Bài giảng của Đức Hồng Y Charles Bo tại Nhà thờ Chính Tòa St Mary Sydney ngày 11/6/2018
Anh chị em thân mến, tôi rất vui được gặp anh chị em nơi đây hôm nay trong Thánh lễ này hầu có thể chia sẻ lời Chúa Đức với anh chị em.
Đối với tôi, nước Úc làm tôi nhớ tới rất nhiều điều – Nước Úc đã mở rộng vòng tay đón những người tị nạn của chúng tôi từ Miến Điện khi đất nước chúng tôi khủng khoảng! Cộng đồng Miến Điện ở đây, đặc biệt người Công Giáo đã ổn định và an cư lập nghiệp. Là một quốc gia anh chị em là những người chủ tuyệt vời quảng đại, chào đón mọi người từ nhiều nước bị chiến tranh khốc liệt tàn hủy. Mặc dù nước anh chị em không có tượng Nữ thần Tự do, nhưng mỗi người trong anh chị em đã giang rộng vòng tay và trái tim của mình để chào đón mọi người. Úc là một thành phố nằm trên ngọn núi hy vọng cho hàng triệu triệu người.
Tôi còn nhớ rõ khi cơn bão xoáy khổng lồ Nargis thổi vào đất nước chúng tôi mười năm trước, thì Giáo hội Úc đã đổ xô vào giúp đỡ chúng tôi qua Hội Bác ái Australia và Văn phòng Công Giáo Úc.
Các bạn giúp chúng tôi xây dựng lại cuộc sống cho những người nghèo túng. Trong cuộc chiến chống lại những tham vọng và đói nghèo, chúng tôi có nước Úc là đồng minh trong cùng một Sứ mệnh Công Giáo. Mối liên kết mạnh mẽ này đã gắn bó và liên kết hai đất nước lại với nhau. Chúng ta cùng đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống của mình. Đất nước chúng tôi đã trải qua sáu mươi năm của độc tài. Sáu mươi năm nền giáo dục bị tha hóa. 60 năm chiến tranh không ngừng. Sáu mươi năm di cư hết nơi này đến chỗ khác!
Vấn đề trọng yếu của đất nước chúng tôi là thiếu các nguồn trợ lực và thiếu cơ hội cho giới trẻ. Giáo hội luôn kỳ vọng kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho giới trẻ qua việc giáo dục. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho cuộc Hội thảo có tầm vóc quốc gia để khai mở ra các cơ hội thông qua chương trình Giáo dục. Giáo dục sẽ giải phóng ách nô lệ, giúp cho các thanh niên của chúng tôi đảm trách các công việc của những người công dân trưởng thành mà không bị đe dọa phải di dời...
Người dân Úc thông qua sứ mệnh Công Giáo giữ vai trò trung gian trong công cuộc đấu tranh mang lại phẩm giá cho giới trẻ nghèo khổ của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng các trường học ở những vùng sâu vùng xa. Chúng tôi đã xây dựng nhiều nhà thờ tại những nơi xa xôi. Chúng tôi đã đào tạo các chủng sinh và gửi họ về các vùng sâu vùng xa. Anh chị em Úc, các bạn đã chia sẻ cơm bánh yêu thương với chúng tôi. Chúng ta cùng tiến trước vì là những người Công Giáo luôn mang sứ mệnh truyền giáo... Đây là một cuộc thăm viếng chân thành của tôi để cảm ơn đến Giáo hội và những người người dân dễ thương mến tại Úc châu này.
Cảm ơn các bạn trước sứ mệnh Công Giáo to lớn, và chúng tôi cảm tạ tấm lòng trắc ẩn từ bi của các bạn đối với những người kém may mắn, sẽ được Chúa chúc phúc như Người đã phán “Bất cứ lúc nào các con làm điều đó cho những anh chị em bé mọn nhất của Ta là các con làm cho chính Ta.”(Mt 25:40)
Tôi rất vui khi được chia sẻ Lời Chúa với anh chị em hôm nay. Trong đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu đang đứng trước một thời điểm quan trọng: gia đình nghi ngờ và bị giới lãnh đạo tôn giáo bắt lỗi. Chúa Kitô mang đến một tin vui tốt lành về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể mọi loài thọ tạo. Mọi người được Ngài đánh động, được chữa lành, được Chúa nuôi dưỡng từ cuộc khổ nạn của Ngài. Ngài giảng với quyền năng cho người nghèo và cho kẻ què quặt được đón nhận Tin mừng khiến họ phải thốt lên: Chưa từng có ai giảng giải được như Người này. Sức mạnh của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thật làm cho chúng ta đáng kinh ngạc.
