LHQ cảnh báo tình trạng khốn khổ của hơn 400.000 người Rohingya ở Myanmar
Bà Ursula Mueller, Phó giám đốc cứu trợ LHQ, nói rằng 400.000 người Hồi giáo sống ở bang Rakhine tại Myanmar vẫn đang tiếp tục phải đối diện với một cuộc sống đầy khó khăn, bị loại trừ và hạn chế được đi lại.
Trong khi hầu hết sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc di dân khổng lồ của hơn 700.000 người Rohingyas đã trốn thoát khỏi Myanmar và tới được Bangladesh. Liên Hợp Quốc cho hay thế giới dường như đã quên lãng 400.000 người trong số những người Hồi giáo thiểu số phần lớn đang sống trong tình trạng thật "thảm khốc" tại chính quê hương của họ.
Bà Ursula Mueller, phó giám đốc cứu trợ của LHQ cho hay, "Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở biên giới Bangladesh - Miến Điện đang gây ra một ảnh hưởng to lớn đến nhóm người vô gia cư lớn nhất thế giới này.
Khó khăn, bên lề xã hội
Những thảm hoạ đang xảy ra tại các trại tị nạn ở Cox's Bazar [Bangladesh] đã thu hút sự chú ý của thế giới, nhưng chúng ta đừng quên những thảm họa của hơn 400.000 người Hồi giáo vẫn còn sống ở tiểu bang Rakhine, họ không ngừng phải đối diện với cuộc sống khó khăn và hạn chế đi lại", bà nói với các phóng viên ở New York sau chuyến viếng thăm 6 ngày tại Myanmar vào đầu tháng này.
Bà Mueller, Trợ lý Tổng thư ký các Vấn đề Nhân đạo và Phó Điều phối những Khắc phục Khẩn cấp thuộc Văn phòng Điều phối Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), đã đề cập tới những tin tức của LHQ về những vấn đề bà nhận thấy tại đất nước Myanmar trong cuộc họp với một số lãnh đạo tại nhiều bộ tộc.
Các đối tượng nhân đạo cần được tiếp xúc
Bà lưu ý rằng trong các cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách khác nhau, bà đã nói công khai rằng để có thể cung cấp viện trợ nhân đạo, các nhà hoạt động nhân đạo cần được tiếp xúc với dân chúng. Về vấn đề này, bà đã nêu ra những cản trở "do các cách thế cai trị quan liêu" và kêu gọi các cơ quan của Myanmar tuân thủ luật pháp nhân đạo quốc tế, yêu cầu các cho cơ quan nhân đạo được trực tiếp gặp gỡ các nạn nhân để họ được hỗ trợ và bảo vệ.
Hạn chế đi lại
Bà Mueller than phiền có nhiều rào cản khắt khe dành cho những người Rohingya, gây nhiều tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của họ và cản trở họ được tìm đến các trung tâm săn sóc sức khoẻ, an sinh, bảo vệ, giáo dục và các dịch vụ thiết yếu khác.
Bà nói: "Khi tôi nghe những người mà tôi gặp trong các trại tạm trú IDP, họ nên lên những quan tâm về an ninh to lớn", họ chia sẻ các vấn đề của họ trước những hạn chế ngăn cản họ đi bệnh viện và con cái họ đền trường.
Tình hình bên trong các trại của IDP thật là "nghiêm trọng", bà Mueller nói rằng đây là một yếu tố rõ ràng gửi đến cho những người đang ở các trại tị nạn ở Bangladesh đừng nên hồi hương! Họ cần được đảm bảo rằng tình trạng tồi tệ trong các trại tập trung IDP này phải được cải thiện trong tiến trình hòa giải, hòa bình và phát triển.
Tính ổn định, hòa bình và hòa giải
Bà Mueller cũng nói về cuộc họp giữa bà với bà Aung San Suu Kyi, Tham vấn của Nhà nước và người đã lãnh giải Hòa bình Nobel, thảo luận với bà về tầm quan trọng của việc "chấm dứt bạo động hầu ổn định sự hài hòa và hòa giải dân tộc cho đất nước Myanmar."
Bà đề nghị Myanmar hãy hỗ trợ Liên Hợp Quốc để giải quyết các nhu cầu về nhân đạo và nhu cầu bảo vệ nhân viên LHQ trong việc tiếp xúc với các nạn nhân trên khắp đất Myanmar hầu công cuộc viện trợ nhân đạo được thực hiện...
