ĐHY Charles Bo cho hay: "Sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi nói lên nỗi đau, trọng trách và sự đấu tranh cho hòa bình"
Thứ năm ngày 14/6/2018, ĐHY cho hay “Nỗ lực của Giáo Hội Kitô giáo là cố gắng hòa giải hòa hợp tất cả các nhóm vũ trang lại với nhau”.
Sydney (theo Thông Tấn xã Fides) cho hay "Hòa bình ở Myanmar là một cam kết quan yếu không chỉ cho Myanmar mà còn cho toàn thế giới. Nó có thể trở thành một mô hình mẫu cho toàn thế giới vì đây là một quốc gia có tới 135 nhóm sắc tộc khác nhau cùng sinh tồn sau cả một thời gian dài đầy mâu thuẫn". Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon cho Agenzia Fides hay trong chuyến Ngài thăm Úc do Văn phòng Truyền giáo Úc mời.
Đức Hồng Y nhắc lại tâm tư của nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi, ngài nói: "Chúng ta không thể để lại gánh nặng xung đột trên vai các thế hệ trẻ". Nên khi đối diện với những lời chỉ trích của các nhà quan sát quốc tế, ĐHY bình luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một người Myanmar yêu nước, có can đảm phi thường dám vượt lên trên các quyền lực chính trị. Bà ấy đã chịu đựng những người của chính dân tộc mình, trước những cắt nghĩa tráo trở gây nên nhiều đau buồn cho bà. Bà ta cam chịu và biến nó thành một sức mạnh tranh đấu cho tự do, với hoài bão làm được một cuộc thay đổi, không bạo động! Qua chính những lúc im lặng, và qua những hành động đầy trách nhiệm theo dòng thời gian của lịch sử, bà đã không sợ hãi đương đầu với các chế độ độc tài hay bạo lực.
Đức Hồng cho hay: "Chúng tôi đang sống trong giai đoạn lịch sử đầy đau khổ trước những xung đột, đang dần được đưa ra ánh sáng hôm nay: đặc biệt ở bang Rakhine, nơi một thiểu số những người Hồi giáo bị đối xử tàn tệ, hoặc ở bang Kachin, nơi các Kitô hữu đang chịu đau khổ vì cấm cách, và hàng trăm nghìn nạn nhân của những cuộc tranh đấu cho một nền dân chủ mới chớm nở và vai trò chính trị độc đoán của quân đội… Chúng tôi cảm kích những nỗ lực của chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi trong việc hồi hương những người Hồi giáo ở Rakhine; quá trình ngừng bắn, quá trình hòa giải và hoà bình tại Hội nghị Panglong trong thế kỷ 21 này. Chính phủ của bà khích lệ các cuộc đối thoại liên tôn và đa nguyên, nhằm đưa tới việc phát triển bền vững và chủ nghĩa liên bang cho toàn đất nước và tự do dân chủ".
Đức Hồng Y công nhận có "sự hiệp thông sâu sắc giữa bà Aung San Suu Kyi và người dân", nhắc nhớ lại lời phát biểu của bà Aung San Suu Kyi trước quốc dân vào tối ngày 1/4 nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên của chính phủ của bà, bà đã kêu gọi toàn dân hảy hỗ trợ nhau hầu đối phó những thách thức: sự thống nhất giữa chính phủ và con người, giữa các đảng và xã hội dân sự, giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo, ngay cả với quân đội ".
Đức Tổng Giám Mục kết luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một thông điệp sống về sức mạnh, là mối chốt đoàn kết, và là một người có trách nhiệm đối với đất nước. Bà không ngừng sứ mệnh, theo cách thức Miến Điện là đấu tranh trong sự tôn trọng lịch sử, cố che dấu niềm đau hy sinh cuộc sống tư riêng của bà, của gia đình và ngay của cá nhân bà. Một sự im lặng chờ đợi của một người dân Myanmar trước những bức tường cao chia rẽ và trong tinh thần tôn trọng luật pháp bà đối phó với những khó khăn chính trị và thông tin báo chí!" (Agenzia Fides, 14/6/2018)
Bà Aung San Suu Kyi tiếp đón ĐTC Phanxicô viếng thăm Myanmar 2017 |
Thứ năm ngày 14/6/2018, ĐHY cho hay “Nỗ lực của Giáo Hội Kitô giáo là cố gắng hòa giải hòa hợp tất cả các nhóm vũ trang lại với nhau”.
