Đức Hồng y Toppo: tự do tôn giáo, nền tảng cho tự do đích thực và biến đổi xã hội
Điều 25 của Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm quyền căn bản của tự do tôn giáo. Đối với Đức Hồng y Telesphore Toppo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ thì phủ nhận quyền này nghĩa là phủ nhận phẩm giá, tính toàn vẹn và sự tôn trọng con người.
Mumbai – Theo hãng tin AsiaNews, Đức Hồng y Telesphore Toppo, người mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ nghi lễ Latinh, cho hay: "Không có lương tâm có thể bị biến thành nô lệ, tự do tôn giáo là căn bản cho tự do thật sự". Bình luận về sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trước ngoại giao đoàn, vị giám mục nhấn mạnh đến trách nhiệm của các chính phủ nhằm đảm bảo đầy đủ các quyền cho mọi công dân để tuyên xưng, thực hành và truyền bá đức tin của họ.
Đức Hồng y Toppo cho biết: "Quyền tự do tôn giáo là một quyền căn bản được bảo đảm bởi Điều 25 của Hiến pháp của chúng tôi (Ấn Độ). Không xã hội nào có thể được gọi là "Tự do" nếu tự do tôn giáo bị phủ nhận đối với công dân của mình. Làm sao ai đó có thể ra lệnh cho những người Dalit và những người sắc tộc rằng họ nên theo tôn giáo nào? - Tuyệt đối không, mỗi người được tự do lựa chọn. Phủ nhận tự do tôn giáo dẫn đến kết quả cuối cùng và bi thảm làm cho tất cả mọi người trở nên vô nhân đạo - phủ nhận phẩm giá và sự tôn trọng mỗi người - và cuối cùng làm cho cả xã hội trở nên vô nhân đạo, trong đó 'người khác' bị khước từ tất cả các tuyên bố của 'tính nhân đạo'".
Đức Hồng y Toppo bày tỏ quan ngại về tình hình hiện tại của đất nước ngài: "Ngày nay, một số phần tử quá khích đang cố hạn chế tự do tôn giáo ở Ấn Độ", xác định các cuộc tàn sát chống Kitô hữu tại Kandhamal là "không chính đáng, không có người thiện chí nào có thể chấp nhận".
Đối với vị giám mục, Ấn Độ không thể là một nước cộng hòa dân chủ thật sự mà lại không có tự do tôn giáo, qua đó trong nhiều thế kỷ người dân sắc tộc đã trải qua một biến đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực: giáo dục, xã hội, kinh tế và phát triển.
Giáo hội thuộc về sắc tôc còn non trẻ, Đức Hồng y Toppo chỉ ra rằng: "Bởi vì Tự do Tôn giáo mà gần 150 năm trước, tổ tiên sắc tộc mù chữ của tôi 'đã chọn' và làm nên một sự lựa chọn tự do. Được tiếp sức bởi công cuộc xã hội và giáo dục của các nhà truyền giáo tiên khởi, đức tin vào Chúa Giêsu đã giải thoát và biến đổi tôi cùng dân tôi, làm cho chúng tôi ý thức về phẩm giá của mình và giúp chúng tôi hội nhập vào xã hội. Câu chuyện của tôi, đó là các Kitô hữu sắc tộc, chứng minh rằng Hội Thánh thúc đẩy sự phát triển bắt đầu và kết thúc bằng sự khẳng định tính toàn vẹn của con người được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa và được Thiên Chúa ban tặng cho phẩm giá và quyền bất khả xâm phạm".
Điều 25 của Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm quyền căn bản của tự do tôn giáo. Đối với Đức Hồng y Telesphore Toppo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ thì phủ nhận quyền này nghĩa là phủ nhận phẩm giá, tính toàn vẹn và sự tôn trọng con người.
Mumbai – Theo hãng tin AsiaNews, Đức Hồng y Telesphore Toppo, người mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ nghi lễ Latinh, cho hay: "Không có lương tâm có thể bị biến thành nô lệ, tự do tôn giáo là căn bản cho tự do thật sự". Bình luận về sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trước ngoại giao đoàn, vị giám mục nhấn mạnh đến trách nhiệm của các chính phủ nhằm đảm bảo đầy đủ các quyền cho mọi công dân để tuyên xưng, thực hành và truyền bá đức tin của họ.
Đức Hồng y Toppo cho biết: "Quyền tự do tôn giáo là một quyền căn bản được bảo đảm bởi Điều 25 của Hiến pháp của chúng tôi (Ấn Độ). Không xã hội nào có thể được gọi là "Tự do" nếu tự do tôn giáo bị phủ nhận đối với công dân của mình. Làm sao ai đó có thể ra lệnh cho những người Dalit và những người sắc tộc rằng họ nên theo tôn giáo nào? - Tuyệt đối không, mỗi người được tự do lựa chọn. Phủ nhận tự do tôn giáo dẫn đến kết quả cuối cùng và bi thảm làm cho tất cả mọi người trở nên vô nhân đạo - phủ nhận phẩm giá và sự tôn trọng mỗi người - và cuối cùng làm cho cả xã hội trở nên vô nhân đạo, trong đó 'người khác' bị khước từ tất cả các tuyên bố của 'tính nhân đạo'".
Đức Hồng y Toppo bày tỏ quan ngại về tình hình hiện tại của đất nước ngài: "Ngày nay, một số phần tử quá khích đang cố hạn chế tự do tôn giáo ở Ấn Độ", xác định các cuộc tàn sát chống Kitô hữu tại Kandhamal là "không chính đáng, không có người thiện chí nào có thể chấp nhận".
Đối với vị giám mục, Ấn Độ không thể là một nước cộng hòa dân chủ thật sự mà lại không có tự do tôn giáo, qua đó trong nhiều thế kỷ người dân sắc tộc đã trải qua một biến đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực: giáo dục, xã hội, kinh tế và phát triển.
Giáo hội thuộc về sắc tôc còn non trẻ, Đức Hồng y Toppo chỉ ra rằng: "Bởi vì Tự do Tôn giáo mà gần 150 năm trước, tổ tiên sắc tộc mù chữ của tôi 'đã chọn' và làm nên một sự lựa chọn tự do. Được tiếp sức bởi công cuộc xã hội và giáo dục của các nhà truyền giáo tiên khởi, đức tin vào Chúa Giêsu đã giải thoát và biến đổi tôi cùng dân tôi, làm cho chúng tôi ý thức về phẩm giá của mình và giúp chúng tôi hội nhập vào xã hội. Câu chuyện của tôi, đó là các Kitô hữu sắc tộc, chứng minh rằng Hội Thánh thúc đẩy sự phát triển bắt đầu và kết thúc bằng sự khẳng định tính toàn vẹn của con người được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa và được Thiên Chúa ban tặng cho phẩm giá và quyền bất khả xâm phạm".