Năm điều người Công Giáo có thể làm để hỗ trợ tự do tôn giáo quốc tế
Tại Hội nghị thượng đỉnh Tôn giáo Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ hôm thứ Tư, Giáo sư Robert George đã chia sẻ năm bước mà người Công Giáo có thể hỗ trợ cho tự do tôn giáo trong và ngoài nước.
"Chúng ta cần nhớ chúng ta là người giữ anh chị em của chúng ta" vị giáo sư George của Đại Học Princeton, người đã hai lần giữ chức chủ tịch ủy ban đã nói với hãng tin EWTN. "Đó là sự thật cho dù anh của chúng ta là một người ở đây đang bị bách hại và đối xử phân biệt hoặc cho dù người đó ở Sudan hay Syria, Iran hay Việt Nam, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên".
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đánh dấu kỷ niệm 20 năm Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vào năm nay với Hội nghị thượng đỉnh tại Washington DC, tập trung vào những thách đố và tiến bộ trong tình trạng tự do tôn giáo trên khắp thế giới. USCIRF là ủy ban trược thuộc liên bang có trọng trách theo dõi những vi phạm tự do tôn giáo khắp nơi trên thế giới.
Ông Daniel Mark, hiện là Chủ tịch của Ủy ban USCIRF nói trong bài phát biểu kết thúc phiên họp Thượng đỉnh ngày 18 tháng 4 rằng: "Bất cứ lúc nào tôi nói về tự do tôn giáo trên thế giới, nhiều người thường hỏi tôi họ có thể làm gì để đóng góp vào việc ấy. Tôi thường nói với họ trước tiên hãy cầu nguyện".
Ngài giáo sư George cũng nói: "Thứ nhất là cầu nguyện. .. Thứ hai là hành động để những điều này được nhiều người lắng nghe!” và Giáo sư nêu một vài hoạt động như "Vận động các ứng cử viên đại diện của đơn vị của bạn biết tự do tôn giáo, một sự tự do tôn giáo trong cũng ngoài nước và tự do tôn giáo thế giới là điều ưu tiên số một của bạn."
"Thứ ba, có rất nhiều tổ chức tuyệt vời bao gồm nhiều tổ chức của Giáo Hội Công Giáo xứng đáng được hỗ trợ tài chính của chúng ta. Quí vị hỏi: "Tôi có thể làm được gì với một chút ít tiền từ thiện của tôi? Tôi không phải là một triệu phú. Tôi không có nhiều tiền, nhưng tôi muốn cho đi... Tôi muốn cám ơn Chúa vì nhiều ơn phước Ngài đã thương ban. Tôi muốn giúp đỡ người khác ". Giáo sứ George kết luận "Tôi hy vọng rằng một số người nghĩ về tự do tôn giáo như vậy chính là một nguyên nhân tốt lành và đúng đắn để hỗ trợ cho sự tự do tôn giáo."
Điều thứ tư mà giáo sư George nêu ra là: “trau dồi bản thân và sau đó chia sẻ những hiểu biết về những vấn đề này cho những người trong giáo xứ, trong gia đình, trong cộng đoàn của bạn. Thời đại ngày nay là thời đại điện toán toàn cầu, ai cũng có thể truy cập các đề tài về tự do tôn giáo… Hãy vào trang mạng của USCIRF. ”
Cuối cùng, giáo sứ George khuyến cáo các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng hãy cùng nhau hoạt động cho các giá trị mà họ cần chia sẻ. Ông khuyến khích các nhà lãnh đạo trong tất cả các lãnh vực không phân biệt lịch sử, tư duy thần học và niềm tin tôn giáo để có thể trao đổi và chung tay hoạt động hầu tạo ra một phong trào tích cực cho xã hội chúng ta đang sống.
Các ông nguyên chủ tịch của Ủy ban USCIRF là Katrina Lantos Swett, Leonard Leo, và David Saperstein đã thảo luận cùng giáo sư George về tình trạng hiện nay của tự do tôn giáo trên khắp thế giới.
Hội đồng này đã thảo luận về các mối đe dọa hiện tại về tự do tôn giáo do các tác nhân ngoài chính quyền đương đại: chẳng hạn như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo và al-Shabaab. Sự ngược đãi của những người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện và người Uyghur ở Trung Quốc cũng được đề cập tới.