Bà Ursula Mueller, Phó Giám đốc Cứu trự LHQ |
Trong khi hầu hết sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc di dân khổng lồ của hơn 700.000 người Rohingyas đã trốn thoát khỏi Myanmar và tới được Bangladesh. Liên Hợp Quốc cho hay thế giới dường như đã quên lãng 400.000 người trong số những người Hồi giáo thiểu số phần lớn đang sống trong tình trạng thật "thảm khốc" tại chính quê hương của họ.
Bà Ursula Mueller, phó giám đốc cứu trợ của LHQ cho hay, "Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở biên giới Bangladesh - Miến Điện đang gây ra một ảnh hưởng to lớn đến nhóm người vô gia cư lớn nhất thế giới này.
Khó khăn, bên lề xã hội
Những thảm hoạ đang xảy ra tại các trại tị nạn ở Cox's Bazar [Bangladesh] đã thu hút sự chú ý của thế giới, nhưng chúng ta đừng quên những thảm họa của hơn 400.000 người Hồi giáo vẫn còn sống ở tiểu bang Rakhine, họ không ngừng phải đối diện với cuộc sống khó khăn và hạn chế đi lại", bà nói với các phóng viên ở New York sau chuyến viếng thăm 6 ngày tại Myanmar vào đầu tháng này.
Bà Mueller, Trợ lý Tổng thư ký các Vấn đề Nhân đạo và Phó Điều phối những Khắc phục Khẩn cấp thuộc Văn phòng Điều phối Nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), đã đề cập tới những tin tức của LHQ về những vấn đề bà nhận thấy tại đất nước Myanmar trong cuộc họp với một số lãnh đạo tại nhiều bộ tộc.
Các đối tượng nhân đạo cần được tiếp xúc
Bà lưu ý rằng trong các cuộc gặp gỡ với các nhà chức trách khác nhau, bà đã nói công khai rằng để có thể cung cấp viện trợ nhân đạo, các nhà hoạt động nhân đạo cần được tiếp xúc với dân chúng. Về vấn đề này, bà đã nêu ra những cản trở "do các cách thế cai trị quan liêu" và kêu gọi các cơ quan của Myanmar tuân thủ luật pháp nhân đạo quốc tế, yêu cầu các cho cơ quan nhân đạo được trực tiếp gặp gỡ các nạn nhân để họ được hỗ trợ và bảo vệ.
Hạn chế đi lại
Bà Mueller than phiền có nhiều rào cản khắt khe dành cho những người Rohingya, gây nhiều tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của họ và cản trở họ được tìm đến các trung tâm săn sóc sức khoẻ, an sinh, bảo vệ, giáo dục và các dịch vụ thiết yếu khác.
Bà nói: "Khi tôi nghe những người mà tôi gặp trong các trại tạm trú IDP, họ nên lên những quan tâm về an ninh to lớn", họ chia sẻ các vấn đề của họ trước những hạn chế ngăn cản họ đi bệnh viện và con cái họ đền trường.
Tình hình bên trong các trại của IDP thật là "nghiêm trọng", bà Mueller nói rằng đây là một yếu tố rõ ràng gửi đến cho những người đang ở các trại tị nạn ở Bangladesh đừng nên hồi hương! Họ cần được đảm bảo rằng tình trạng tồi tệ trong các trại tập trung IDP này phải được cải thiện trong tiến trình hòa giải, hòa bình và phát triển.
Tính ổn định, hòa bình và hòa giải
Bà Mueller cũng nói về cuộc họp giữa bà với bà Aung San Suu Kyi, Tham vấn của Nhà nước và người đã lãnh giải Hòa bình Nobel, thảo luận với bà về tầm quan trọng của việc "chấm dứt bạo động hầu ổn định sự hài hòa và hòa giải dân tộc cho đất nước Myanmar."
Bà đề nghị Myanmar hãy hỗ trợ Liên Hợp Quốc để giải quyết các nhu cầu về nhân đạo và nhu cầu bảo vệ nhân viên LHQ trong việc tiếp xúc với các nạn nhân trên khắp đất Myanmar hầu công cuộc viện trợ nhân đạo được thực hiện...