Hai vị Hồng Y từ Phi Luật Tân và Miến Điện đã đến thăm một trại tị nạn người Rohingya ở Bangladesh trong tuần này để gặp gỡ các gia đình tị nạn cũng như nhân viên các cơ quan cứu trợ và các quan chức chính phủ.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila và Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yangon đã đi đến các trại tị nạn ở miền đông nam Bangladesh vào ngày 29 tháng 7, ucanews cho biết như trên.

Đức Hồng Y Tagle là chủ tịch của Caritas Internationalis, một liên đoàn toàn cầu các cơ quan cứu trợ và phát triển Công Giáo, đã giúp đỡ hơn nửa triệu người tị nạn Rohingya bằng cách cung cấp nơi ở, nước uống, các phương tiện vệ sinh, y tế và các nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày.

Đức Hồng Y Bo là chủ tịch của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC).

Các vị Hồng Y đã nói chuyện với các gia đình tị nạn trong các trại và gặp gỡ các tình nguyện viên và nhân viên của Caritas, những người đang giúp cung cấp nhu yếu phẩm cho người tị nạn.

Các ngài cũng đã gặp Muhammad Abul Kalam, người đứng đầu Ủy ban Cứu trợ và Hồi hương người Tị nạn của chính phủ Bangladesh, đang giám sát 30 trại tị nạn, nơi cư trú của gần 1 triệu người tị nạn ở nước này.

Abul Kalam nói với ucanews rằng ông cảm ơn các vị Hồng Y vì những nỗ lực của Giáo Hội trng việc giúp đỡ người tị nạn, và giải thích cho các ngài về những trở ngại nghiêm trọng mà những người trong các trại đang phải đối mặt.

“Tôi tin rằng các vị Hồng Y đã được mắt thấy tai nghe về những thách thức khác nhau mà người tị nạn đang phải trải qua, đặc biệt là những rủi ro trong mùa gió mùa cũng như các vấn đề về sức khỏe và môi trường,” ông nói.

Cùng tháp tùng với hai vị Hồng Y trong chuyến viếng thăm của các ngài có Đức Hồng Y Patrick D’Rozario of Dhaka của thủ đô Dhaka, Bangladesh; Đức Tổng Giám Mục Moses Costa của tổng giáo phận Chittagong; và Đức cha Gervas Rozario của giáo phận Rajshahi.

Năm 2017, Rohingya, một nhóm thiểu số Hồi giáo, đã phải đối mặt với sự gia tăng bạo lực đàn áp ở Miến Điện.

Chính phủ Miến Điện từ chối sử dụng thuật ngữ Rohingya và coi họ là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Họ đã bị từ chối quyền công dân và nhiều quyền khác kể từ khi một đạo luật gây tranh cãi được ban hành vào năm 1982.

Bạo lực lên đến mức khiến Liên Hợp Quốc tuyên bố cuộc khủng hoảng là một ví dụ trong sách giáo khoa về việc thanh lọc sắc tộc.

Hơn 1 triệu người Rohingya đã chạy trốn qua biên giới tới Bangladesh và đang sống trong các trại tị nạn, nhiều trại trong số đó nằm trong một vùng đầm lầy dọc theo biên giới giữa hai nước.

Bangladesh và Miến Điện đã đồng ý một chương trình hồi hương vào cuối năm ngoái, nhưng rất ít người Rohingya đã trở về quê hương.

Chuyến đi này là Đức Hồng Y Tagle từ chuyến thăm thứ hai đến một trại tị nạn Rohingya. Ngài đã thực hiện một chuyến thăm tương tự vào tháng 12 năm ngoái, mô tả trại này là một tiếng kêu với toàn thế giới cho một nền chính trị tốt hơn dựa trên lòng trắc ẩn và tình liên đới.

“Khi nào chúng ta mới có thể học được bài học của mình và có thể ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng quy mô thế này xảy ra lần nữa? Làm sao với tư cách là một cộng đồng quốc tế và một gia đình nhân loại, chúng ta có thể quay trở lại những điều cơ bản về phẩm giá, sự quan tâm và lòng trắc ẩn?” Đức Hồng Y Tagle nói.


Source:Catholic News Agency