Leonard Leo, người đã từng là giữ chức chủ tịch của USCIRF từ năm 2009 - 2007 cho biết: “Trong khi chúng tôi tập trung vào việc dập tắt ngọn lửa xung đột giáo phái và áp bức ở các nước đang có vấn đề thì chúng tôi cũng không thể bỏ qua những vi phạm tự do trầm trọng về thể lý của tôn giáo ngay tại đất nước của chúng tôi”. Ông tiếp "Để duy trì vị thế của chúng ta trên trường quốc tế như một ngọn hải đăng chống lại sự áp bức, chúng ta phải chấn chỉnh chính đất nước của chúng ta theo đúng nguyên tắc tự do tôn giáo trước”.
Giáo sư George nói với Hãng thông tấn xã EWTN rằng sau đại hội này chính Hoa Kỳ cũng đang phải đối diện với một số những thách thức tự do tôn giáo thật nghiêm trọng! Giáo sư George nói: "Trong nhiều trường hợp, người Công Giáo hiện nay đang là nạn nhân của sự phân biệt đối xử từ các thế lực tiến bộ thế tục ở đất nước của chúng ta. Bạn thấy nhiều áp lực ép buộc người Công Giáo và các bác sĩ chuyên nghiệp thực hiện các cuộc phá thai hoặc đóng cửa các cơ quan từ thiện Công Giáo đang chăm sóc cho các em mồ côi, chỉ vì họ khăng khăng đòi những trẻ thơ này phải có bố có mẹ. Hoặc đóng cửa các bệnh viện Công Giáo vì các bệnh viện này không thực hành các dịch vụ phá thai. Đây là những vi phạm nghiêm trọng về lương tâm. ”
Ông Daniel Mark, hiện là Chủ tịch USCIRF và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Villanova nói với EWTN rằng ông khuyến khích thế giới "ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng mà sự tự do tôn giáo đóng góp vào nền hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới chúng ta đang sống. Đây chính là sự tự do nền tảng, sự tự do tôn giáo, là quyền mà mọi người sẵn sàng hy sinh mọi sự để có ngay cả phải hy sinh đến tính mạng!"
Ông kết luận: "Thường hay có những lập luận rằng chúng ta cần phải bắt đầu với nền dân chủ và sau đó xây dựng hướng tới nhân quyền. Chúng tôi đã nhìn thấy một số trường hợp thất bại như tại Miến Điện, nơi mà không có hành động thiết thực... mà chỉ đề ra một hướng đi... Tôi nhấn mạnh chúng ta phải thúc đẩy các nước này hãy thực thi nhân quyền trước đi và từ đó các lãnh vực văn hóa và quản trị thích hợp sẽ được phát triển."
Tại Hội nghị thượng đỉnh Tôn giáo Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ hôm thứ Tư, Giáo sư Robert George đã chia sẻ năm bước mà người Công Giáo có thể hỗ trợ cho tự do tôn giáo trong và ngoài nước.
"Chúng ta cần nhớ chúng ta là người giữ anh chị em của chúng ta" vị giáo sư George của Đại Học Princeton, người đã hai lần giữ chức chủ tịch ủy ban đã nói với hãng tin EWTN. "Đó là sự thật cho dù anh của chúng ta là một người ở đây đang bị bách hại và đối xử phân biệt hoặc cho dù người đó ở Sudan hay Syria, Iran hay Việt Nam, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên".
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đánh dấu kỷ niệm 20 năm Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vào năm nay với Hội nghị thượng đỉnh tại Washington DC, tập trung vào những thách đố và tiến bộ trong tình trạng tự do tôn giáo trên khắp thế giới. USCIRF là ủy ban trược thuộc liên bang có trọng trách theo dõi những vi phạm tự do tôn giáo khắp nơi trên thế giới.
Ông Daniel Mark, hiện là Chủ tịch của Ủy ban USCIRF nói trong bài phát biểu kết thúc phiên họp Thượng đỉnh ngày 18 tháng 4 rằng: "Bất cứ lúc nào tôi nói về tự do tôn giáo trên thế giới, nhiều người thường hỏi tôi họ có thể làm gì để đóng góp vào việc ấy. Tôi thường nói với họ trước tiên hãy cầu nguyện".
Ngài giáo sư George cũng nói: "Thứ nhất là cầu nguyện. .. Thứ hai là hành động để những điều này được nhiều người lắng nghe!” và Giáo sư nêu một vài hoạt động như "Vận động các ứng cử viên đại diện của đơn vị của bạn biết tự do tôn giáo, một sự tự do tôn giáo trong cũng ngoài nước và tự do tôn giáo thế giới là điều ưu tiên số một của bạn."