Nhưng Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một thảm cảnh là những người Pha-ri-si tố cáo Chúa dùng quyền lực của quỷ vương mà trừ quỷ. Họ nói: “Hắn ta dùng sức mạnh của Beelzebul, Chúa quỷ mà trừ quỷ
Đây là một thách thức đối với cộng đồng Công Giáo chúng ta ngày nay. Chúa Kitô được bị coi là một kẻ "điên" ngay trong gia đình của Chúa. Thế giới chúng ta cần những người điên. Những Kitô điên như Mẹ Têrêsa để ra đi thu thập những người đang chết, bị nhiễm bệnh từ khắp các ngả đường hầu giúp họ sống còn hay được chết xứng đáng là một con người. Nhưng thật đáng buồn như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nêu ra, nhiều quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nay đang đầy dẫy sự kỳ thị, bị ma quỷ ám ảnh và loại trừ nhiều cộng đồng khác a khỏi cộng đồng chính mạch của mình.
Myanmar phải đối mặt với thời điểm đó ngay bây giờ.
Những xung đột trên quê hương đất nước chúng tôi chưa được giải quyết đã khiến hàng triệu người phải vượt biển di cư làm kiếp người tị nạn và di dân không bất ổn. Chúng tôi là một dân tộc đang tiến bước trên con đường vượt thoát Exodus. Đi tìm một vùng đất hứa – chứa đựng nhiều kho báu! Nhưng vì những thù hận và tham vọng của con người đã gây nên những cuộc di cư như bất tận...
Nỗi sợ hãi anh em của chúng ta là một lời nguyền di truyền của nhân loại. Nó bắt nguồi từ Cain. Những trang sử đầu tiên của Kinh Thánh đã không có người Do Thái, không có Kitô giáo, không có Hồi giáo, và Không có Phật giáo. Nhưng khởi đi từ việc giết người khủng khiếp của anh giết em làm nên những trang Kinh Thánh đầu tiên nhuộm thắm máu đào. Cựu Ước liệt kê có ít nhất 100 cuộc chiến tranh với số tử vọng cả một triệu sinh mạng!
Hận thù là tội lỗi ban đầu của nhân loại, là tội tổ tông của con người nguyên thủy. Trong lịch sử nhân loại đã ghi lại, có cả một thế kỷ trong đó con người đã sống trong hòa bình không có chiến tranh… Nhưng chỉ nguyên thế kỷ 20 mà thôi đã có hơn 135 triệu người bị giết!
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban bố cho Giáo Hội Công Giáo ở Myanmar một Sứ mệnh: “Đừng bao giờ báo thù vì trả thù. Hãy là người kiến tạo hòa bình. Đừng bao giờ trả thù vì hận thù”. ĐTC nói tiếp: "Hãy xót thương, và chữa lành băng bó các vết thương hữu hình và vô hình của đất nước anh chị em”.
Chúa Kitô mời gọi những người theo Ngài trong Bài Giảng trên Núi: Phước cho những người hòa thuận, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Ở Myanmar, tuy Giáo hội chúng tôi thật nhỏ bé, nhưng chúng tôi tự hào được là một nhà phát sinh ra hòa bình. Giáo hội của chúng tôi đang ở trong một vị trí thuận lợi là trở thành môi giới cho hòa bình ở Myanmar và chúng tôi đã đang thực hiện vai trò này với nghị lực của mình. Năm ngoái, lần đầu tiên, chúng tôi tổ chức các sáng kiến liên tôn cho hòa bình. Mới tháng trước, chúng tôi đã có một cuộc họp nhiều Tôn giáo lại vì Hòa bình, chúng tôi qui tụ lại từ khắp nơi làm thành một nhóm để đi thăm các nhà lãnh đạo và những người bị ảnh hưởng ở bang Rakhine.