Sydney (theo Thông Tấn xã Fides) cho hay "Hòa bình ở Myanmar là một cam kết quan yếu không chỉ cho Myanmar mà còn cho toàn thế giới. Nó có thể trở thành một mô hình mẫu cho toàn thế giới vì đây là một quốc gia có tới 135 nhóm sắc tộc khác nhau cùng sinh tồn sau cả một thời gian dài đầy mâu thuẫn". Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon cho Agenzia Fides hay trong chuyến Ngài thăm Úc do Văn phòng Truyền giáo Úc mời.
Đức Hồng Y nhắc lại tâm tư của nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi, ngài nói: "Chúng ta không thể để lại gánh nặng xung đột trên vai các thế hệ trẻ". Nên khi đối diện với những lời chỉ trích của các nhà quan sát quốc tế, ĐHY bình luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một người Myanmar yêu nước, có can đảm phi thường dám vượt lên trên các quyền lực chính trị. Bà ấy đã chịu đựng những người của chính dân tộc mình, trước những cắt nghĩa tráo trở gây nên nhiều đau buồn cho bà. Bà ta cam chịu và biến nó thành một sức mạnh tranh đấu cho tự do, với hoài bão làm được một cuộc thay đổi, không bạo động! Qua chính những lúc im lặng, và qua những hành động đầy trách nhiệm theo dòng thời gian của lịch sử, bà đã không sợ hãi đương đầu với các chế độ độc tài hay bạo lực.
Ba Aung San Suu Kyi với Quân Dội |
Ba Aung San Suu Kyi với đại chúng |
Đức Hồng cho hay: "Chúng tôi đang sống trong giai đoạn lịch sử đầy đau khổ trước những xung đột, đang dần được đưa ra ánh sáng hôm nay: đặc biệt ở bang Rakhine, nơi một thiểu số những người Hồi giáo bị đối xử tàn tệ, hoặc ở bang Kachin, nơi các Kitô hữu đang chịu đau khổ vì cấm cách, và hàng trăm nghìn nạn nhân của những cuộc tranh đấu cho một nền dân chủ mới chớm nở và vai trò chính trị độc đoán của quân đội… Chúng tôi cảm kích những nỗ lực của chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi trong việc hồi hương những người Hồi giáo ở Rakhine; quá trình ngừng bắn, quá trình hòa giải và hoà bình tại Hội nghị Panglong trong thế kỷ 21 này. Chính phủ của bà khích lệ các cuộc đối thoại liên tôn và đa nguyên, nhằm đưa tới việc phát triển bền vững và chủ nghĩa liên bang cho toàn đất nước và tự do dân chủ".
Đức Hồng Y công nhận có "sự hiệp thông sâu sắc giữa bà Aung San Suu Kyi và người dân", nhắc nhớ lại lời phát biểu của bà Aung San Suu Kyi trước quốc dân vào tối ngày 1/4 nhân dịp kỷ niệm đệ nhị chu niên của chính phủ của bà, bà đã kêu gọi toàn dân hảy hỗ trợ nhau hầu đối phó những thách thức: sự thống nhất giữa chính phủ và con người, giữa các đảng và xã hội dân sự, giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo, ngay cả với quân đội ".
Bà Aung San Suu Kyi không sợ trước những họng súng |
Bà Aung San Suu Kyi với sức mạnh hậu thuẫn của toàn dân |
Đức Tổng Giám Mục kết luận: "Bà Aung San Suu Kyi là một thông điệp sống về sức mạnh, là mối chốt đoàn kết, và là một người có trách nhiệm đối với đất nước. Bà không ngừng sứ mệnh, theo cách thức Miến Điện là đấu tranh trong sự tôn trọng lịch sử, cố che dấu niềm đau hy sinh cuộc sống tư riêng của bà, của gia đình và ngay của cá nhân bà. Một sự im lặng chờ đợi của một người dân Myanmar trước những bức tường cao chia rẽ và trong tinh thần tôn trọng luật pháp bà đối phó với những khó khăn chính trị và thông tin báo chí!" (Agenzia Fides, 14/6/2018)