"Thứ ba, có rất nhiều tổ chức tuyệt vời bao gồm nhiều tổ chức của Giáo Hội Công Giáo xứng đáng được hỗ trợ tài chính của chúng ta. Quí vị hỏi: "Tôi có thể làm được gì với một chút ít tiền từ thiện của tôi? Tôi không phải là một triệu phú. Tôi không có nhiều tiền, nhưng tôi muốn cho đi... Tôi muốn cám ơn Chúa vì nhiều ơn phước Ngài đã thương ban. Tôi muốn giúp đỡ người khác ". Giáo sứ George kết luận "Tôi hy vọng rằng một số người nghĩ về tự do tôn giáo như vậy chính là một nguyên nhân tốt lành và đúng đắn để hỗ trợ cho sự tự do tôn giáo."
Điều thứ tư mà giáo sư George nêu ra là: “trau dồi bản thân và sau đó chia sẻ những hiểu biết về những vấn đề này cho những người trong giáo xứ, trong gia đình, trong cộng đoàn của bạn. Thời đại ngày nay là thời đại điện toán toàn cầu, ai cũng có thể truy cập các đề tài về tự do tôn giáo… Hãy vào trang mạng của USCIRF. ”
Cuối cùng, giáo sứ George khuyến cáo các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng hãy cùng nhau hoạt động cho các giá trị mà họ cần chia sẻ. Ông khuyến khích các nhà lãnh đạo trong tất cả các lãnh vực không phân biệt lịch sử, tư duy thần học và niềm tin tôn giáo để có thể trao đổi và chung tay hoạt động hầu tạo ra một phong trào tích cực cho xã hội chúng ta đang sống.
Các ông nguyên chủ tịch của Ủy ban USCIRF là Katrina Lantos Swett, Leonard Leo, và David Saperstein đã thảo luận cùng giáo sư George về tình trạng hiện nay của tự do tôn giáo trên khắp thế giới.
Hội đồng này đã thảo luận về các mối đe dọa hiện tại về tự do tôn giáo do các tác nhân ngoài chính quyền đương đại: chẳng hạn như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo và al-Shabaab. Sự ngược đãi của những người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện và người Uyghur ở Trung Quốc cũng được đề cập tới.
Leonard Leo, người đã từng là giữ chức chủ tịch của USCIRF từ năm 2009 - 2007 cho biết: “Trong khi chúng tôi tập trung vào việc dập tắt ngọn lửa xung đột giáo phái và áp bức ở các nước đang có vấn đề thì chúng tôi cũng không thể bỏ qua những vi phạm tự do trầm trọng về thể lý của tôn giáo ngay tại đất nước của chúng tôi”. Ông tiếp "Để duy trì vị thế của chúng ta trên trường quốc tế như một ngọn hải đăng chống lại sự áp bức, chúng ta phải chấn chỉnh chính đất nước của chúng ta theo đúng nguyên tắc tự do tôn giáo trước”.
Giáo sư George nói với Hãng thông tấn xã EWTN rằng sau đại hội này chính Hoa Kỳ cũng đang phải đối diện với một số những thách thức tự do tôn giáo thật nghiêm trọng! Giáo sư George nói: "Trong nhiều trường hợp, người Công Giáo hiện nay đang là nạn nhân của sự phân biệt đối xử từ các thế lực tiến bộ thế tục ở đất nước của chúng ta. Bạn thấy nhiều áp lực ép buộc người Công Giáo và các bác sĩ chuyên nghiệp thực hiện các cuộc phá thai hoặc đóng cửa các cơ quan từ thiện Công Giáo đang chăm sóc cho các em mồ côi, chỉ vì họ khăng khăng đòi những trẻ thơ này phải có bố có mẹ. Hoặc đóng cửa các bệnh viện Công Giáo vì các bệnh viện này không thực hành các dịch vụ phá thai. Đây là những vi phạm nghiêm trọng về lương tâm. ”
Ông Daniel Mark, hiện là Chủ tịch USCIRF và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Villanova nói với EWTN rằng ông khuyến khích thế giới "ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng mà sự tự do tôn giáo đóng góp vào nền hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới chúng ta đang sống. Đây chính là sự tự do nền tảng, sự tự do tôn giáo, là quyền mà mọi người sẵn sàng hy sinh mọi sự để có ngay cả phải hy sinh đến tính mạng!"
Ông kết luận: "Thường hay có những lập luận rằng chúng ta cần phải bắt đầu với nền dân chủ và sau đó xây dựng hướng tới nhân quyền. Chúng tôi đã nhìn thấy một số trường hợp thất bại như tại Miến Điện, nơi mà không có hành động thiết thực... mà chỉ đề ra một hướng đi... Tôi nhấn mạnh chúng ta phải thúc đẩy các nước này hãy thực thi nhân quyền trước đi và từ đó các lãnh vực văn hóa và quản trị thích hợp sẽ được phát triển."