Chúng tôi giữ các lựa chọn của mình bằng cách đáp ứng lại mọi bên liên quan: dân sự và quân sự. Các bạn là một Giáo Hội đã hiệp thông với chúng tôi trong cuộc hành hương thiêng liêng này. Trong thời gian của cơn bão Nargis, Giáo Hội Úc đã rất thân thương hỗ trợ các giáo viên, giúp xây dựng lại các trường học vì chính các trường học là môi trường mới của hy vọng. Cảm ơn anh chị em rất nhiều về tấm lòng quảng đại đó. Nhiều cộng đồng tại đất nước chúng tôi chân nhận tấm lòng rộng lượng của các bạn. Cám ơn Văn phòng Truyền giáo và Caritas Úc.
Trở lại với bài Tin Mừng, một lần nữa tôi xin được nhắc lại những lời vu cáo và tố giác gian tà mà Chúa đã phải trải qua ngay trong chính cộng đồng của Ngài, thật là một điều đáng ngạc nhiên. Những xung đột tăng phát và cái kết là Chúa Kitô bị chết trên thập tự giá. Lịch sử này đã lặp lại ngay chính ngày hôm nay. Chủ nghĩa dân tộc và hận thù đang trở nên bình thường. ĐTC đứng trên đỉnh đồi khóc than để tỏ lòng thương cảm cho những người ở bên lề trái xã hội và những người di cư vô định trên biển cả! Hận thù chống lại tất cả bắt nguồn từ nội tâm con người như Đức Phật từng nói. Những suy nghĩ bạo loạn được kích động bởi sự vô thức (avidya). Hòa bình chỉ có thể thể hiện khi tâm trí bình an và nhận thức được tầm quan trọng của nó. Cuộc xung đột giữa cái ác và cái thiện vẫn tiếp diễn. Chúa Kitô đã cố gắng xua tan bóng tối. Giáo hội Myanmar tin tưởng mạnh mẽ giáo dục sẽ là ánh sáng được thiết lập trên đỉnh đồi sẽ xua tan bóng tối của sự hận thù hầu mang lại sự hài hòa và hòa bình cho người dân của chúng tôi.
Anh chị em thân mến, tôi rất vui được gặp anh chị em nơi đây hôm nay trong Thánh lễ này hầu có thể chia sẻ lời Chúa Đức với anh chị em.
Đối với tôi, nước Úc làm tôi nhớ tới rất nhiều điều – Nước Úc đã mở rộng vòng tay đón những người tị nạn của chúng tôi từ Miến Điện khi đất nước chúng tôi khủng khoảng! Cộng đồng Miến Điện ở đây, đặc biệt người Công Giáo đã ổn định và an cư lập nghiệp. Là một quốc gia anh chị em là những người chủ tuyệt vời quảng đại, chào đón mọi người từ nhiều nước bị chiến tranh khốc liệt tàn hủy. Mặc dù nước anh chị em không có tượng Nữ thần Tự do, nhưng mỗi người trong anh chị em đã giang rộng vòng tay và trái tim của mình để chào đón mọi người. Úc là một thành phố nằm trên ngọn núi hy vọng cho hàng triệu triệu người.
Tôi còn nhớ rõ khi cơn bão xoáy khổng lồ Nargis thổi vào đất nước chúng tôi mười năm trước, thì Giáo hội Úc đã đổ xô vào giúp đỡ chúng tôi qua Hội Bác ái Australia và Văn phòng Công Giáo Úc.
Các bạn giúp chúng tôi xây dựng lại cuộc sống cho những người nghèo túng. Trong cuộc chiến chống lại những tham vọng và đói nghèo, chúng tôi có nước Úc là đồng minh trong cùng một Sứ mệnh Công Giáo. Mối liên kết mạnh mẽ này đã gắn bó và liên kết hai đất nước lại với nhau. Chúng ta cùng đối diện với nhiều thử thách trong cuộc sống của mình. Đất nước chúng tôi đã trải qua sáu mươi năm của độc tài. Sáu mươi năm nền giáo dục bị tha hóa. 60 năm chiến tranh không ngừng. Sáu mươi năm di cư hết nơi này đến chỗ khác!
