Ibidem, tr. 75
[6] Ibidem, tr. 383-390
[7] LANGE Claude, o.c, trang 34-41
[8] Le Siège apostolique et les Missions – Textes et Documents pontificaux, 1959: Union missionnaire du clergé; Paris et Lyon; t. 1, tr. 10
[9] Ibidem, tr. 10-11
[10] Ibidem, tr. 11
[11] Ibidem, tr. 13-15
[12] Ibidem, tr. 16
[13] Ibidem, tr. 19-20
[14] LAUNAY, A.: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères; 1894: Téqui, Paris; t.1, trang 39
[15] GUENNOU, J.: 350 ans au service des Missions (1622-1972), in Sacrae Congregationis de Propaganda Fide Memoriam Rerum: 1973: Ed. Herder, Rome; trang 353
[16] LAUNAY, A.: Documents historiques relatifs à la Société des Missions Étrangères, tome I, Missions Étrangères, Paris; 1904, trang 324-328