Vấn đề trọng yếu của đất nước chúng tôi là thiếu các nguồn trợ lực và thiếu cơ hội cho giới trẻ. Giáo hội luôn kỳ vọng kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho giới trẻ qua việc giáo dục. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho cuộc Hội thảo có tầm vóc quốc gia để khai mở ra các cơ hội thông qua chương trình Giáo dục. Giáo dục sẽ giải phóng ách nô lệ, giúp cho các thanh niên của chúng tôi đảm trách các công việc của những người công dân trưởng thành mà không bị đe dọa phải di dời...
Người dân Úc thông qua sứ mệnh Công Giáo giữ vai trò trung gian trong công cuộc đấu tranh mang lại phẩm giá cho giới trẻ nghèo khổ của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng các trường học ở những vùng sâu vùng xa. Chúng tôi đã xây dựng nhiều nhà thờ tại những nơi xa xôi. Chúng tôi đã đào tạo các chủng sinh và gửi họ về các vùng sâu vùng xa. Anh chị em Úc, các bạn đã chia sẻ cơm bánh yêu thương với chúng tôi. Chúng ta cùng tiến trước vì là những người Công Giáo luôn mang sứ mệnh truyền giáo... Đây là một cuộc thăm viếng chân thành của tôi để cảm ơn đến Giáo hội và những người người dân dễ thương mến tại Úc châu này.
Cảm ơn các bạn trước sứ mệnh Công Giáo to lớn, và chúng tôi cảm tạ tấm lòng trắc ẩn từ bi của các bạn đối với những người kém may mắn, sẽ được Chúa chúc phúc như Người đã phán “Bất cứ lúc nào các con làm điều đó cho những anh chị em bé mọn nhất của Ta là các con làm cho chính Ta.”(Mt 25:40)
Tôi rất vui khi được chia sẻ Lời Chúa với anh chị em hôm nay. Trong đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu đang đứng trước một thời điểm quan trọng: gia đình nghi ngờ và bị giới lãnh đạo tôn giáo bắt lỗi. Chúa Kitô mang đến một tin vui tốt lành về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể mọi loài thọ tạo. Mọi người được Ngài đánh động, được chữa lành, được Chúa nuôi dưỡng từ cuộc khổ nạn của Ngài. Ngài giảng với quyền năng cho người nghèo và cho kẻ què quặt được đón nhận Tin mừng khiến họ phải thốt lên: Chưa từng có ai giảng giải được như Người này. Sức mạnh của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thật làm cho chúng ta đáng kinh ngạc.
Nhưng Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một thảm cảnh là những người Pha-ri-si tố cáo Chúa dùng quyền lực của quỷ vương mà trừ quỷ. Họ nói: “Hắn ta dùng sức mạnh của Beelzebul, Chúa quỷ mà trừ quỷ
Đây là một thách thức đối với cộng đồng Công Giáo chúng ta ngày nay. Chúa Kitô được bị coi là một kẻ "điên" ngay trong gia đình của Chúa. Thế giới chúng ta cần những người điên. Những Kitô điên như Mẹ Têrêsa để ra đi thu thập những người đang chết, bị nhiễm bệnh từ khắp các ngả đường hầu giúp họ sống còn hay được chết xứng đáng là một con người. Nhưng thật đáng buồn như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nêu ra, nhiều quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nay đang đầy dẫy sự kỳ thị, bị ma quỷ ám ảnh và loại trừ nhiều cộng đồng khác a khỏi cộng đồng chính mạch của mình.
Myanmar phải đối mặt với thời điểm đó ngay bây giờ.
Những xung đột trên quê hương đất nước chúng tôi chưa được giải quyết đã khiến hàng triệu người phải vượt biển di cư làm kiếp người tị nạn và di dân không bất ổn. Chúng tôi là một dân tộc đang tiến bước trên con đường vượt thoát Exodus. Đi tìm một vùng đất hứa – chứa đựng nhiều kho báu! Nhưng vì những thù hận và tham vọng của con người đã gây nên những cuộc di cư như bất tận...
Nỗi sợ hãi anh em của chúng ta là một lời nguyền di truyền của nhân loại. Nó bắt nguồi từ Cain. Những trang sử đầu tiên của Kinh Thánh đã không có người Do Thái, không có Kitô giáo, không có Hồi giáo, và Không có Phật giáo. Nhưng khởi đi từ việc giết người khủng khiếp của anh giết em làm nên những trang Kinh Thánh đầu tiên nhuộm thắm máu đào. Cựu Ước liệt kê có ít nhất 100 cuộc chiến tranh với số tử vọng cả một triệu sinh mạng!
Hận thù là tội lỗi ban đầu của nhân loại, là tội tổ tông của con người nguyên thủy. Trong lịch sử nhân loại đã ghi lại, có cả một thế kỷ trong đó con người đã sống trong hòa bình không có chiến tranh… Nhưng chỉ nguyên thế kỷ 20 mà thôi đã có hơn 135 triệu người bị giết!
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban bố cho Giáo Hội Công Giáo ở Myanmar một Sứ mệnh: “Đừng bao giờ báo thù vì trả thù. Hãy là người kiến tạo hòa bình. Đừng bao giờ trả thù vì hận thù”. ĐTC nói tiếp: "Hãy xót thương, và chữa lành băng bó các vết thương hữu hình và vô hình của đất nước anh chị em”.
Chúa Kitô mời gọi những người theo Ngài trong Bài Giảng trên Núi: Phước cho những người hòa thuận, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Ở Myanmar, tuy Giáo hội chúng tôi thật nhỏ bé, nhưng chúng tôi tự hào được là một nhà phát sinh ra hòa bình. Giáo hội của chúng tôi đang ở trong một vị trí thuận lợi là trở thành môi giới cho hòa bình ở Myanmar và chúng tôi đã đang thực hiện vai trò này với nghị lực của mình. Năm ngoái, lần đầu tiên, chúng tôi tổ chức các sáng kiến liên tôn cho hòa bình. Mới tháng trước, chúng tôi đã có một cuộc họp nhiều Tôn giáo lại vì Hòa bình, chúng tôi qui tụ lại từ khắp nơi làm thành một nhóm để đi thăm các nhà lãnh đạo và những người bị ảnh hưởng ở bang Rakhine.
Chúng tôi giữ các lựa chọn của mình bằng cách đáp ứng lại mọi bên liên quan: dân sự và quân sự. Các bạn là một Giáo Hội đã hiệp thông với chúng tôi trong cuộc hành hương thiêng liêng này. Trong thời gian của cơn bão Nargis, Giáo Hội Úc đã rất thân thương hỗ trợ các giáo viên, giúp xây dựng lại các trường học vì chính các trường học là môi trường mới của hy vọng. Cảm ơn anh chị em rất nhiều về tấm lòng quảng đại đó. Nhiều cộng đồng tại đất nước chúng tôi chân nhận tấm lòng rộng lượng của các bạn. Cám ơn Văn phòng Truyền giáo và Caritas Úc.
Trở lại với bài Tin Mừng, một lần nữa tôi xin được nhắc lại những lời vu cáo và tố giác gian tà mà Chúa đã phải trải qua ngay trong chính cộng đồng của Ngài, thật là một điều đáng ngạc nhiên. Những xung đột tăng phát và cái kết là Chúa Kitô bị chết trên thập tự giá. Lịch sử này đã lặp lại ngay chính ngày hôm nay. Chủ nghĩa dân tộc và hận thù đang trở nên bình thường. ĐTC đứng trên đỉnh đồi khóc than để tỏ lòng thương cảm cho những người ở bên lề trái xã hội và những người di cư vô định trên biển cả! Hận thù chống lại tất cả bắt nguồn từ nội tâm con người như Đức Phật từng nói. Những suy nghĩ bạo loạn được kích động bởi sự vô thức (avidya). Hòa bình chỉ có thể thể hiện khi tâm trí bình an và nhận thức được tầm quan trọng của nó. Cuộc xung đột giữa cái ác và cái thiện vẫn tiếp diễn. Chúa Kitô đã cố gắng xua tan bóng tối. Giáo hội Myanmar tin tưởng mạnh mẽ giáo dục sẽ là ánh sáng được thiết lập trên đỉnh đồi sẽ xua tan bóng tối của sự hận thù hầu mang lại sự hài hòa và hòa bình cho người dân của chúng tôi.